Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CHIM SẺ - 麻雀

Tên khoa học Passer montanus malaccensis Dubois.

Thuộc họ Sẻ (Ploceidae).

CHIM SẺ, 麻雀, Passer montanus malaccensis Dubois., họ Sẻ, Ploceidae

Chim sẻ - Passer montanus malaccensis

Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên bạch đinh hương còn có tên ma tước phần, hùng tước xí - Faeces Passerum - là phân khô của con chim sẻ.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Chim sẻ là loài chim định cư rất phổ biến ở nước ta.

Sẻ thường làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ riêng. Có thể tìm thấy sẻ ở dưới mái nhà, khe tường, trong các ống tre ở mái nhà, trồng hốc cây trên cây cau, cây dừa, đôi khi ở kẽ núi đá. Tổ sẻ làm cách mặt đất 2-25m (thông thường 2-5m). Vật liệu xây dựng tổ là cỏ, rơm, rạ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải v.v... Cả hai chim đực và cái đều tham gia làm tổ. Mỗi ngày đôi sẻ có thể tha rác làm tổ đến 300-400 lần. Tổ làm trong 6-7 ngày hoàn thành.

Mỗi lứa sẻ đẻ 3-5 trứng. Mỗi năm sẻ đẻ ba lứa, thời gian ấp trứng của sẻ 12-15 ngày. Sau lúc nở 13-14 ngày chim non  rời tổ và được chim mẹ và bố mớm mồi thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sống tự lập được.

Thức ăn của chim sẻ thay đổi tùy theo mùa nhưng cơ bản là các hạt thực vật; vào mùa hè (từ tháng 4-7) chim sẻ ăn một lượng côn trùng đáng kể.

B. PHÂN BỐ, THU NHẶT VÀ CHẾ BIẾN

Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn.

Ngoài ra chim sẻ còn thấy ở Miến Điện, Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam), Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxya.

Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm; loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm  thuốc. Phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính 1-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gãy, vết gãy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Học viện dược Nam Kinh thì trong phân chim sẻ có 33,7% độ tro, 5,60% nitơ toàn phần, 0,22% amoniăc.

Theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội trong 100g thịt chim sẻ có 18,9% protit, 6,9% lipit.

Các thành phần khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Tài liệu ghi sớm nhất là bộ Danh y biệt lục viết vào khoảng 502-549 dương lịch.

Theo tài liệu cổ: Phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi có độc; có tác dụng tiêu tích, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt.

Hiện nay thường dùng chữa bệnh vàng da, với liều 3 đến 6g; dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phân chim sẻ:

   - Chữa đau mắt cỏ màng che đồng tử: Hòa phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt (theo Tô Cung Tần đời Đường).

   - Ung nhọt không vỡ: Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt.

   - Cổ họng sưng đau: 20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên, gói vào miếng lụa ngậm trong miệng.

   - Đau bụng đầy trướng: Nghiền 21 hạt phân chim sẻ với một ít rượu mà uống.

Trên đây là những bài thuốc được truyền tụng và ghi trong các tài liệu cổ, cần chú ý nghiên cứu.

Trong tài liệu cổ thì nói phải dùng thứ phân của chim sẻ đực nhưng trên thị trường (Trung Quốc) người ta thấy lẫn cả hai loại phân chim sẻ đực và cái. Vì phân màu trắng, hơi giống nụ đinh hương cho nên có tên bạch đinh hương.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tóc rối
25/06/2025 10:34 CH

- 血餘 (血余). Còn gọi là huyết dư, đầu phát, nhân phát, loạn phát. Tên khoa học Crinis. Người xưa cho rằng tóc là do huyết thừa sinh ra, cho nên gọi tóc là huyết dư (dư là thừa). Tóc nói ở đây là tóc người - Homo sapiens L. thuộc họ Người (Homominidae). Tóc na...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hà thủ ô - 何首烏 (何首乌). Hà thủ ô được coi là một vị thuốc bổ đông y có khả năng làm người già hóa trẻ, tóc bạc hóa đen. Nhưng ở nước ta có hai vị mang tên là hà thủ ô: (1) Hà thủ ô đỏ là vị đúng, được Trung Quốc, Nhật Bản coi là vị chính thức; (2) Hà thủ ô trắng thường coi là nam hà thủ ô. Chúng tôi giới thiệu cả hai vị.
Hà thủ ô đỏ - 何首烏 (何首乌). Còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), măn đăng tua lình (Lào - Sầm nưa), mằn năng ón (Thổ). Tên khoa học Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multìlora, (Pteuropterus cordatus Turcz). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ phơi khô của cây hà thủ ô.
Hà thủ ô trắng - 白首烏 (白首乌). Còn có tên là hà thủ ô nam, bạch hà thủ ô, củ vú bò, dây sữa bò, dây mốc, cây sừng bò cây đa lông, khâu cần cà (Thổ), khâu nước (Lạng Sơn), mã liên an, mã lìn ón, khua mak tang ning (Lào), khua khao (Luang Prabang, chừa ma sìn (Thái). Tên khoa học Streptocaulon juventas (Lour) Merr. (Apocynum juventas Lour., Tylophora juventas Woodf.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Hải mã - 海馬 (海马). Còn có tên là cá ngựa, hải long, thủy mã. Tên khoa học Hippocamphus sp. Hải mã (Hippocampus) là toàn con cá ngựa phơi hay sấy khô.
Hàn the - 異葉山綠豆 (异叶山绿豆). Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Hành - 葱白. Còn gọi là hành hoa, đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule, cive. Tên khoa học Allium fistulosum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thông là rỗng, bạch là trắng; vì dọc cây hành (lá) thì rỗng, dò hành ("củ") có màu trắng, do đó có tên này.
Hành biển - 海蔥. Tên khoa học Scilla maritima L. (Urginea scilla Steinh., Urginea maritima (L.) Baker). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tên Scilla do chữ Hy lạp Skilla là tên một giống hành ở châu Âu. Urginea do chữ la tinh Urgere có nghĩa là dẹt vì hạt cây này dẹt. Maritima chữ la tinh có nghĩa là biển. Vì cây mọc ở bờ biển. Ta dùng dò thái nhỏ phơi hay sấy khô của cây hành biển với tên Bulbus Scillae. Hành biển là một vị thuốc hiện còn phải nhập; từ năm 1958 chúng tôi đã di thực thành công cây hành biển từ giống lấy ở miền Nam Liên Xô về nhưng chưa phát triển.
Hạt bí ngô - 南瓜子. Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Hạt bông - 棉花子. Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Hạt gấc - 木鱉子 (木鳖子). Còn gọi là mộc tất tử, thổ mộc miết, mộc biệt tử, mắc cao (Viêntian), Mákhâu (Thái), Mắc khấu (Thổ). Tên khoa học Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng (Muricia cochichinensis Lour., Muricia mixta Roxb). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Cây gấc cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Hạt gấc: Một miết tử (Semen momordicae) là hạt lấy ở quả gấc chín và phơi hay sấy khô. (2) Dầu gấc (Oleum Momordicae) là dầu ép tự màng đỏ bọc xung quanh hạt gấc. (3) Rễ gấc (Radix Momordicae) là rễ cây gấc phơi hay sấy khô.
Hạt sẻn - 兩面針 (两面针). Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm. Tên khoa học Zanthozylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hạt sẻn hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Hạt tiêu - 胡椒. Còn gọi là hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc: Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum) là quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hạt tiêu; Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album) là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài đi của cây hạt tiêu. Tiêu là cay gắt; cây có vị cay gắt, sản sinh ở nước Hồ, do đó có tên. Tên cổ nguyệt là do chữ hồ (chữ hán) đọc làm hai phần: Cổ và nguyệt ghép lại thành chữ hồ.
Hậu phác - 厚朴. Tên hậu phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị hậu phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn hậu phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại. Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia offcinalis Redh, et Wils. Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magnolia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ mộc lan (Magnoliaceae).
Hẹ - 韭. Còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngàn (Thái). Tên khoa học Allium odorum L. (Allium teberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc: (1) Cử thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ; (2) Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]