Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CHIM SẺ - 麻雀

Tên khoa học Passer montanus malaccensis Dubois.

Thuộc họ Sẻ (Ploceidae).

CHIM SẺ, 麻雀, Passer montanus malaccensis Dubois., họ Sẻ, Ploceidae

Chim sẻ - Passer montanus malaccensis

Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên bạch đinh hương còn có tên ma tước phần, hùng tước xí - Faeces Passerum - là phân khô của con chim sẻ.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Chim sẻ là loài chim định cư rất phổ biến ở nước ta.

Sẻ thường làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ riêng. Có thể tìm thấy sẻ ở dưới mái nhà, khe tường, trong các ống tre ở mái nhà, trồng hốc cây trên cây cau, cây dừa, đôi khi ở kẽ núi đá. Tổ sẻ làm cách mặt đất 2-25m (thông thường 2-5m). Vật liệu xây dựng tổ là cỏ, rơm, rạ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải v.v... Cả hai chim đực và cái đều tham gia làm tổ. Mỗi ngày đôi sẻ có thể tha rác làm tổ đến 300-400 lần. Tổ làm trong 6-7 ngày hoàn thành.

Mỗi lứa sẻ đẻ 3-5 trứng. Mỗi năm sẻ đẻ ba lứa, thời gian ấp trứng của sẻ 12-15 ngày. Sau lúc nở 13-14 ngày chim non  rời tổ và được chim mẹ và bố mớm mồi thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sống tự lập được.

Thức ăn của chim sẻ thay đổi tùy theo mùa nhưng cơ bản là các hạt thực vật; vào mùa hè (từ tháng 4-7) chim sẻ ăn một lượng côn trùng đáng kể.

B. PHÂN BỐ, THU NHẶT VÀ CHẾ BIẾN

Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn.

Ngoài ra chim sẻ còn thấy ở Miến Điện, Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam), Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxya.

Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm; loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm  thuốc. Phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính 1-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gãy, vết gãy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Học viện dược Nam Kinh thì trong phân chim sẻ có 33,7% độ tro, 5,60% nitơ toàn phần, 0,22% amoniăc.

Theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội trong 100g thịt chim sẻ có 18,9% protit, 6,9% lipit.

Các thành phần khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Tài liệu ghi sớm nhất là bộ Danh y biệt lục viết vào khoảng 502-549 dương lịch.

Theo tài liệu cổ: Phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi có độc; có tác dụng tiêu tích, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt.

Hiện nay thường dùng chữa bệnh vàng da, với liều 3 đến 6g; dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phân chim sẻ:

   - Chữa đau mắt cỏ màng che đồng tử: Hòa phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt (theo Tô Cung Tần đời Đường).

   - Ung nhọt không vỡ: Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt.

   - Cổ họng sưng đau: 20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên, gói vào miếng lụa ngậm trong miệng.

   - Đau bụng đầy trướng: Nghiền 21 hạt phân chim sẻ với một ít rượu mà uống.

Trên đây là những bài thuốc được truyền tụng và ghi trong các tài liệu cổ, cần chú ý nghiên cứu.

Trong tài liệu cổ thì nói phải dùng thứ phân của chim sẻ đực nhưng trên thị trường (Trung Quốc) người ta thấy lẫn cả hai loại phân chim sẻ đực và cái. Vì phân màu trắng, hơi giống nụ đinh hương cho nên có tên bạch đinh hương.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cà cuống
26/06/2025 09:09 CH

- 桂花蝉. Còn gọi là sâu quế, đà cuống. Tên khoa học Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Khoản đông hoa - 款冬花. Còn gọi là Tussilage (Pháp) - Chassetoux (Pháp). Tên khoa học Tussilago farfara L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Khoản đông cho hai vị thuốc: (1) Hoa khoản đông (Flos Farfarae) thường gọi là khoản đông hoa, hái khi còn ở dạng nụ, hái song phơi hay sấy ngay; (2) Lá khoản đông - Folium farfarae cũng được sử dụng, nhưng ít hơn.
Khương hoạt - 羌活. Tên khoa học Rhizoma Notopterygii. Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác. Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim anh - 金樱子. Còn gọi là thích lê tử, đường quân tử. Tên khoa học Rosa laevigata Michsx. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Kim anh tử (Fructus Rosae laevigatae) là quả giả hay đế hoa chín phơi hay sấy khô hoặc loại bỏ hết quả thực (ta vẫn gọi nhầm là hạt) rồi mới phơi hay sấy khô của cây kim anh (Rosa laevigata). Kim là vàng, anh là cái chén, vĩ quả giả giống cái chén, có màu vàng do đó có tên gọi như vậy.
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
Kim sương - 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutum Oliv.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Kim tiền thảo - 金錢草 (金钱草). Còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Kinh giới - 荊芥. Còn gọi là kinh giới tuệ, giả tô, khương giới. Tên khoa học Schizonepeta tenuifolia Briq. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Kinh giới (Herba Schizonepetae) là toàn cây kinh giới phơi hay sấy khô, gồm cả cành, cả hoa và lá. Cần chú ý ngay rằng vị kinh giới nói ở đây mới là vị kinh giới được giới thiệu trong các tài liệu cổ, trước vẫn nhập của Trung Quốc, ta chưa có. Ở nước ta, nhân dân vẫn dùng một cây khác với tên kinh giới (xem phần mô tả cây này).
Kỳ đà - 水巨蜥. Tên khoa học Varanus salvator. Thuộc họ Kỳ dà (Varanidae). Con Kỳ đà cho ta mật để làm thuốc.
Kỷ tử - 枸杞子. Còn gọi là câu khởi, khởi tử, địa cót tử, câu kỷ tử. Tên khoa học Lycium sinense Mill. (Lycium barbarum L. var. sinense Ait). Thuộc họ Cà (Solanaceae). Kỷ tử hay khởi tử (Fructus Lycii) là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử Lycoumt sinense.
Lá dong - 柊葉 (柊叶). Còn gọi là dong, cây lùn, toong chinh (Thái). Tên khoa học Phrynium parviflorum Roxb. Thuộc họ Hoàng tinh (Marantacea).
La hán - 羅漢果 (罗汉果). Tên khoa học Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Lá lốt - 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Lá móng tay - 指甲花葉 (指甲花叶). Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Lạc - 落花生. Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp). Tên khoa học Arachis hypogea Linn. Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.
Lạc tiên - 龍珠果 (龙珠果). Còn gọi là cây lạc, cây nhãn lồng (Nam Bộ), lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mát (Đà Lạt). Tên khoa học Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]