Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CHIM SẺ - 麻雀

Tên khoa học Passer montanus malaccensis Dubois.

Thuộc họ Sẻ (Ploceidae).

CHIM SẺ, 麻雀, Passer montanus malaccensis Dubois., họ Sẻ, Ploceidae

Chim sẻ - Passer montanus malaccensis

Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên bạch đinh hương còn có tên ma tước phần, hùng tước xí - Faeces Passerum - là phân khô của con chim sẻ.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Chim sẻ là loài chim định cư rất phổ biến ở nước ta.

Sẻ thường làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ riêng. Có thể tìm thấy sẻ ở dưới mái nhà, khe tường, trong các ống tre ở mái nhà, trồng hốc cây trên cây cau, cây dừa, đôi khi ở kẽ núi đá. Tổ sẻ làm cách mặt đất 2-25m (thông thường 2-5m). Vật liệu xây dựng tổ là cỏ, rơm, rạ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải v.v... Cả hai chim đực và cái đều tham gia làm tổ. Mỗi ngày đôi sẻ có thể tha rác làm tổ đến 300-400 lần. Tổ làm trong 6-7 ngày hoàn thành.

Mỗi lứa sẻ đẻ 3-5 trứng. Mỗi năm sẻ đẻ ba lứa, thời gian ấp trứng của sẻ 12-15 ngày. Sau lúc nở 13-14 ngày chim non  rời tổ và được chim mẹ và bố mớm mồi thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sống tự lập được.

Thức ăn của chim sẻ thay đổi tùy theo mùa nhưng cơ bản là các hạt thực vật; vào mùa hè (từ tháng 4-7) chim sẻ ăn một lượng côn trùng đáng kể.

B. PHÂN BỐ, THU NHẶT VÀ CHẾ BIẾN

Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn.

Ngoài ra chim sẻ còn thấy ở Miến Điện, Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam), Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxya.

Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm; loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm  thuốc. Phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính 1-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gãy, vết gãy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Học viện dược Nam Kinh thì trong phân chim sẻ có 33,7% độ tro, 5,60% nitơ toàn phần, 0,22% amoniăc.

Theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội trong 100g thịt chim sẻ có 18,9% protit, 6,9% lipit.

Các thành phần khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Tài liệu ghi sớm nhất là bộ Danh y biệt lục viết vào khoảng 502-549 dương lịch.

Theo tài liệu cổ: Phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi có độc; có tác dụng tiêu tích, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt.

Hiện nay thường dùng chữa bệnh vàng da, với liều 3 đến 6g; dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phân chim sẻ:

   - Chữa đau mắt cỏ màng che đồng tử: Hòa phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt (theo Tô Cung Tần đời Đường).

   - Ung nhọt không vỡ: Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt.

   - Cổ họng sưng đau: 20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên, gói vào miếng lụa ngậm trong miệng.

   - Đau bụng đầy trướng: Nghiền 21 hạt phân chim sẻ với một ít rượu mà uống.

Trên đây là những bài thuốc được truyền tụng và ghi trong các tài liệu cổ, cần chú ý nghiên cứu.

Trong tài liệu cổ thì nói phải dùng thứ phân của chim sẻ đực nhưng trên thị trường (Trung Quốc) người ta thấy lẫn cả hai loại phân chim sẻ đực và cái. Vì phân màu trắng, hơi giống nụ đinh hương cho nên có tên bạch đinh hương.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hổ phách
23/06/2025 01:36 SA

- 琥珀. Còn gọi là huyết hổ phách, hắc hổ phách hồng tùng chu, huyết phách, minh phách. Tên khoa học Amber, Fossil resin, Succinum, Succinum ex carbone. Hổ phách là một vị thuốc ít dùng. Trước đây cả đông y và tây y đều hay dùng, nhưng hiện nay tây y gần như ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dâu gia xoan - 假黄皮. Còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại, mác mật mu (Thổ), tcho kounhia (Lào), sanitrok damrey (Cămpuchia). Tên khoa học Clausena excavata Burm. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Đậu nành - 大豆. Còn gọi là đậu tương, đại đậu. Tên khoa học Glycine sojia Siebold et Zucc, Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên khoa học: Việt Nam ta phân biệt rõ ràng ra đậu nành hay đậu tương (hạt mầu vàng nhạt) với đậu đen, đậu đỏ,... nhưng trong các tài liệu nước ngoài với tên khoa học Glycine soja hay Glycine max hoặc Soja hispida người ta dùng chỉ nhiều loài đậu có hạt màu vàng nhạt, màu nâu, màu đen...
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dâu rượu - 楊梅 (杨梅). Còn gọi là dâu tiên (Quảng Bình - Vĩnh Linh), giang mai, thanh mai (Trung Quốc), ko mak ngam, kom gam (Lào). Tên khoa học Myrica rubra Sieb. et Zucc. Thuộc họ Dâu rượu (Myricaceae). Tên thanh mai thường chỉ thấy ghi trong một số sách thực vật, có lẽ dựa theo tên Trung Quốc của cây. Trên thực tế điều tra trong nước, chúng tôi hầu như chưa thấy nơi nào nhân dân gọi cây này là cây thanh mai, mà thường chỉ gọi là cây dâu, cây dâu rượu hay cây dâu tiên. Cho nên chúng tôi chọn tên này là chính. Tên họ do đó cũng đổi lại là họ Dâu rượu.
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Đậu xanh - 綠豆 (绿豆). Còn gọi là lục đậu, boubour, haricot dorém, green bean. Tên khoa học Phaseolus ayreus Roxb., Vigna aurea Roxb. Thuộc họ Đậu Fabaceae (Papilionaceae).
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây ký ninh - 千里找根. Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. cispus DC.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
Dây quai bị - 厚葉崖爬藤 (厚叶崖爬藤). Còn gọi là dây dác, para (Phan rang). Tên khoa học Tetrastigma strumariun (Planch) Gagnep., (Tetrastigma crassipes var. strumarium Planch.). Thuộc họ Nho (Vitaceae).
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]