Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TRÂN CHÂU - 珍珠

Còn có tên là ngọc trai, bạng châu.

Trân châu (Margarita, Perla, Pearl) là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria (Pinctada) martensii Dunker (Avicula martensii Dunker) thuộc họ Trân châu (Aviculidae hay Pteridae).

A. MÔ TẢ CON TRAI

Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng. Vỏ có thể mở ra, khép lại tùy theo con trai, thường khi nguy hiểm thì đóng lại khi kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vật nào, hay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay trân châu.

Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc, vừa có thể làm đồ trang sức rất quý.

Ngoài ra, còn một loại trân châu mẫu (ngọc diệp) Concha Pteriae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong vỏ cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châu nhưng không quý bằng.

Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trân châu quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là bạng bối kém hơn.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Việt Nam ta có loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh (vùng Hải Ninh). Ta đã bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.

Vùng biển Trung Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam, Quảng Tây, Triết Giang, Thượng Hải) lấy trân châu như đã mô tả ở trên. Hiện nay việc mò trân châu còn dựa vào may rủi. Cho nên cần đặt vấn đề nuôi trai lấy ngọc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoạt chất chưa rõ.

Trong trân châu có canxi cacbonat (chừng 90-92%), chất hữu cơ (6%).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Còn dùng ở phạm vi nhân dân làm thuốc trấn tĩnh, chữa sung huyết ở trên đầu và mặt, buốt đầu không ngủ, viêm niêm mạc miệng.

Dùng ngoài điểm vào mắt để tan màng mộng. Vì vị thuốc rắn cứng, khi dùng phải mài cho nhỏ mịn.

Ngày dùng 0,30g đến 0,60g.

Theo tài liệu cổ: Trân châu vị ngọt mặn, tính hàn; vào 2 kinh Tâm và Can. Có tác dụng thanh nhiệt, ích âm, trấn tâm, an thần, trừ đờm định quý, sáng mắt, giải độc. Dùng chữa phiền nhiệt, tiêu khát, giật mình, họng đau, mắt đỏ, có màng mộng. Không thực hỏa, tà nhiệt không được dùng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Dâu gia xoan
04/05/2025 08:35 CH

- 假黄皮. Còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại, mác mật mu (Thổ), tcho kounhia (Lào), sanitrok damrey (Cămpuchia). Tên khoa học Clausena excavata Burm. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xoan nhừ - 南酸棗 (南酸枣). Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc). Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.). Thuộc họ đào lộn hột (Anaardiaceae).
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
Xương khô - 綠玉樹 (绿玉树). Còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao. Tên khoa học Euphorbia tirucalli L. (E. viminalis Mill. E. rhipsaloides Lem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]