Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THỔ PHỤC LINH - 土茯苓

Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang.

Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth).

Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

THỔ PHỤC LINH, 土茯苓, củ khúc khắc, củ kim cang, Smilax glabra Roxb, Smilax hookeri Kunth, họ Hành tỏi, Liliaceae

Thổ phục linh - Smilax glabra

Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis) là thân rễ phơi hay sấy phô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra.

A. MÔ TẢ CÂY

Thổ phục linh hay cây khúc khắc (Smilax glabra) là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài.

Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con.

Hoa mọc thành tán chừng 20-30 hoa. Cuống chung chỉ ngắn chừng 2mm, cuống riêng dài hơn, chừng 10mm hay hơn.

Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng (cho dễ thái), phơi khô; có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Trung quốc thổ nông dược chí (1959) thì trong thổ phục linh có saponin, tanin, chất nhựa.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y (tây y dùng với tên Salsepareille làm thuốc tẩy máu, làm ra mồ hôi, chữa giang mai...).

Theo tài liệu cổ đông y: Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 2 kinh Can và Vị. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thủy ngân. Chữa đau xương, ác sang ung thũng.

Hiện nay thổ phục linh là một vị thuốc:

   1. Được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương. Liều dùng hàng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Có khi dùng với liều cao hơn.

   2. Làm nguyên liệu chế nước ngọt giải khát tại Mỹ và những nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phong tục Mỹ.

   Người ta dùng các loài thổ phục linh Smilax medica, S. aritolochiaeflia Mill nguồn gốc ở Mêhicô, S. ornata Hook. f nguồn gốc ở Honduras và Braxin để chế nước giải khát đóng chai với tên là sansơ parây (salseparreille), còn có tên nước xá xị (tên loại nước uống này ở miền nam nước ta thường gọi).

   Theo thói quen của nhân dân một số nước châu Mỹ người ta uống những loài thổ phục linh này với mục đích giải khát, tẩy độc cơ thể, giúp sự tiêu hóa. Nhu cầu những loài thổ phục linh để làm nước giải khát rất lớn, vì tiêu thụ không những chỉ ở riêng những nước như Mỹ, Mêhicô... mà còn lan ra rất nhiều nước khác ở châu Á, châu Mỹ latinh vv...

   Do nhu cầu tăng lên, mà cây này hầu như chưa được trồng, nguồn cây mọc hoang dại không đủ, cho nên người ta thay thế bằng một số nguyên liệu khác và làm thơm bằng một hỗn hợp tinh dầu có mùi đặc biệt nhưng vẫn mang tên sansoprây hay xá xị.

   Những hãng nước ngọt giải khát ở miền nam nước ta trước đây vẫn phải nhập những loại nguyên liệu cô đặc nay từ nước ngoài về pha nước rồi đóng chai.

   Chúng tôi cho rằng chúng ta nên nghiên cứu thay thế loại nước uống này bằng những nguyên liệu hoàn toàn do ta sản xuất; những loài thổ phục linh có sẵn ở nước ta và giữ nguyên hương vị tự nhiên của nó hoặc tìm một loại hương thơm mà ta có sẵn nguyên liệu lại hợp với sở thích của nhân dân ta, không cần và không nên tìm tòi những hương vị trước đây vì đó là những hương vị hoàn toàn nhân tạo không phải hương vị tự nhiên của thổ linh phục.

   Nhân dân ta trước đây vẫn thường uống nước kim ngân trộn với khúc khắc trong mùa hè để trừ rôm sẩy, mụn nhọt. Như trên ta đã thấy, khúc khắc là tên khác của thổ phục linh.

Bài thuốc kinh nghiệm có thổ phục linh:

   Năm 1961, Khoa da liễu Quân y viện 108 có dùng chữa bệnh vẩy nến (psoriasis) bằng đơn thuốc sau đây:

   Hạ khô thảo nam (cây cải trời) (Blumea subcapitata) 80-120g. Thổ phục linh 40-80g. Cả hai vị sắc với nước (500ml) trong 3 giờ ở nồi hấp 150oC, được 300ml chia 3 hoặc 4 lần uống trong ngày.

   Đã dùng điều trị 21 người khỏi hẳn nhưng có phối hợp ghép Philatôp, 3 trường hợp đỡ 70-80%; 1 trường hợp điều trị dở dang. Thời gian điều trị trung bình là 79 ngày (ngắn nhất 23 ngày, dài nhất 118 ngày).

   Trong khi uống thuốc có phối hợp bôi những thuốc như thuốc mỡ salixylic 5%, crizôphanic 5%, dầu Cađơ (huile de Cade) 10%, mỡ Saburô (Sabouraud).

Chú thích:

   Trong đông y và tây y đều còn dùng một số loại Smilax nữa như Smilax medica, Schlechtet. Cham, Smilax ornata Lem, Smilax officinalis H. B. K. v.v... làm thuốc tẩy độc cơ thể, ra mồ hôi, chữa giang mai.

   Với liều nhỏ, nó còn kích thích sự tiêu hóa, nhưng đối với liều quá cao nó có thể gây nôn mửa, biếng ăn v.v...

   Trong các loại Smilax dùng trong đông tây y, người ta đã nghiên cứu thấy các chất tinh bột, rất ít tinh dầu, nhựa và một số chất saponozit, như sacsaponin C45H47O17.

   Sacsaponin hay sacsaponozit có tinh thể, độ chảy 238o-240o, αD15o = -66o dễ tan trong nước, trong rượu nóng, rất khó tan trong ête, khi thủy phân cho glucoza và sacsapogenin có cấu trúc steroit; nếu thủy phân bằng axit clohydric 5 sẽ cho sacsapogenin, 2 phân tử glucoza và một phân tử ramnoza.

   Sacsapogenin cũng có tinh thể,  độ chảy 199-199o5 tan trong cồn hay axeton, có thể kết tủa với digitonin.

   Sacsapogenin là một nguyên liệu để tổng hợp hocmon và coctizon.

IMG

   Hiện ở các tỉnh phía nam đang nói rất nhiều về một cây gọi là cây xá xị. Tiện đây, chúng tôi xin giới thiệu những kiến thức mới thu thập về cây này ở phần tiếp theo sau.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây dâu
10/04/2025 08:58 CH

- 桑. Còn gọi là mạy môn (Thổ), dâu cang (Mèo), tầm tang. Tên khoa học Morus alba L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Dầu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Lá dâu = tang diệp - Folium Mori; (2) Vỏ rễ cây dâu = tang bạch bì - Cortex Mori radicis; (3) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bàm bàm - 榼藤. Còn có tên là dây bàm, đậu dẹt, m'ba (Lào), var ang kung (Campuchia), lany (Di Linh). Tên khoa học Entada phaseoloides (L.) Merr., E. sandess Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Bán hạ - 半夏. Thiên Nguyệt lịch sách Lễ ký nói: Vị thuốc này sinh vào giữa mùa hạ nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy (Araceae).
Bàng - 欖仁樹. Còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang (Cămpuchia), badamier (Pháp). Tên khoa học Terminalia catappa L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Bát giác liên - 八角蓮 (八角莲). Còn gọi là độc diệp nhất chi hoa (một lá, một hoa) độc cước liên, pha mỏ (Thổ). Tên khoa học Podophyllum tonkinense Gagnep. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Bầu đất - 蛇接骨. Còn gọi là rau lúi, khảm khon (Thổ), thiên hắc địa hồng, dây chua lè, chi angkam (Campuchia). Tên khoa học Gynura sarmentosa DC. (Gynura finlaysoniana DC., Cacalia cylindriflora Wall., Cacalia procumbens Lour., Sonchus volubilis Rumph.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bảy lá một hoa - 七葉一枝花 (七叶一枝花). Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa. Tên khoa học Paris polyphylla Sm. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Bèo cái - 浮萍. Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học Pistia stratiotes L.. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Bèo tây - 大水萍. Còn gọi là bèo Nhật Bản, lộc bình. Tên khoa học Eichhornia crassipes Solms. Thuộc họ Bèo tây (Pontederiaceae). Tên bèo tây vì nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào. Tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật đưa về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình.
Bồ công anh - 蒲公英. Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn: 1. Cây bồ công anh Việt Nam Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae); 2. Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg., cũng họ Cúc (Asteraceae); 3. Cây chỉ thiên Elephantopus scaber L., cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Bồ công anh Trung Quốc - 中國蒲公英 (蒲公英). Còn gọi là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinale Wigg. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazt., Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H.Koidz., hoặc một số loài khác giống cùng họ.
Bồ công anh Việt Nam - 越南蒲公英 (山莴苣). Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bồ cu vẽ - 黑面神. Còn gọi là đỏ đọt, mào gà, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy. Tên khoa học Breynia fruticosa Hool. F. (Phyllanthus introductis Steud, Phyllanthus turbinatus Sima., Phyllanthus simsianus Wall.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bồ kết - 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Quả bồ kết tạo giác (Fructus Gleditschiae) - là quả bồ kết chín khô; (2) Hạt bồ kết tạo giác tử (Semen Gleditschiae) - là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô; (3) Gai bồ kết tạo thích, tạo giác thích, thiên đình, tạo trâm (Spina Gleditschiae) - là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khố hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.
Bọ mẩy - 大青. Còn gọi là đại thanh, đắng cay, mẩy kỳ cáy, thanh thảo tâm, bọ nẹt. Tên khoa học Clerodendron cyrtophyllum Turcz. (Clerodendron amplius Hance, Clerodendron formosanum Maxim., Cordia venosa Hemsl.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bời lời nhớt - 潺槁樹 (潺槁树). Còn gọi là mò nhớt, sàn thụ, sàn cảo thụ, bời lời. Tên khoa học Litsea glutinosa C. B. Rob. (Litsea sebifera Pers.). Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Bòn bọt - 毛果算盤子 (毛果算盘子). Còn gọi là toán bàn tử, chè bọt (Xuân Mai - Hà Tây). Tên khoa học Glochidion eriocarpum Chaimp. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.
Bông báo - 大花老鸦嘴. Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha chủy, madia (Mèo). Tên khoa học Thunbergia grandiflora (Rottl. et Willd.) Roxb. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bông gạo - 木棉. Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar. Tên khoa học Gossampinus malabarica (D. C.) Merr. (Bombax malabaricum DC., Bombax heptaphylla Cav.). Thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]