Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÒI - 烏桕 (乌桕)

Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ.

Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.).

Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

sòi, 烏桕, 乌桕, ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ, Sapium sebiferum (L.), Roxb., Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx., họ Thầu dầu, Euphorbiaceae

Sòi - Sapium sebiferum

Cây sòi cho các vị thuốc sau đây:

1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn.

2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi.

Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.

A. MÔ TẢ CÂY

Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3-9cm, đầu lá nhọn dài, 2 mặt đều màu xanh, bóng không có lông, mép nguyên, khi còn non thì mềm và mỏng. Hoa mọc thành bông dài 5-10cm ở kẽ lá hay đầu cành, đơn tính, hoa đực chiếm phần trên của bông, về sau ở phía dưới bông mới thấy xuất hiện 1-4 hoa cái. Cánh màu trắng vàng hay vàng. Quả hình cầu, đường kính chừng 12mm, khi chín có màu đen tía, 3 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt hình trứng, trên mặt có đường rãnh dọc, trong hạt có dầu, ngoài hạt có 1 lớp sáp trắng gọi là bơ sòi hay mỡ thảo mộc. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 9.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây sòi mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhưng tại miền Bắc và miền Trung, nhân dân thường trồng để lấy lá nhuộm lụa hay sa tanh màu đen.

Còn mọc hoang và được trồng tại các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Tại những nước này người ta trồng để lấy hạt ép dầu, trái lại ở nước ta do cắt nhiều lá để nhuộm cho nên ít quả.

Muốn lấy hạt, người ta hái vào mùa Thu, cuối Thu. Quả hái về phơi khô, đập lấy hạt, hạt này đặt trên một cái chỗ có lỗ nhỏ đun nóng lên thì lớp sáp bọc ngoài hạt sẽ chảy ra, để nguội sáp này đông đặc là loại sáp tốt nhất. Sau khi lớp sáp bọc ngoài hạt đã chảy rồi, đem giã nhỏ hạt còn lại và ép thì sẽ được thứ dầu lỏng. Nếu hạt lấy được đem giã nhỏ rồi ép ngay thì ta sẽ được bốn lớp sáp ở ngoài vỏ hạt và dầu lỏng của nhân.

Tại nhiều nước, người ta để riêng các loại dầu trên ra hay trộm chung tất cả với nhau. Ví như tại Trung Quốc, dầu ép được từ nhân (sau khi đã bỏ lớp sáp ở ngoài hạt đi rồi) thì gọi là tử du hay cửu du, sáp lấy từ lớp vỏ ngoài gọi là bì du, dầu do hỗn hợp lớp sáp ngoài và dầu trong nhân thì gọi là mao du hay mộc du.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong vỏ rễ có một loại tinh thể không màu hình trụ, có công thức thô là C10H12O4, cấu tạo hóa học đã được xác định là pholoraxetophenon 2-4 dimetyl ete, chất này có tác dụng sát trùng đường ruột.

pholoraxetophenon 2-4 dimetyl ete

Trong vỏ rễ sòi người ta còn chiết được xanthoxylin C10H12O4 và một tinh thể có độ chảy 200oC (Dược học học báo 1958, 6, 51 và Hóa học học báo 1957, 23, 259), trong lá sòi có chất béo, vitamin E (C. A. 1965, 63, 4663g), tanin 8,7%, từ lá tươi chiết được corilagin C27H22O18, axit ellagic, axit galic và izoquexitrozit (Arthur H. R. Symposium on Phytochemistry 1964, 164).

Theo Pradhan B. P. et al. (Indian J. Chem, 1973, II, 1217, 1220) trong vỏ thân sòi có 3-4 di-O-methylellagic axit C16H10O8 và axit sebiferic C30H48O2:

axit sebiferic, C30H48O2

Từ hạt lấy ra được các thành phần sau đây:

- Lớp sáp bao bọc quanh vỏ hạt (có thể chiết bằng ête). Hiệu suất 19-20%. Sáp này màu trắng nhạt, độ chảy 58o, chỉ số xà phòng 195,6, chỉ số iot (Hubl ở 22o) là 28,5.

- Trong nhân có chừng 20% dầu lỏng nữa.

Thường chỉ có loại dầu lỏng ép từ nhân hạt sòi sau khi đã loại bỏ lớp sáp và lớp vỏ nhân đi rồi có thể dùng ăn được, còn loại sáp và hỗn hợp dầu và sáp thường chỉ dùng trong kỹ nghệ làm xà phòng hay làm nến.

Năm 1953, Crossley A. và Hiditch T. P. J. Sei. Food Agr. Br. đã nghiên cứu thấy trong dầu nhân hạt sòi có axit decadienoic, linolenic, linoleic và các glyxerit tripoly-etenoit.

Khô dầu sòi chứa rất ít chất đạm và có giá trị phân đạm kém. Nhưng năm 1948, Holland Br. Meink W. đã thấy trong chất protít của nhân hạt sòi có các axit amin như xystin 1,3, histidin 2,9, lyzin 2, metionim 1,6 và một lượng đáng  kể vitamin B.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Sáp của hạt sòi có thể thay bơ ca cao để chế thuốc đạn (suppositoire), chế xà phòng, trộn với sáp ong làm nến, bôi tóc và chứa một số bệnh ngoài da. Muốn dùng thay bơ ca cao chế thuốc đạn, sáp sòi cần được trộn với 30-50% dầu lạc để hạ độ chảy từ 58o xuống khoảng 42o-41o-40o.

Vỏ rễ cây sòi là một vị thuốc được dùng trong nhân dân để chữa các bệnh bạo thủy, chưng kết, tích tụ, thủy thũng (với những triệu chứng biểu hiện như bụng đầy trướng, đại tiểu tiện đều khó khăn, có trướng nước ở vùng dưới cạnh sườn).

Năm 1957 (Trung dược thông báo 5-1957) đã chứng minh được vỏ rễ sòi có tác dụng chữa bệnh huyết hấp trùng (Schistosomiasis) gây ra lá lách và gan sừng to, bụng trướng nước, thiếu máu trầm trọng và bệnh viêm gan có tính chất truyền nhiễm (Phúc Kiến trung y dược số 8-1959) với những triệu chứng nước tiểu sánh, ít, đại tiểu tiện không thông, hoàng đản, sườn bên phải sưng đau, ăn uống kém ngon, sốt, .v.v.

Đào lấy rễ (có thể dùng vỏ thân, nhưng tác dụng kém hơn) loại bỏ lõi và lớp vỏ đen nâu bên ngoài chỉ lấy lớp vỏ lụa, có thể dùng tươi hay phơi khô tán nhỏ.

Liều dùng trung bình: Người lớn ngày uống 10-12g dưới dạng bột (có thể dùng tới 50-60g), trẻ con dùng trung bình 5-10g (có thể dùng tới 20-25g). Thường dùng từ 7-10 ngày đã thấy kết quả.

Nếu dùng vỏ lụa tươi thì sắc với nước mà uống. Liều vỏ tươi gấp 3 liều vỏ khô hay bột bỏ khô.

Ngoài những công dụng trên, lá và rễ sòi còn được dùng chữa rắn độc cắn: Lá hay vỏ rễ tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn.

Đơn thuốc có dầu sòi và vỏ sòi dùng trong nhân dân:

    (1) Đơn thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa, nước vàng chảy đến đâu mụn mọc đến đấy: Dầu hạt sòi (cả lớp sáp và nhân) 100g, nước 100g, hồng đơn 50g. Đun dầu và nước cho nóng rồi thêm hồng đơn vào khuấy đều, đun sôi nước, hễ nước bốc đi lại thêm vào cho đến khi hồng đơn mất màu, dùng cao này bôi lên các mụn nhọt, mạch lươn trên đầu.

    (2) Thuốc viên chữa bệnh thủy thũng, bụng trướng to, ăn uống kém ngon: Vỏ rễ cây sòi chỉ lấy lớp vỏ lụa phơi khô tán nhỏ, dùng nước cơm mà viên bằng hạt đậu xanh hoặc dùng táo đen Trung Quốc (1 phần táo đen nấu với 6 phần nước cho đến khi được một thứ nước hồ nhão, thì đem rây để loại bỏ bột), trộn với bột vỏ rễ mà viên gọi là ô táo hoàn. Tùy theo bệnh nặng nhẹ dùng mỗi ngày 10-20g viên thuốc nói trên. Có thể tăng hơn, dùng nước cơm hay nước cháo mà chiêu thuốc.

Chú ý:

    Trong cuộc điều tra sưu tầm những bài thuốc chữa bệnh huyết hấp trùng trong nhân dân Trung Quốc, người ta đã phát hiện thấy tại tỉnh An Huy huyện Minh Quốc có bài thuốc gia truyền bảy đời của ông Diệp Thanh Hoàng chỉ dùng có vị rễ sòi để chữa bệnh bụng trướng, thí nghiệm áp dụng trong một số trường hợp bệnh huyết hấp trùng thấy có kết quả tốt, bụng xẹp nhỏ lại, gan thu nhỏ lại, bệnh nhân ăn ngon, khỏe mạnh lại.

    Kinh nghiệm đó lại phù hợp với những tài liệu cổ truyền. Cần chú ý nghiên cứu với cây sòi của Việt Nam.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Kim sương
04/02/2025 08:45 CH

- 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutu...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đơn trắng (hé mọ) Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa. Tên khoa học Psychotria reevesii Wall. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn tướng quân - 台灣蒲桃 (台湾蒲桃). Tên khoa học Syzygium formosum var, ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Đu đủ - 番木瓜. Còn có tên là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học Carica papaya L. Thuộc họ Đu đủ (Papayaceae). Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain. Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu.
Dứa - 菠蘿 (菠萝). Còn gọi là thơm, trái thơm (miền Nam). Tên khoa học Ananas sativa Liud. (Ananas sativa L.). Thuộc họ Dứa (Bromeliaceae).
Dứa bà - 龍舌蘭 (龙舌兰). Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Cămpchia), sisal, agave (Pháp). Tên khoa học Agave americcana Lin. Thuộc họ Thủy Tiên (Amaryllidaceae). Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.
Dưa chuột - 黄瓜. Còn gọi là dưa leo, tra sac (Cămpuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc). Tên khoa học Cucumis sativus Lin. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
Gai dầu - 火麻. Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Găng Còn gọi là găng trắng, lovieng (Cămpuchia). Tên khoa học Randia tomentosa (Blum. ex. DC.) Hookf. (Gardenia tomentosa Wall). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Găng tu hú - 山石榴. Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]