Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

QUÍT - TRẦN BÌ - 橘 - 橘皮

Còn gọi là quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, mandarinier (Pháp).

Tên khoa học Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var. eliciosa Swigle.

Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

QUÍT, TRẦN BÌ, 橘, 橘皮, quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, mandarinier, Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var. eliciosa Swigle, họ Cam quít, Rutaceae

Quít - Citrus deliciosa

Cây quít cho ta các vị thuốc sau đây:

   1. Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quít phơi càng để lâu càng coi là quý và tốt.

   Trong nhân dân thường lưu truyền câu để chỉ rõ tầm quan trọng này:

Nam bất ngoại trrần bì,

Nữ bất ly hương phụ

   Có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu vị trần bì, chữa bệnh cho nữ giới không thể không dùng vị hương phụ.

   2. Quất hạch (Semen Citri diliciosae) là hạt quít phơi khô.

   3. Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quít còn xanh.

A. MÔ TẢ CÂY

Quít là một cây nhỏ, lá mọc so le, đơn, mép có răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu hai đầu dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ, vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Được trồng ở khắp nơi trong nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Hà, Bắc Thái, Hà Bắc v.v...

Tại Trung Quốc, ngoài cây cùng loài với quít của ta, người ta còn trồng một số loài quít khác và cũng cho vị trần bì và quất hạch như cây đại hồng cam Citrus chachiensis Hort (Citris reticulata var. chachiensis H. H. Hu hay Citrus nobilis var. chachiensis Wong), cây phúc quyết (Citrus tangeriana Hort et Tanaka hay Citrus reticulata var. deliciosa H. H. Hu và cây châu quyết (Citrus erythrosa Tanaka hay Citrus reticulata Blanco var. erythrosa H. H. Hu).

Ở Việt Nam, ngoài cây quít ngọt, ta còn dùng vỏ nhiều loại cây quít khác chưa ai xác định tên khoa học, như quít giấy, quít tàu, quít nuốm v.v...

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong quả quít vỏ chiếm 22-22,5%, nước quít 28-56%, hạt 1,3-2,5%, các thứ khác 0,3%.

Vỏ quả quít còn tươi chứa tinh dầu 3,8% (2000 đến 2500 quả cho 1 lít tinh dầu), nước và thành phần bốc hơi được 61,25%, hesperidin C50H60O27, vitamin A, B và chừng 0,8% tro.

Khi phơi khô để lâu như trần bì, chất gì tác dụng hiện chưa ai nghiên cứu.

Tinh dầu quít là một chất lỏng màu vàng nhạt, có huỳnh quang xanh, mùi thơm dễ chịu. Tỷ  trọng 0,853-0,858. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu quít là d.limonen, một ít xitrala, các andehyt nonylic và đexylic, chừng 1% metylanthranilatmetyl (do chất này tinh dầu có huỳnh quang và mùi thơm đặc biệt).

Trong nước quít có đường 11,6%, axit xitric 25, vitamin C (25-40mg trong 100g), caroten.

Hạt quít chưa được nghiên cứu: Người ta mới chỉ định lượng độ tro chừng 0,2%.

Trong lá quít cũng có chứa chừng 0,5% tinh dầu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng của quả quít trong thực phẩm, vỏ và lá quít để chế tinh dầu, quít còn là một vị thuốc rất quan trọng và rất thông dụng trong đông y và trong nhân dân.

Theo tài liệu cổ: Trần bì vị cay, đắng, tính ôn vào hai kinh Tỳ và Phế; hạt vị đắng tính bình, vào hai kinh Can và Thận. Có tác dụng kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đờm. Tác dụng của lá cũng như hạt.

Trần bì là một vị thuốc chữa ăn uống không tiêu, ăn không ngon, nôn mửa, sốt rét, trừ đờm.

Liều dùng hàng ngày: 4-12g hay hơn.

Quất hạch chữa sa đì (thiên truỵ, hòn dái sưng đau) ngày dùng 6-12g hay 16g.

Nước quít uống trong khi say rượu, giải khát, thêm vitamin bồi bổ.

Lá quít hơ nóng đắp chữa đau bụng, ho, sưng vú. Có khi phơi khô sắc uống như vỏ quít. Ngày dùng 6-12g.

Đơn thuốc có trần bì và hạt quít:

   - Thuốc giúp sự tiêu hóa: Trần bì 0,5g, hoàng bá 0,3g, hoàng liên 0,3g, đảng sâm 0,3g, cam thảo 0,3g. Tất cả tán bột, trộn đều. Chia ba lần uống trong ngày.

   - Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g, sắc với 200ml nước, còn 100ml cho thêm đường vào cho đủ ngọt, nhấp uống dần trong ngày.

Chú thích:

Trong đông y còn dùng vị thanh bì có khi là vỏ quả chưa chín của nhiều cây chi Citris thuộc họ cam quít - Pericarpium Citri immaturi, có khi lại dùng quả non, tự nhiên dụng phơi khô - Fructus Citri immaturi cũng gọi là thanh bì.

Trong thanh bì có lại còn chia như sau:

   Quả con phơi khô: Gọi là thanh qua tử hay cá thanh bì. Quả trung bình bóc lấy vỏ phơi khô gọi là thanh bì. Quả to tự nhiên rụng, còn xanh đem đồ cho chín hoặc nhúng nước sôi, rồi dùng dao cắt làm 4 mảnh, nhưng không cắt rời nhau ra, các mảnh còn dính với nhau ở đầu, loại bỏ ruột đi, phơi khô gọi là tứ hoa thanh bì.

   Công dụng cũng như trần bì, liều lượng cũng chừng 6-12g một ngày sắc hay tán bột uống.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bồ kết
14/04/2025 12:16 SA

- 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Mộc hoa trắng - 止瀉木 (止泻木). Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông. Tên khoa học Holarrhena antidysenteria Wall (Echites antidysenterica Roxb, Wrightia antidysenterica Grah.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng.
Mộc hương - 木香. Trên thị trường có nhiều loại mộc hương, nhưng sau đây là 2 vị chính: (1) Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurealappa lappa Clarke) thuộc họ Cúc (Compositae). (2) Thổ mộc hương còn gọi là hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương (Inula helenium L.) cũng thuộc họ Cúc (Composiae). Ngoài ra còn một số cây khác cũng cho vị mộc hương cùng thuộc họ Cúc như vị xuyên mộc hương mà có tác giả xác định là Inula racemosa Hook. f., nhưng có tác giả lại xác định là Jurinea aff. souliel Franch.
Móc mèo núi - 大托葉雲實 (大托叶云实). Còn gọi là vuốt hùm, bonduc, cni- quier, pois - quenique, yeux de chat. Tên khoa học Caealpinia bon du-cella Flem. Thuộc họ Vang (Caesalpinceae).
Mộc nhĩ - 木耳. Còn gọi là nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc. Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
Mộc qua - 木瓜. Tên khoa học Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Mộc qua (Fructus Chaenomelis lagenariae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây mộc qua (Chaenomeles lagenaria).
Mộc tặc - 木贼. Còn gọi là tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, bút đầu thái, cỏ tháp bút. Tên khoa học Equisetum arvense L. Thuộc họ Mộc tặc (Equisetaceae). Mộc tặc (Herba Equiseti arvensis) là toàn cây mộc tặc phơi khô. Vì cây có đốt lại ráp, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, do đó có tên là mộc tặc ("mộc" là gỗ, "tặc" là giặc, giặc đối với gỗ).
Mộc thông - 木通. Mộc thông là một vị thuốc ta vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Nhưng ngay mộc thông của Trung Quốc cũng không thống nhất. Người ta đã thống kế, phát hiện thấy hơn 10 loại cây khác nhau, thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc hương (Aristolochiaceae), Mao lương (Rauunculaceae) cho vị thuốc mang tên mộc thông. Tại Việt Nam, cũng có mấy cây khai thác với tên mộc thông. Khi sử dụng cần chú ý theo dõi. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cây thường được dùng nhất. Vị mộc thông, nguyên gọi là thông thảo, vì có lỗ nhỏ ở hai đầu nên gọi tên như vậy ("mộc" là gỗ, "thông" là thông qua).
Móng lưng rồng - 九死還魂草 (九死还魂草). Còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa (Thái), thạch bá chi. Tên khoa học Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring. Thuộc họ Quyển bá (Selaginellaceae).
Mù u - 海棠油. Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia). Tên khoa học Calophyllum mophyllum L. (Balsamaria inophyllum Lour.). Thuộc họ Măng cụt (Guttiferae).
Mùi tây - 歐芹 (欧芹). Còn gọi là rau pecsin, persil. Tên khoa học Petroselinum sativum Hoff. (Carum petroselinum Benth. et Hoof. f). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Muống biển - 馬鞍藤 (马鞍藤). Tên khoa học Ipomoea biloba Forsk, (Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer.). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Muồng trâu - 翅荚决明, 对叶豆. Còn gọi là trong bhang, ana drao bhao (Buôm mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch (Campuchia) khi lek ban (Lào). Tên khoa học Cassia alata L., (Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Muồng truổng - 簕欓花椒. Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam. Tên khoa học Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC (Fagara avicennae Lamk., Zanthoxylum herculis Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Mướp - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc. Tên khoa học Luffa cylindrica (L. ) Roem, (Momordica cylindrica L.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Mướp đắng - 苦瓜. Còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao (Mường-Thanh Hóa). Tên khoa học Momordica charantia L. (Momordica balsamina Desc., Cucumis africanus Lindl.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Na - 番荔枝. Còn gọi là sa lê, mãng cầu, mãng cầu giai, mãng cầu ta, phan lệ chi. Tên khoa học Annona squamosa L. Thuộc họ Na (Annonaceae).Cây na cho ta các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Lá, hạt và quả.
Nấm hương - 香菇. Còn gọi là bioc hom, lét lang. Tên khoa học Lentinus edodes (Berk.) Sing.; Agaricus rhinonensis Berk. Thuộc họ Nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
Náng hoa trắng - 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]