Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

PHAN TẢ DIỆP - 番瀉葉 (番写叶)

Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné.

Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile.

Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

PHAN TẢ DIỆP, 番瀉葉, 番写叶, hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné, Cassia angustifolia Vahl, Cassia acutifolia Delile, họ Vang, Caesalpiniaceae

Phan tả diệp

1. Cassia angustifolia         2. Cassia acutifolia

Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập.

Trước đây tây y nhập của Pháp; Pháp lại phải nhập của nước khác về bán sang ta; đông y thì nhập của Trung Quốc; bản thân Trung Quốc cũng lại nhập về bán sang ta. Nhiều người tưởng đó là vị thuốc của Trung Quốc.

Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.

A. MÔ TẢ CÂY

Phan tả diệp Cassia angustifolia Vahl. là một cây nhỏ cao chừng 1m.

Lá kép lông chim chẵn, thường gồm 5 đến 8 đôi, cuống ngắn, phiến lá chét về phía cuống hơi không đối xứng.

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 6-14 hoa; cánh hoa màu vàng; 10 nhị: 3 nhị phía trên nhỏ và bất thụ, 4 nhị ở giữa cùng lớn, 3 nhị ở dưới cong queo.

Quả đậu hình túi, dài 4-6cm, rộng 1-17cm, khi còn non có lông trắng mềm, về sau rụng đi, trong quả có 4-7 hạt.

Tại những nơi cây mọc, mùa hoa tháng 9-12; mùa quả tháng 3 năm sau.

Cây Cassia acutifolia Delile so với cây trên gần giống chỉ khác ở chỗ lá phần lớn hình trứng rộng hơn, hoa nhỏ hơn, quả ngắn nhưng rộng hơn, 2-2,5cm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Những cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng ở các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ (tây bắc và nam).

Thường người ta chia Phan tả diệp trên thị trường thế giới thành:

   1. Phan tả diệp Alexandrie hay phan tả diệp Ai Cập hay Khacium, chủ yếu là loài Cassua acytufikua (lá nhọn).

   2. Phan tả diệp Tinnevelly hay phan tả diệp Ấn Độ, chủ yếu là Cassia angustifolia (lá hẹp).

Trong mỗi loại đều có trộn lẫn một số lá khác như loại phan tả diệp Ai Cập thường pha lẫn lá thảo quyết minh Cassia tora.

Ngoài việc sử dụng lá, người ta còn dùng cả quả.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoạt chất của phan tả diệp là antraglucozit với tỷ lệ từ 1-1,5% antraglucoit toàn bộ, biểu thị bằng emodin trong đó trên 90% ở dạng kết hợp. Thành phần chủ yếu các antraglucozit đó là: xenozit A (sennosid A) và xenozit B tức là chất dihydro direin anthron glucozit). Ngoài ra, một chất thứ ba đã được xác định là aloe.emođin tự do và rein.

Những chất khác là kaempferola C10H6O2(OH)4 và izoramnetin, Xenozit A: C42H38O20 có tinh thể hình phiến, độ chảy 200o-240o, (α)20oD = -164o (60% axeton). Khi tác dụng với axit loãng sẽ cho 2 phân tử glucoza và một phân tử xeniđin không tinh thể, màu vàng.

Xebizit B:C42H38O20 có tinh thể hình kim màu vàng tươi, độ chảy 180o-186o,(α)20oD = 100o, D là đồng phản lập thể của xenozit A do H ở vị trí 10 và 10' không giống nhau. Xenozit B là dạng meso.

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tùy theo liều, phan tả diệp có tác dụng nhuận tràng (phân mềm sau khi uống 5-7 giờ) hoặc tẩy mạnh (phân lỏng có đau bụng). Nếu liều mạnh nữa, có thể đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3-4 giờ. Tác dụng tẩy kéo dài 1-2 ngày, sau đó không bị táo lại.

Theo dõi tác dụng trên ruột mèo bằng X quang và nghiên cứu trên khúc ruột cô lập, người ta thấy:

   - Cử động dạ dày ít bị thay đổi.

   - Không có tác dụng đối với ruột non, chỉ tác dụng lên ruột già do nhu cầu của đầu ruột già được tăng lên, và tác đônjg chống nhu động bình thường bị tê liệt. Dù có lấy đi phần tủy sống vùng lưng và hông, nghĩa là loại bỏ tác dụng kích thích của trung ương thần kinh, tác dụng tẩy vẫn còn.

Tác dụng tẩy có thể xuất hiện sau 1-5 giờ. Dùng liều cao, tác dụng lê cả cơ trơn của bàng quang và tử cung cho nên phải thận trọng khi dùng cho người có thai hay viêm bàng quang, viêm tử cung.

Antraglucozit bài tiết qua nước tiểu và sữa con bú mẹ đã dùng phan tả diệp có thể cũng đi ỉa lỏng.

Tuỳ theo loại phan tả diệp, có khi thấy đau bụng mạnh; người ta cho rằng nguyên nhân gây đau bụng là do một chất men. Khi ngâm lá phan tả trong 24 giờ trước với 4 phần rượu 95o, tính chất gây đau bụng có giảm bớt nhưng đồng thời tác dùng tẩy cũng bị giảm.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phan tả diệp được dùng cả trong đông y và tây y.

Theo tài liệu cổ: Phan tả diệp vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh Đại tràng. Có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện. Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Thể hư và phụ nữ có thai không dùng được.

Hiện dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa: Ngày dùng 1-2g, nhuận tràng với liều 3-4g, tẩy mạnh với liều 5-7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Khoai tây
04/02/2025 08:15 CH

- 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Móng lưng rồng - 九死還魂草 (九死还魂草). Còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa (Thái), thạch bá chi. Tên khoa học Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring. Thuộc họ Quyển bá (Selaginellaceae).
Mù u - 海棠油. Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia). Tên khoa học Calophyllum mophyllum L. (Balsamaria inophyllum Lour.). Thuộc họ Măng cụt (Guttiferae).
Mùi tây - 歐芹 (欧芹). Còn gọi là rau pecsin, persil. Tên khoa học Petroselinum sativum Hoff. (Carum petroselinum Benth. et Hoof. f). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Muồng trâu - 翅荚决明, 对叶豆. Còn gọi là trong bhang, ana drao bhao (Buôm mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch (Campuchia) khi lek ban (Lào). Tên khoa học Cassia alata L., (Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Muồng truổng - 簕欓花椒. Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam. Tên khoa học Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC (Fagara avicennae Lamk., Zanthoxylum herculis Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Mướp - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc. Tên khoa học Luffa cylindrica (L. ) Roem, (Momordica cylindrica L.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Nấm hương - 香菇. Còn gọi là bioc hom, lét lang. Tên khoa học Lentinus edodes (Berk.) Sing.; Agaricus rhinonensis Berk. Thuộc họ Nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
Náng hoa trắng - 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Nàng nàng - 白毛紫珠. Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào), srul kraham (Cămpuchia). Tên khoa học Callicarpa cana L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Nga truật - 蓬莪術 (蓬莪术). Còn gọi là ngải tím, tam nại, bồng truật, nghệ đen. Tên khoa học Curcuma zedoaria. Rosc. (Curcuma zerumbet Roxb.). Nga truật (Rizomza Zedoariae) là thân rễ phơi khô của cây ngải tím Curcuma zedoaria Rosc.
Ngải cứu - 艾葉 (艾叶). Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học Artemisia vulgaris L.. Thuộc học Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng lá có lẫn ít cành non - Forlium Artemisiae - phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu. Vị thuốc còn mang tên ngải diệp (lá ngải). Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y.
Nghệ - 薑黃 (姜黄). Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Ngô thù du - 吳茱萸. Còn gọi là thù du, ngô vu. Tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ngô thù du (Fructus Evodiae) là quả chín phơi khô của cây thù du. Thù du ở nhièu nơi đều có, nhưng chỉ có loại thù du ở đất Ngô là tốt hơn cả, do đó có tên ngô thù du.
Ngũ bội tử - 五倍子. Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái). Tên khoa học Galla sinensis. Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ngũ gia bì - 五加皮. Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngoài vị trên ra, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]