Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

PHÁ CỐ CHỈ - 破故紙 (破故纸)

Còn gọi là phá cốt tử, hoặc cố tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu.

Tên khoa học Psoralea coryliforlia L.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionsceae).

PHÁ CỐ CHỈ, 破故紙, 破故纸, phá cốt tử, hoặc cố tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu, Psoralea coryliforlia L., họ Cánh bướm, Fabaceae, Papilionsceae

Phá cố chỉ - Psoralea coryliforlia

Phá cố chỉ (Semen Psoraleae) hay bổ cốt chi là hạt phơi khô của cây phá cố chỉ hay cây đậu miêu.

Cốt là xương, chỉ là mỡ vì nhân dân coi vị thuốc có tính bổ xương tủy.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ mọc hằng năm, cao 0,30-1m. Trên thân có lông trắng, lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, đáy lá tròn, mép có răng cưa dài 6-9cm, rộng 5-7cm cuống lá dài 2-4cm, có lá kèm.

Hoa mọc thành chùm dài 6-10cm ở kẽ lá, cành hoa màu vàng nâu nhạt.

Quả hình trứng màu đen dài 5mm, rộng 3mm. Hạt  hình thận hay hình trứng dẹt dài 5mm, rộng 3mm có màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, mùi thơm, vị cay.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây nguồn gốc ở Ấn Độ. Có mọc ở Việt Nam nhưng ít khai thác. Gần đây, ta di thực từ Trung Quốc, cây mọc khỏe. Gieo hạt vào mùa xuân, phủ ít đất lên. Sau nửa tháng cây mọc, mỗi cây trồng cách nhau 10-29cm.

Vào mùa thu quả chín hái về phơi khô, đập lấy hạt, sảy sạch vỏ và đất cát là được. Khi dùng để nguyên hoặc sao, hoặc tẩm muối rồi mới sao khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt phá cố chỉ có chừng 20% chất dầu, một ít tinh dầu trong đó có psoralen, isopsoralen (angelixin), ancaloit, glucozit và 9,2% chất nhựa.

Hoạt chất là tinh dầu, có tác dụng đối với vi trùng streptocoe trên da, dùng chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng khoảng) vì nó kích thích sự bài tiết các sắc tố đen (mélanoblastes).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phá cố chỉ là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc bổ dùng cho người già yếu, đau lưng, con trai đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh. Phụ nữ dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).

Ấn Độ dùng làm thuốc chữa hủi, bệnh ngoài da.

Liều dùng: Ngày uống 6-15g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

Đơn thuốc có phá cổ chỉ:

   1. Chữa bệnh đi đái nhiều, tinh khí không kiên định: Phá cố chỉ (ngâm rượu rồi sao) 100g, tiểu hồi (sao) 100g. Tán nhỏ, trộn  đều, làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-5g viên này.

   2. Bài thuốc chữa ho lao: Phá cố chỉ 400g, tẩm rượu một đêm rồi phơi khô. Sau đó lấy một nắm vừng trộn lẫn với phá cố chỉ rang lên cho đến khi vừng hết nổ (tiêu chuẩn giúp cho ta biết khi nào là được vì vị phá cố chỉ màu đen không biết như thế nào là vừa). Sàng bỏ vừng đi. Lấy phá cố chỉ tán thành bột, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên chia làm 2-3 lần uống. Chữa chứng ho, mệt, người gầy yếu hay ra mồ hôi.

Theo tài liệu cổ: Phá cố chỉ có vị cay, đắng, tính đại ôn; vào 3 kinh Tỳ, Thận và Tâm bào. Có tác dụng bổ mệnh môn trướng hỏa nạp thận khí, là thuốc cường tráng dùng chữa các chứng ngũ lao, thất thương, cốt tủy thương bại, phụ nữ khí huyết xấu, trụy thai, tỳ thận hư hàn, đái són, lưng gối lạnh đau. Phàm những bệnh âm hư hỏa động đi tiểu ra huyết, máu đỏ, đại tiện táo kết không dùng được.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thủy ngân
07/07/2025 09:31 CH

- 水銀 (水银). Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydragyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây dung - 珠仔樹 (珠仔树). Còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia, chè dung. Tên khoa học Syplocos racemosa Roxb. Thuộc họ Dung (Symplocaceae).
Cây gai - 苧麻 (苎麻). Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc). Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gand. (Urtica nivea L.). Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai. Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ.Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.
Cây gáo - 烏檀側柏 (乌檀侧柏). Tên khoa học Sarcocephalus cordatus Miq. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa nhài - 茉莉. Còn có tên là nhài đơn, nhài kép, mạt lị. Tên khoa học Jasminum sambac Ait. (J. fragrans Salisb.). Thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây kim vàng - 花葉假杜鵑 (花叶假杜鹃). Còn có tên là Gai kim vàng, Trâm vàng. Tên khoa học Barleria lupulina Lindl. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá dứa - 香露兜. Còn gọi là lá dứa thơm, cây cơm nếp. Tên khoa học là Pandanus amaryllifolia Roxb. (Panadanus odorus Ridl). Thuộc họ Dứa gai (Pandanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]