Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

PHÁ CỐ CHỈ - 破故紙 (破故纸)

Còn gọi là phá cốt tử, hoặc cố tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu.

Tên khoa học Psoralea coryliforlia L.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionsceae).

PHÁ CỐ CHỈ, 破故紙, 破故纸, phá cốt tử, hoặc cố tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu, Psoralea coryliforlia L., họ Cánh bướm, Fabaceae, Papilionsceae

Phá cố chỉ - Psoralea coryliforlia

Phá cố chỉ (Semen Psoraleae) hay bổ cốt chi là hạt phơi khô của cây phá cố chỉ hay cây đậu miêu.

Cốt là xương, chỉ là mỡ vì nhân dân coi vị thuốc có tính bổ xương tủy.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ mọc hằng năm, cao 0,30-1m. Trên thân có lông trắng, lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, đáy lá tròn, mép có răng cưa dài 6-9cm, rộng 5-7cm cuống lá dài 2-4cm, có lá kèm.

Hoa mọc thành chùm dài 6-10cm ở kẽ lá, cành hoa màu vàng nâu nhạt.

Quả hình trứng màu đen dài 5mm, rộng 3mm. Hạt  hình thận hay hình trứng dẹt dài 5mm, rộng 3mm có màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, mùi thơm, vị cay.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây nguồn gốc ở Ấn Độ. Có mọc ở Việt Nam nhưng ít khai thác. Gần đây, ta di thực từ Trung Quốc, cây mọc khỏe. Gieo hạt vào mùa xuân, phủ ít đất lên. Sau nửa tháng cây mọc, mỗi cây trồng cách nhau 10-29cm.

Vào mùa thu quả chín hái về phơi khô, đập lấy hạt, sảy sạch vỏ và đất cát là được. Khi dùng để nguyên hoặc sao, hoặc tẩm muối rồi mới sao khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt phá cố chỉ có chừng 20% chất dầu, một ít tinh dầu trong đó có psoralen, isopsoralen (angelixin), ancaloit, glucozit và 9,2% chất nhựa.

Hoạt chất là tinh dầu, có tác dụng đối với vi trùng streptocoe trên da, dùng chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng khoảng) vì nó kích thích sự bài tiết các sắc tố đen (mélanoblastes).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phá cố chỉ là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc bổ dùng cho người già yếu, đau lưng, con trai đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh. Phụ nữ dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).

Ấn Độ dùng làm thuốc chữa hủi, bệnh ngoài da.

Liều dùng: Ngày uống 6-15g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

Đơn thuốc có phá cổ chỉ:

   1. Chữa bệnh đi đái nhiều, tinh khí không kiên định: Phá cố chỉ (ngâm rượu rồi sao) 100g, tiểu hồi (sao) 100g. Tán nhỏ, trộn  đều, làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-5g viên này.

   2. Bài thuốc chữa ho lao: Phá cố chỉ 400g, tẩm rượu một đêm rồi phơi khô. Sau đó lấy một nắm vừng trộn lẫn với phá cố chỉ rang lên cho đến khi vừng hết nổ (tiêu chuẩn giúp cho ta biết khi nào là được vì vị phá cố chỉ màu đen không biết như thế nào là vừa). Sàng bỏ vừng đi. Lấy phá cố chỉ tán thành bột, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên chia làm 2-3 lần uống. Chữa chứng ho, mệt, người gầy yếu hay ra mồ hôi.

Theo tài liệu cổ: Phá cố chỉ có vị cay, đắng, tính đại ôn; vào 3 kinh Tỳ, Thận và Tâm bào. Có tác dụng bổ mệnh môn trướng hỏa nạp thận khí, là thuốc cường tráng dùng chữa các chứng ngũ lao, thất thương, cốt tủy thương bại, phụ nữ khí huyết xấu, trụy thai, tỳ thận hư hàn, đái són, lưng gối lạnh đau. Phàm những bệnh âm hư hỏa động đi tiểu ra huyết, máu đỏ, đại tiện táo kết không dùng được.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Đỉa
01/07/2025 11:45 CH

- 水蛭. Tên khoa học Hirudo medicinalis L. và nhiều loài khác. Thuộc họ Đỉa (Hirudinidae). Đỉa được dùng làm thuốc từ lâu nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Gần đây nhu cầu bỗng trở lại và đỉa đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
Xương hổ - 虎骨. Còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt, hổ cốt. Tên khoa học Panthera tigris L. Thuộc họ Mèo (Felidae). Hổ cốt (Os Tigris) là toàn bộ xương của con hổ. Người ta có thể dùng xương hổ để sắc uống hay ngâm rượu (Trung Quốc) hoặc nấu thành cao (Cao hổ cốt, hổ cốt giao) rồi dùng cao này để chế thành rượu.
Xương khô - 綠玉樹 (绿玉树). Còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao. Tên khoa học Euphorbia tirucalli L. (E. viminalis Mill. E. rhipsaloides Lem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
Xuyên sơn giáp - 穿山甲. Còn gọi là vảy tê tê, vảy con trút. Tên khoa học Manis pentadactyla L. Thuộc họ Tê tê (Manidae). Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy phơi khô của con tê tê hay con trút (Manis pentadactyla L.). Vì con vật hay đục núi và mình có vảy cứng như áo giáp do đó có tên xuyên sơn, xuyên qua núi.
Ý dĩ - 薏苡仁. Còn gọi là dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân, hạt bo bo, bo bo. Tên khoa học Coix lachryma-jobi L. Thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae). Ý dĩ, ý dĩ nhân (Semen Coicis) là nhân đã loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ.
Yến - 燕. Còn gọi là hải yến, huyền điểu, du hà ru điểu, yến hoa, yến thái, quan yến, kim ty yến. Tên khoa học Collocalia sp. Thuộc họ Vũ Yến (Apodidae). Người ta dùng tổ con chim yến (Nidus Collocaliae). Chim yến thuộc nhiều loài: Yến đảo Giava Collocalia thunbergi; yến lưng màu tro Collocalia unicolor Gordon; yến đảo Hải Nam Collocalia linchi affinis Bearan, yến sào Collocalia francica vestida đều thuộc họ Vũ yến (Apodidae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]