Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

Ô DƯỢC - 烏葯 (乌药)

Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam.

Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.).

Thuộc họ Long não (Lauraceae).

Ô DƯỢC, 烏葯, 乌药, vệ châu ô dược, cây dầu đắng, ô dược nam, Lindera myrrha (Lour.) Merr., Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees., họ Long não, Lauraceae

Vệ châu ô dược - Cocculus laurifolius

Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.

A. MÔ TẢ CÂY

Ô dược nam là một cây nhỏ, cao độ 1,30-1,40m; cành gầy, màu đen nhạt.

Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông; hai gân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá; mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn; mặt trên hõm thành rãnh.

Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3-4mm.

Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ, một hạt.

Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở nhiều tỉnh toàn miền Bắc. Nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Bắc Bộ, có ở Hòa Bình, Sơn Tây.

Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông hay đầu xuân.

Đào rễ, cát bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô.

Nếu thái miếng thì rễ tươi lấy về, cạo sạch vỏ ngoài (có khi không cạo) ngâm vào nước thỉnh thoảng thay nước rồi thái thành từng miếng mỏng phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Vị ô dược nam chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Trong quả mọng có thể chiết được một thứ dầu màu đỏ.

Trong ô dược bắc, người ta phân biệt hai loại:

   1. Thiên thai ô dược: Là rễ cây Lindera strychnifolia Will. (hay Benzoin strychnifolium Kuntze) cùng họ.

   2. Vệ châu ô dược: Là rễ cây Cocculus laurifolius DC. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Trong thiên thai ô dược, người ta đã xác định được các chất ancaloit như: Linderan C8H10O2, lindêren C8H14O2, rượu linderola C11H22O và axit linderic C15H18O3 và este của rượu linderola.

Ngoài ra, người ta còn xác định được một xeton với công thức C15H18O2và một chất linderazulen với công thức C14H16.

Trong vệ châu ô dược, người ta xác định được một ancaloit gọi là coclorin C17H19O8N.

Công thức của coclorin đã xác định như sau:

IMG

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ô dược còn là một vị thuốc dùng trong phạm vị nhân dân, làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ con có giun, sung huyết, đầu nhức, hay đi đái đêm.

Ngày dùng 2-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đơn thuốc có ô dược:

   1. Ô hương tán: Ô dược - hương phụ, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6-8g bột này. Có thể sắc uống. Tùy theo các bệnh mà thay đổi thêm các vị khác sau đây: Ăn không ngon, sắc nước gừng mà chiêu thuốc (4g gừng); nếu có giun, thang bằng hạt cau (hạt cau 4g sắc với 50ml nước dùng chiêu thuốc).

   2. Viên ô dược: Ô dược tán nhỏ, thêm nước hồ làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên chữa lỵ, sốt, đi ỉa.

Chú thích:

   Theo các tài liệu cũ, trong nước ta có vệ châu ô dược Cocculus laurifolius DC. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Đây là một thứ dây leo, gầy nhẵn, màu xanh lục nhạt. Lá có cuống ngắn gần giống như lá quế. Phiến phía cuống nhọn, dai, nhẵn dài 9cm, rộng 3-5cm, có 3 gân, nổi rõ ở cả hai mặt. Quả hình thấu kính, đường kính 5mm. Hạt cũng gần giống như quả, hình thấu kính, nhưng ở hai mặt có dìa nổi lên trông giống móng ngựa

   Hiện cây này chưa phát hiện lại được, mặc dầu tài liệu cũ nói cây này mọc ở khắp Việt Nam.

   Theo sự nghiên cứu của Nhật Bản, thì trong vỏ là lá có ancaloit gọi là cocculin có tác dụng giống như chất curarơ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Lục phàn
06/07/2025 08:20 CH

- 綠礬 (绿矾). Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen. Tên khoa học Melanterium. Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO4); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Nga truật - 蓬莪術 (蓬莪术). Còn gọi là ngải tím, tam nại, bồng truật, nghệ đen. Tên khoa học Curcuma zedoaria. Rosc. (Curcuma zerumbet Roxb.). Nga truật (Rizomza Zedoariae) là thân rễ phơi khô của cây ngải tím Curcuma zedoaria Rosc.
Ngải cứu - 艾葉 (艾叶). Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học Artemisia vulgaris L.. Thuộc học Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng lá có lẫn ít cành non - Forlium Artemisiae - phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu. Vị thuốc còn mang tên ngải diệp (lá ngải). Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y.
Ngâu - 米仔蘭 (米仔兰). Tên khoa học Aglaia duperreana Pierre. Thuộc họ Xoan (Meliaceae).
Nghệ - 薑黃 (姜黄). Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Ngô đồng - 梧桐. Tên khoa học Sterculia platanifolia L. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Ngô thù du - 吳茱萸. Còn gọi là thù du, ngô vu. Tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ngô thù du (Fructus Evodiae) là quả chín phơi khô của cây thù du. Thù du ở nhièu nơi đều có, nhưng chỉ có loại thù du ở đất Ngô là tốt hơn cả, do đó có tên ngô thù du.
Ngọc trúc - 玉竹. Tên khoa học Polygonatum offcinale All. Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati offcinalis) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc. Vì lá giống lá trúc, thân rễ bóng nhẵn trông như ngọc, do đó có tên.
Ngũ bội tử - 五倍子. Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái). Tên khoa học Galla sinensis. Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ngũ gia bì - 五加皮. Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngoài vị trên ra, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Ngũ linh chi - 五靈脂 (五灵脂). Còn gọi là thảo linh chi, ngũ linh tử, hàn trước phần, hàn hiệu trùng phẩn, hàn hiệu điểu. Tên khoa học Faeces Trogopterum.
Ngũ vị tử - 五味子. Vị thuốc có đủ năm vị: Ngọt, chua, cay, đắng và mặn do đó đặt tên. Trên thị trường, người ta phân biệt ra hai loại ngũ vị tử: (1) Bắc ngũ vị tử - còn gọi là ngũ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu (Hắc Long Giang) (Fructus Sechizandrae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử (Schisandra sinensis Baill.) thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae). (2) Nam ngũ vị tử - Fructus Kadsurae là quả chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm Kadsura japonica L. cùng họ Ngũ vị (Schisandraceae). Tuy gọi là nam ngũ vị tử nhưng là nam đối với Trung Quốc. Cả hai vị ngũ vị tử hiện ta vẫn còn phải nhập. Tuy ở Việt Nam ta cũng có một loài Kadsura coccinea A. C Sm. những chưa thấy được khai thác.
Ngưu bàng - 牛蒡子. Còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử. Tên khoa học Arctium lappa L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây ngưu bàng cho các vị thuốc sau đây: Ngưu bàng tử (Fructus Arctii-Fructus Bardanae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng. Đông y thường dùng quả, tây y thường dùng rễ với tên grande bardane. Vì cây trông xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (ngưu là trâu bò) do đó có tên này.
Ngưu hoàng - 牛黃. Hiện ta dùng: (1) Ngưu hoàng thiên nhiên = Calculus Bovis (Bezoar); (2) Ngưu hoàng tổng hợp - Calculus Bovis artificialis (Bezoar artificialis). Ngưu hoàng thiên nhiên là sạn mật hay sỏi mật của con trâu có bệnh Bubalus bubalis L. hoặc con bò - Bos taurus var. domesticus Gmelin có bệnh thuộc họ Trâu bò (Bovidae).
Nhãn hương - 龍眼 (龙眼). Tên khoa học Melilotus suaveolens Ledeb. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Nhãn hương là mùi thơm của nhãn vì cây khô thoang thoảng có mùi nhãn, Melilotus do chữ Hy Lạp mel = mật, lotos = cỏ thức ăn gia súc, vì cỏ thức ăn gia súc có mùi mật.
Nhân sâm - 人蔘 (人参). Còn có tên là viên sâm, dã nhân sâm. Tên khoa học Panax ginseng C. A. Mey. (P. schinseng Nees.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Tên nhân sâm do vị thuốc giống hình người. Tên Panax do chữ Hy Lạp pan là tất cả, acos là chữa được; có ý nói vị thuốc chữa được mọi bệnh; ginseng và schinseng là phiên âm chữ nhân sâm. Nhân sâm (Radix ginseng hay Radix ginseng sylvestris) là rễ chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây nhân sâm trồng hoặc mọc hoang. Có tác giả xác định hai loại nhân sâm như sau: (1) Nhân sâm mọc hoang: Panax ginseng C.A. Mey. forma sylvestre Chao et Shih; (2) Nhân sâm trồng: Panax ginseng C.A. Mey. forma sativum. Chao et Shih.
Nhân sâm Việt Nam - 越南人蔘 (越南人参). Còn gọi là sâm K5, sâm Ngọc Linh, thuốc giấu (dân tộc Tây Nguyên). Tên Khoa học Panax vietnamensis Hà et Grushv. Thuộc họ nhân sâm (Araliaceae).
Nhân trần Tên nhân trần lại dùng để chỉ ít nhất cũng là 3 cây khác nhau, hình dáng và họ thực vật khác hẳn nhau. Cần chú ý khi sử dụng và nghiên cứu: (1) Cây nhân trần Việt Nam (chữ Việt Nam là do chúng tôi tạm thêm để phân biệt mấy cây với nhau). Tên khoa học được một số nhà thực vật của ta xác định là Adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). (2) Cây nhân trần bồ bồ vì một số vùng gọi là bồ bồ, một số vùng khác gọi là nhân trần. Trong những sách do chính chúng tôi viết và cho in, một số tác giả trước đây thường gọi là nhân trần. Nhưng trên thực tế điều tra lại, tên bồ bồ phổ biến hơn. Hiện nay Công ty dược liệu vẫn thu mua và cung cấp cây bồ bồ này với tên nhân trần. Tên khoa học là Adenosma capitatum Benth. thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariacase). Trước đây xác định là Acrocephalus capitatus thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Nay mới đính chính lại. (3) Cây nhân trần Trung Quốc (chữ Trung Quốc chúng tôi cũng mới thêm sau để phân biệt mấy cây với nhau). Trong các sách Trung Quốc không có thêm 2 chữ Trung Quốc vào mà lại gọi là nhân trần cao. Tên như vậy vì trên thực tế chỉ thấy giới thiệu trong các sách Trung Quốc; chưa thấy mọc ở Việt Nam, có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb. thuộc họ Cúc (Compositae). Hai cây trên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng ít được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, còn cây nhân trần Trung Quốc không thấy sử dụng ở ta nhưng lại được nghiên cứu tương đối kỹ.
Nhân trung bạch - 人中白. Còn gọi là nhân niệu bạch, thiên niên băng, vạn niên sương, thu bạch sương niệu bạch đảm, đạm thu thạch. Tên khoa học Calamitas Urinae homins. Nhân trung bạch là cặn của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, đòn và khai. Cặn này càng phơi nắng lâu càng tốt. Khi dùng lại còn phải nung cho kỹ nữa.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]