Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KIM NGÂN - 金銀花

Còn gọi là Nhẫn đông.

Tên khoa học Lonicera japonica Thunb.

Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).

kim ngân, 金銀花, nhẫn đông, Lonicera japonica Thunb., họ Cơm cháy, Caprifoliaceae

kim ngân, 金銀花, nhẫn đông, Lonicera japonica Thunb., họ Cơm cháy, Caprifoliaceae

Kim ngân - Lonicera japonica

Cây kim ngân cho ta các vị thuốc:

1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân.

2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.

A. MÔ TẢ CÂY

Kim ngân là một loại dây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn. Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn, khi cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn, cuống ngắn 2-3mm, cả 2 mặt đều phủ lông  mịn.

Vào các tháng 5-8, hoa mọc từng đôi ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 1 cuống mang 2 hoa, 2 bên lá mọc đối mang 4 hoa lá bắc giống lá nhưng nhỏ hơn. Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, phiến của tràng dài gần bằng ống tràng, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng, cùng một lúc trên cây có hoa mới nở màu trắng như bạc, lại có hoa nở đã lâu màu vàng như vàng cho nên có tên là kim ngân ("kim" là vàng, "ngân" là bạc); cây kim ngân xanh tốt vào mùa Đông cho nên còn có tên là "nhẫn đông" nghĩa là chịu đựng mùa Đông, 4 nhị thòi dài cao hơn tràng; vòi nhụy lại thòi dài cao hơn nhị, mùi thơm dễ chịu. Quả hình trứng dài chừng 5mm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Kim ngân là một cây loại mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều  nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Một số nơi người ta bắt đầu trồng lấy hoa và cành lá làm thuốc.

Do cây kim ngân có lá xanh tốt quanh năm, đến tháng 4-5 lại cho hoa đẹp và thơm cho nên có thể trồng làm cảnh và lấy bóng mát.

Kim ngân có thể trồng ở miền núi cũng như ở đồng bằng. Đất đai và khí hậu Hà Nội cũng rất thích hợp.

Ta có thể trồng bằng dâm cành: Cắt những cành bánh tẻ dài chừng 20-60cm, khoanh thành khoanh, chôn xuống dưới đất, để chừa đoạn sau cùng, vào thời kỳ đầu cần tưới đều. Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3.

Sau một năm có thể bắt đầu thu hoạch, thu hoạch lâu năm, càng về những năm sau càng nhiều hoa.

Nếu hái hoa cần hái vào lúc hoa sắp nở hay khi hoa mới nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Có thể hái hoa riêng, cành lá riêng nhưng có thể hái hoa kèm theo một ít cành lá, về nhà mới phân, chia cành lá riêng, hoa riêng.

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hiện nay hoạt chất của kim ngân chưa được xác định chính xác.

Theo Tăng Quảng Phương, trong hoa kim ngân có inozit (hay inozitol) chừng 1%.

Theo Thang Đằng Hán, hoạt chất của kim ngân là một chất có trạng thái dầu, không bay hơi, có thể tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ.

Tuy nhiên cần chú ý là trong nhân dân Trung Quốc dùng kim ngân dưới dạng nước cất hoa kim ngân mà vẫn thấy tác dụng, chứng tỏ phần cất theo hơi nước, cũng có tác dụng.

Năm 1961, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết trong kim ngân có một glucozit gọi là lonixerin có cấu tạo luteolin-7-rhamnoza.

Qua thực nghiệm chúng tôi thấy trong kim ngân có nhiều saponozit (Tác giả Đỗ Tất Lợi).

luteolin

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng kháng sinh: Tác dụng kháng sinh được nhiều nhà nghiên cứu chú ý và chứng minh trong thực nghiệm.

Người ta thấy nước hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác.

Năm 1950, Lưu Quốc Thanh (Trung Hoa tân y học báo) đã báo cáo dùng nước sắc cô đặc 100% của hoa kim ngân thấy có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với vi trùng thương hàn, tả, liên cầu khuẩn tiêu máu (vòng vô khuẩn tới 11-20mm), vi trùng lỵ, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, đối với bạch hầu cũng có tác dụng nhưng kém hơn (2-10 mm).

Bảng sau đây cho biết nồng độ loãng nhất có tác dụng ức chế đối với sự phát triển của vi trùng:

Vi trùng lỵ Shiga

1/640

Schmith

1/2560

Vi trùng lỵ Flexner

1/1280

  - Sonner

1/320

  - Thương hàn

1/320

Vi trùng phó thương hàn A

1/320

  - Phó thương hàn B

1/320

  - Tả

1/160

  - Trực khuẩn coli

1/160

  - Dịch hạch

1/1280

Tụ cầu khuẩn vàng (aureus)

1/40

Liên cầu khuẩn tiêu máu A

1/320

Liên cầu khuẩn tiêu máu B

1/160

Bạch hầu

1/80

Phế cầu khuẩn

1/60

Năm 1960 Sở nghiên cứu Trung y dược tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) có nghiên cứu so sánh tác dụng kháng sinh của nước sắc hoa kim ngân và nước sắc lá kim ngân thì đã đi tới kết luận là nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-1,2% có tác dụng ức chế vi trùng lỵ Shiga; nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-5% có tác dụng ức chế đối với vi trùng phó thương hàn A, nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn, nhưng đặc biệt các tác giả nhận thấy nước sắc hoa kim ngân lại hoàn toàn không có tác dụng kháng sinh. Các  tác giả cho rằng tác dụng kháng sinh còn lệ thuộc vào thời kỳ thu hái hoa, và còn tiếp tục nghiên cứu.

Tác dụng trên đường huyết: Năm 1930, Mẫn Bính Kỳ (Dược lý đích sinh dược học, 1933) đã thông báo sau khi cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân thì lượng huyết đường tăng, hiện tượng này kéo dài 5-6 giờ mới trở lại bình thường.

Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu (Hội nghị thuốc Nam lần thứ 4, Hà Nội) đã báo cáo nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang, trên chuột lang được uống kim ngân, số lượng và chất lượng tế bào hạt (matstocytes) ở mạng treo ruột ít thay đổi, lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường hay đã được uống kim ngân trước khi gây choáng phản vệ.

Độ độc: Các tác giả trên (Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu) còn cho biết chuột nhắt trắng uống liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần điều trị cho người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Kim ngân là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi nhân dân dùng pha nước uống thay nước chè.

Theo các tài liệu cổ: Kim ngân vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc; vào 4 kinh Phế, Vị, Tân và Tỳ. Có năng lực thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ.

Nhưng những người Tỳ Vị hư hàn không có nhiệt độc không nên dùng.

Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa có kết quả một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác (Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Năng An, 1966).

Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-12g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hay thuốc cao hoặc rượu thuốc. Có thể dùng riêng vị kim ngân hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Một số người uống kim ngân đi ỉa lỏng, chỉ cần giảm liều xuống hoặc nghỉ uống là hết.

Đơn thuốc có kim ngân:

    - Thuốc K1 (Đỗ Tất Lợi 1960), chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng: Kim ngân 6g (nếu là hoa) hoặc 12g (nếu là cành và lá); nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (chừng 4g). Đóng vào ống hàn kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống và chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15-30 phút là uống được. Người lớn ngày uống 2-4 liều trên (2-4 ống); trẻ em từ 1-2 liều (1-2 ống).

    - Thuốc K2 (Đỗ Tất Lợi, 1960): Là đơn thuốc trên thêm 3g ké đầu ngựa vào. Cùng một công dụng và liều dùng.

    - Thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: Hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    - Ngân kiều tán (bài thuốc kinh nghiệm từ cổ) thường dùng chữa mụn nhọt, sốt, cảm: Hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giới tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, đạm trúc diệp 16g - tất cả sấy khô tán bột; có thể làm thành viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 12g bột.

Chú thích:

    - Ngoài vị kim ngân nói trên, trong nhân dân còn dùng một cây kim ngân khác có tên khoa học là Lonicera dasystyla Rehder., gọi là kim ngân dại (cây trên gọi là kim ngân khôn) có thân xanh và nhẵn, lá xanh, nhẵn chia thùy khi còn non, lá bắc hình dùi, hẹp, dài (dài nhất 10mm), bầu nhẵn.

    - Một loài nữa hay được dùng cũng có lá bắc hình dùi, dài, hẹp nhưng bầu có lông, có tên khoa học là Lonicera confusa DC.

Tóm tắt đặc điểm của 3 loài kim ngân thường dùng ở nước ta:

    Tất cả đều có phiến của tràng dài gần bằng ống nhưng:

    1. Lá bắc hình dùi, hẹp và dài (dài nhất 10mm)

    Bầu nhẵn... Lonicera dasystyla Rehder;

    Bầu có lông... Lonicera confusa DC.

    2. Lá bắc giống lá nhưng nhỏ hơn (ít nhất 15mm) Lonicera japonica Thunb.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Khinh phấn
03/07/2025 11:38 CH

- 輕粉 (轻粉). Còn gọi là thủy ngân phấn, hồng phấn, cam phấn. Tên khoa học Calomelas. Khinh phấn là muối thủy ngân clorua (HgCl2) chế bằng phương pháp thăng hoa.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Quế - 桂. Quế là một vị thuốc rất thường dùng trong đông y và tây y. Đông y coi quế là một vị thuốc rất quý. Tại Việt Nam có nhiều loài quế. Việc xác định tên những loài quế này chưa thật chắc chắn. Tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu những tài liệu đang phổ biến. Có 3 loại quế chính: (1) Quế Thanh Hóa, Nghệ An: Cinnamomum loureirii Nees; (2) Quế loại Trung Quốc: Cinnamomum cassia Blume; (3) Quế loại Xrilanca: Cinnamomum zeylanicum Nees. Ngoài ra còn một số loài khác nữa cũng được khai thác và sử dụng.
Quế quan - 錫蘭桂 (锡兰桂). Còn gọi là quế Xrilanca. Tên khoa học Cinnamomum zeylanicum Nees (Cinnamomum aromaticum Grah, Laurus cinnamomum Roxb.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Quế quan hay quế Xây lan là thứ quế đứng đầu trên thị trường quốc tế. Nước sản xuất chủ yếu quế này hiện nay là Xây lan tức là Xrilanca (gần Ấn Độ).
Quế Thanh Hóa - 清化桂. Còn gọi là nhục quế, quế Thanh, quế Quỳ, cannellier royal, cannellier d'Annam. Tên khoa học Cinnamomum loureirii Nees (Cinnamomum obtusifolium Nees var. loureirii perrot et Eberh; Láuru cinnamomum Lour.). Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Quế Trung Quốc - 肉桂. Còn gọi là quế nhục, ngọc thụ, quế đơn, quế bì, sambor lo veng (Cămpuchia). Tên khoa học Cinnamomum cassia Blume (Cinnamomum obtusifilium var cassia Perrot et Eberh.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Trên thị trường quốc tế, quế bì (tên ghi trong Dược điển Trung Quốc 1953) hay thường gọi là quế Trung Quốc (Cannelle de Chine) đứng hàng thứ hai sau quế Xrilanca. Trong nước ta cũng có loài quế này. Ta dùng vỏ phơi khô Cortex Cinnamomi cassiae.
Quít - Trần bì - 橘 - 橘皮. Còn gọi là quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, mandarinier (Pháp). Tên khoa học Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var. eliciosa Swigle. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Cây quít cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quít phơi càng để lâu càng coi là quý và tốt. 2. Quất hạch (Semen Citri diliciosae) là hạt quít phơi khô. 3. Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quít còn xanh.
Quy bản và cao quy bản - 龜板 (龟板), 龜板膠 (龟板胶). Còn có tên là yếm rùa, kim quy, quy giáp, cao yếm rùa. Tên khoa học Chinemya (Geoclemys) recvesil (Gray). Thuộc họ Rùa (Testudinidae). Người ta dùng yếm của con rùa hay quy bản, Carapax testudinis và cao chế từ yếm rùa (Colla carapacis Testudinis) còn gọi là cao quy bản hay quy bản giao.
Rắn - 蛇. Rắn dùng làm thuốc gồm nhiều loài, thường là những loài rắn độc. Người ta hay dùng 3 loài rắn độc mang tên rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia. Nhưng những tên đó nhiều khi lại được dùng đẻ chỉ nhiều loài rắn khác nhau. Ta cần chú ý phân biệt. Rắn lại cung cấp cho ta nhiều bộ phận làm thuốc: Thịt rắn, xác lột (xà thoái) và nọc độc. Tây y thường chỉ dùng nọc rắn, đông y lại thường chỉ dùng thịt, mật và xác rắn lột.
Ráng trắc - 鐵線蕨 (铁线蕨). Còn có tên là đuôi chồn, thiết tuyến thảo, thạch trường sinh, capilaire de Montpellier, cheveux de Venus. Tên khoa học Adiantum capillus-veneris L. (A. capillus - Sw., A. emarginatum Bory). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên Adiantum capillus - veneris do chữ Capillus là tóc. Veneris là Vệ nữ vì cây có cuống lá đen bóng đẹp như tóc của thần vệ nữ (Trong thần thoại Hy Lạp, Vệ nữ là một nữ thần đẹp). Thiết là màu đen, tuyến là sợi nhỏ vì cây có cuống lá nhỏ, màu đen.
Rau cần tây - 旱芹. Tên khoa học Apium graveolens L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Rau đắng - 萹蓄. Còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá. Tên khoa hoc Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm (polygonaceae).
Rau đay - 長蒴黃麻 (长蒴黄麻). Còn gọi là rau đay quả dài, Corète potagère. Tên khoa học Corchorus olitorius L. Thuộc họ Đay (Tiliaceae).
Rau dừa nước - 過塘蛇 (过塘蛇). Còn gọi là thủy long, du long thái. Tên khoa học Jussiaea repens L. (Cubospermum palustre Lour.). Thuộc họ Rau dừa nước Oenotheraceae hoặc (Onagraceae).
Rau khúc - 鼠麴草. Còn gọi là khúc nếp, thử cúc thảo. Tên khoa học Gnaphalium indicum L. Thuộc họ Cúc Asteracea (Compositae).
Rau má ngọ - 杠板歸 (杠板归). Còn gọi là rau sông chua dây, thồm lồm gai, giang bản quy. Tên khoa học Polygonum perfoliatum L.. Thuộc họ Rau ram (Polygonaceae).
Rau mồng tơi - 落葵. Còn gọi là mồng tơi dỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ, phak pang (Lào). Tên khoa học Basella rubra L. (Basellaalba L.). Thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).
Rau mùi - 胡荽. Còn gọi là hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, coriandre, coriander (Anh), koriander (Đức). Tên khoa học Coriandrum sativum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferac). Quả mùi (Fructus Coriandri) ta thường gọi nhầm là hạt mùi là quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn gọi là hồ tuy vì hồ là nước Hồ (tên Trung Quốc cổ đặt cho các nước ở Ấn Độ, Trung Á), tuy là ngọn và lá tản mát; Xưa kia Chương Khiên người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa thớt tản mát.
Rau mùi tàu - 假芫茜. Còn gọi là rau mùi cần, ngò tây, ngò tàu, mùi tàu. Tên khoa học Eryngium foetidum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Rau muống - 蕹菜. Còn gọi là bìm bìm nước, tra kuôn (Cămpuchia), phak bang (Vienchian), liseron d'eau (Pháp). Tên khoa học Ipomoea reptans (L.) Poir. - Ipomoea aquatica Forsk. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]