Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÚC TẦN - 欒樨 (栾樨)

Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia).

Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

CÚC TẦN, 欒樨, 栾樨, từ bi, cây lức, nan luật, pros anlok, pras anlok, Pluchea indica (L.) Less., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Cúc tần - Pluchea indica

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy, lúc đầu có phủ lông, sau nhẵn.

Lá gần hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, có răng cưa ở mép, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Cụm hoa mọc thành ngù ở ngọn.

Hoa hình đầu có cuống ngắn, màu tím nhạt, nhóm họp thành 2-3 cái. Lá bắc 4-5 dãy, hoa lưỡng tính nhiều. Mào lông màu trắng bẩn. Tràng hoa cái mảnh, 4 răng nhỏ. Tràng hoa lưỡng tính phình to ở đỉnh, có 5 thùy. Nhị 5, bao phấn có tai, hình dùi, bầu hơi có lông.

Quả bế hình trụ-thoi, 10 cạnh. Hoa quả ra vào tháng 12. Trên cây thường có loại tơ hồng mọc và sống nhờ.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại và được trồng ở hầu hết các tỉnh nước ta, đồng bằng cũng như bờ biển. Thường trồng làm hàng rào cây xanh, vừa lấy lá làm thuốc. Còn thấy mọc ở Inđonêxya.

Thường thu hái lá non và lá bánh tẻ. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Người ta đào cả rễ, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu, mùi thơm ngải cứu.

100g cúc tần tươi có 5,7g protit, 1g lipit, 5,1g xenluloza, 2,3g tro, 179mg canxi, 2,3mg P, 0,5mg Fe, 4,6g caroten, 15mg vitamin C.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân dùng lá và cành non cây cúc tần dùng làm thuốc chữa cảm sốt, sốt, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông. Có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa lỵ.

Người ta còn giã nát lá và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng đắp lên ở nơi đau ở hai bên thận chữa đau, mỏi lưng.

Có thể dùng rễ với cùng một công dụng.

Ngày uống 8 đến 16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Xương hổ
22/06/2025 08:35 CH

- 虎骨. Còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt, hổ cốt. Tên khoa học Panthera tigris L. Thuộc họ Mèo (Felidae). Hổ cốt (Os Tigris) là toàn bộ xương của con hổ. Người ta có thể dùng xương hổ để sắc uống hay ngâm rượu (Trung Quốc) hoặc nấu thành cao (Cao hổ cốt, ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sao đen - Còn gọi là koky (Campuchia), may khèn (Lào). Tên khoa học Hopea odorata Roxb. Thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Sấu - 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).
Sầu riêng - 榴蓮 (榴莲). Còn gọi là thu ren (Campuchia), durio. Tên khoa học Durio zibethinus Murray. Thuộc họ Bông (Bombacaceae).
Sen - 蓮 (莲). Còn có tên là liên, quỳ. Tên khoa học Nelumbo nucifera Gaertn. (Nelumbium nuciferum Gaertn., Nelumbium speciosum Willd.). Thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Ta dùng tâm sen (Embryo Nelumbinis hoặc Plumula Nelumbinis) còn gọi là liên tâm hay liên tử tâm là chồi mầm phơi hay sấy khô lấy ở hạt sen.
Sen cạn - 旱金蓮 (旱金莲). Còn gọi là grande cappucine. Tên khoa học Tropaeolum majus L. Thuộc họ Sen cạn (Tropaeolacae).
Seo gà - 鳳尾草 (凤尾草). Còn gọi là phượng vĩ thảo, theo gà, phượng vĩ. Tên khoa học Pteris multifida Poir. (P. Serrulata L. f.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên seo gà vì lá có một cái seo giống như seo ở đuôi con gà.
Sì to - 蜘蛛香. Còn gọi là valerian. Tên khoa học Valeriana jatamansi Jones. Thuộc họ Nữ lang (Valerianaceae). Sì to là một loài valerian mọc hoang dại và được dân tộc Mèo sử dụng gần như Valeriana officinalis L. ở châu Âu.
Sim - 桃金娘. Còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương. Tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa Wight (Myrtus Tomentosa Ait., Myrtus canescens Lour.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Sinh địa - 地黄. Còn gọi là địa hoàng, thục địa. Tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch (Digitalis glutinosa Gaertn). Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Sinh địa (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng hay cây sinh địa. Thục địa là sinh địa đem chế biến theo một phương pháp riêng (thục là nấu, chín).
Sổ - 五椏果. Còn gọi là sổ bà, thiều biêu, co má sản (Thái). Tên khoa học Dillenia indica L. Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Sở - 茶梅. Còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè. Tên khoa học Camellia sasanqua Thunb. [Thea sasanqua (Thunb.) Nois.]. Thuộc họ Chè (Theaceae). Cây sở cho ta những sản phẩm sau đây: Dầu sở còn gọi là dầu chè dùng làm thực phẩm hay trong kỹ nghệ xà phòng. Khô sở dùng làm phân bón, nguyên liệu chiết saponozit, làm thuốc trừ sâu, duốc cá.
So đũa - 木田菁. Còn gọi là dank kaa, angkea dey chhmol (Cămpuchia), phak dok khe (Lào- Viênchian), fayotier (Pháp). Tên khoa học Sesbnia grandiflora Pers. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Sòi - 烏桕 (乌桕). Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ. Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây sòi cho các vị thuốc sau đây: 1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn. 2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi. Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.
Sơn thù du - 山茱萸. Còn gọi là sơn thù, thù nhục, táo bì. Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. et zuce. Thuộc họ Sơn thù du (Cornaccae). Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn thù du (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù.
Sơn tra - 山楂. Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra); Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Sơn từ cô - 獨蒜蘭 (独蒜兰). Còn gọi là mao từ cô. Tên khoa học Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe (Coelogyne bulbocodioidcs Franch.). Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
Tắc kè - 蛤蚧. Còn gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học Gekko gekko L. Thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), bộ Thằn lằn (Sauria hay Lacertilia). Tắc kè - Gekko - là con tắc kè mổ bỏ ruột phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]