Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY NHÀU - 海濱木巴戟 (海滨木巴戟)

Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giầu.

Tên khoa học Morinda citrifolia L.

Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

CÂY NHÀU, 海濱木巴戟, 海滨木巴戟, cây ngao, nhầu núi, giầu, Morinda citrifolia L., họ Cà phê, Rubiaceae

Nhàu - Morinda citrifolia

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhàu là một cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông bờ suối.

Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12-15cm. Hoa nở vào tháng 1-2. Quả chín vào tháng 7-8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5-6cm; khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mền ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6-7mm, ngang chừng 4-5mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Thấy nhiều ở miền Nam nước ta, chưa thấy ở miền Bắc. Theo Petelot có cả ở miền Bắc. Mới đây đã tìm thấy ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

Có thể trồng dễ dàng ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Người ta dùng lá, quả, vỏ, rễ làm thuốc. Rễ hay dùng nhất dưới dạng phơi hay sấy khô. Các bộ phận khác dùng tươi.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Vỏ rễ chứa glucozit anthraquinonie gọi là morindin C28H30O15 có tinh thể hình kim màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ête, tan trong các chất kiềm để cho màu vàng cam.

Một số tác giả (1961.J. Sci. Industr. Res. 7: 331-333) đã xác định trong cây nhàu không phải chỉ có một chất anthraglucozit: morindin mà là một hỗn hợp gồm nhiều chất anthraglucozit như: damnacantal hay l-metoxy-2-focmyl-3-oxyanthraquinon, chất l-metoxyrubiazin hay  l-metoxy-2-metyl-3-oxyanthraquinon, chất alizarin, chất morindon hay 1-5-6-trioxy-2-metylanthraquinon và chất l-oxy-2-3-dimetoxyanthraquinon.

Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Năm 1982, Đàm Trung Bảo (Đại học dược Hà nội) đã phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Trên súc vật thí nghiệm, rễ cây nhàu tỏ ra có những tác dụng sau đây:

   1. Nhuận tràng nhẹ và lâu dài.

   2. Lợi tiểu nhẹ.

   3. Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm.

   4. Hạ huyết áp.

   5. Độ độc không đáng kể, và không gây nghiện.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Rễ nhàu được dùng ở miền Nam làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp (bác sĩ Đặng Văn Hồ, Khoa học phổ thông 1-8-54).

Nhân dân dùng rễ nhàu sắc uống hằng ngày thay nước chè, uống hằng tháng.

Một số hiệu thuốc đã chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng hằng ngày 30-40g rễ, sắc và uống thay nước chè trong ngày. Sau chừng 15 hôm sẽ thấy kết quả. Nhưng phải uống tiếp tục 2-3 tháng liền sau đó tiếp tục uống với liều giảm xuống.

Công dụng trong nhân dân: Quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho, cảm hen, thũng, đau gân, đái đường (đái tháo). Nướng chín ăn để chữa lỵ.

Rễ nhàu nhuộm màu đỏ quần áo, vải lụa. Nhân dân Việt Nam thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu, uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng (có thể dùng quả nhàu non, thái mỏng sao khô thay rễ này).

Lá nhàu giã nát, đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da. Sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ. Liều dùng 8-10g sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày (chữa những người hay nhức đầu chóng mặt). Lá nhàu còn dùng nấu canh lươn để ăn cho bổ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Thuyền thuế
11/05/2025 11:36 CH

- 蟬蛻 (蝉蜕). Còn có tên là thuyền thoái, thiền thoái, thiền xác, thiền thuế. Thuyền thuế là xác lột (Periostracum cicadae) của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius thuộc họ Ve sầu (Cicadae) khi đang lớn lên, thiền = con ve, thuế = xác.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Trinh nữ hoàng cung - 西南文殊蘭 (西南文殊兰). Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan. Tên khoa học Crinum latifolium L. Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.
Trúc nhự - 竹茹. Còn gọi là trúc nhị thanh, đạm trúc nhự. Tên khoa học Caulis Bvambusae in Taeniis. Trúc nhự là vị thuốc chế bằng cách cạo vỏ xanh của cây tre (Bambusa sp.), cây vầu (Phyllostachys sp.) và nhiều loại tre bương khác thuộc họ Lúa (Gramineae), sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng, rồi phơi hay sấy khô.
Trứng cuốc - 斑果藤. Còn có tên là mắc năm ngoa (Viêntian), con go, mang nam bo (Thổ). Tên khoa học Stixis elongata Pierre. Thuộc họ Màn màn (Capparidaceae).
Tử uyển - 紫菀. Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng. Tên khoa học Aster tataricus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm; vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.
Tục tùy tử - 續隨子 (续随子). Còn gọi là Thiên kim tử. Tên khoa học Euphorbia lathyris Lin. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tùng hương - 松香. Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao. Tên khoa học Resina Pini - Colophonium. Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.
Tỳ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Tỷ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Vải - 荔枝. Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Campuchia). Tên khoa học Litchi sinensis Radlk. (Nephelium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Vạn niên thanh - 萬年青 (万年青). Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trông làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy (Araceae). Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.
Vạn niên thanh - 萬年青 (万年青). Còn gọi là co vo dinh (Thổ), han phan (Lào), kom ponh (Cămpuchia). Tên khoa học Aglaonema siamense Engl. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Vạn tuế - 蘇鐵 (苏铁). Còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu. Tên khoa học Cycas revoluta Thunb. Thuộc họ Tuế (Cycadaceae).
Vàng đằng Còn gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng. Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Viễn chí - 遠志 (远志). Còn gọi là tiểu thảo, nam viễn chí. Tên khoa học Polygala sp. Thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là rễ khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Chữ Polygala do chữ Polys là nhiều, gala là sữa vì bò ăn cây này có nhiều sữa. Tenuifolia = lá nhỏ. Tên viễn chí là do người xưa cho rằng uống vị thuốc này làm cho người ta bền trí nhớ lâu. Ở nước ta theo các tài liệu, có nhiều cây thuộc chi Polygala.
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]