Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY LIM - 格木

Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc.

Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv.

Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

CÂY LIM, 格木, xích diệp mộc, cách mộc, Erythrophloeum fordii Oliv, họ Vang, Caesalpiniaceae

Cây lim - Erythrophloeum fordii

A. MÔ TẢ CÂY

Lim là một loại cây to, có thể cao hơn 10m hoặc hơn nữa. Lá hai lần kép lông chim với 3 đôi lá chép cấp hai; lá chét 9-15, mọc so le, nhọn, nhẵn, bóng ở mặt trên, dài 5-7cm, rộng 25-30mm. Hoa màu trắng mọc thành chùy đơn độc hay tập trung ở nách lá. Quả thuôn dài 20cm, rộng 35-40mm, hạt màu nâu, hơi hình trứng, dẹt và hơi có dìa ở đỉnh, xung quanh có rãnh.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Lim là một cây mọc phổ biến ở nước ta nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc. Thường người ta chỉ khai thác gỗ làm nhà, làm đồ dùng. Không thấy dùng làm thuốc. Chỉ thấy nói mạt cưa gỗ lim, nấm lim là có độc (xem thành phần hóa học).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cây lim của ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng nhiều loài Erythrophloem khác như E. guineense Don (mọc ở miền tây châu Phi, E. couminga  Baill. (mọc ở Mangat) chứa trong vỏ những ancaloit rất độc: erythophlein, casain, casaidin, counmingin là những este của metylaminoetanol CH3-NH-CH2-CH2OH và của dimetylaminoetanol (CH3)2-N-CH2-CH2OH.

IMG

Mỗi một ancaloit có một axit riêng etse hóa. Khi thủy phân axit, thì axit riêng này được giải phóng.
Casain và xasaidin là những ancaloit có tinh thể do Dalma chiết được từ năm 1935, là những dẫn xuất của dimetylaminoetanol. Các axit este hóa những ancaloit này là axit casaic và casaidic có cấu trúc ditecpen giống như những axit agatic và isoagatic thấy trong copal cùng thuộc họ Đậu (copal là những cây cho nhựa thuộc các chi Trachylobium, Guibourtia và Hymenaea mọc ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ).

IMG

Các axit casaidic có một chức axit và một nối kép. Axit casaidic còn có thêm hai chức ancola nhị, nhưng một chức chưa xác định được vị trí. Trong axit casaiic thì một chức ancola nhị được thay bởi một chức xeton nhưng vị trí cũng chưa xác định được.

Erythophlein là một ancaloit vô định hình, do Hardy và Gallois chiết được từ năm 1876, sau Merck cũng chiết được. Khi thủy phân sẽ cho metylaminoetanol và axit erythrophleic rất gần các axit nói trên. Nó có một nhóm metoxy và một chức rượu nhị.

Chất coumingin được Dalma chiết từ cây E. couminga dưới dạng tinh thể; khi thủy phân sẽ cho dimetylaminoetanol và axit coumicginic. Axit couminginic có cấu trúc một este. Khi thủy phân kiềm, nó cho axit casaic và axit hydroxy isovalerianic (CH3)2 - C(OH) - CH2 - COOH.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tại nước ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Trước đây trong hồi Nhật thuộc, tại huyện Gia Lâm, có người cung cấp cám nuôi ngựa cho Nhật đã trộn mạt cưa gỗ lim vào cám làm cho ngựa của Nhật chết.

Trong nhân dân, đã biết trong gỗ lim có chất độc cho nên không dùng gỗ lim làm thớt.

E.G.Paris (1948 Ann. Pharm. FR. VI. 501-508) đã nghiên cứu gỗ lim về mặt vi phẫu và hóa học đã đi đến kết luận rằng độc tính của vỏ lim rõ rệt, nhưng ít độc hơn vỏ cây lim E. guineensis và E. cuminga, nhưng gần như vỏ cây E. ivorensi. Tuy nhiên toàn bộ vỏ có độc tính 10 lần mạnh hơn trọng lượng cassin chiết được từ cùng một trọng lượng vỏ, có thể do trong vỏ lim còn có những ancaloit khác, saponin làm tăng độ độc của vỏ.

Tại các nước châu Phi, nhân dân dùng vỏ cây lim E. guineense để chế thuốc độc; khi bị ngộ độc co quắp mạnh và chết do tim ngừng ở thể tâm thu.

Những ancaloit của vỏ lim có tác dụng gây tê và tác dụng trên tim giống như các heterozit chữa tim trong lá Digitalis. Với liều nhỏ các ancaloit làm tăng lưu lượng máu ở tim; với liều cao gây loạn nhịp.

Về tác dụng và độc tính thì coumingin độc nhất sau đến erythrophlein, casain và casaidin.

Coumingin > erythrophlein > casain > casaidin.

Những axit kết hợp với các ancaloit trên không có tác dụng. Nó chỉ có tác dụng khi được kết hợp dưới dạng este với metylaminoetanol hay với dimetylaminoetanol.

So sánh cấu trúc hóa học của những ancaloit vỏ lim với cấu trúc của những heterozit chữa tim trong lá Digitalis chỉ thấy có cùng một nhân phenanthren. Nhận xét rằng nhân phenanthren có cả một axit mật, Rizixka Plattner và Engel đã chế từ axit mật các este của metyl và dimetylaminoetanol và các hợp chất chế được cũng hơi có tác dụng của những heterozit chữa tim.

Ngoài vỏ lim, trong nhân dân còn cho rằng nấm lim (nấm mọc trên cây lim) thuộc chi Ganoderma là một thứ thuốc mê mạnh. Người ta cho rằng trước đây mẹ mìn (một loại người chuyên đi rủ rê bắt cóc trẻ em đem đi bán - loại người này có nhiều trong hồi Pháp thuộc) thường dùng nấm lim trộn với bột để làm thuốc bùa mê; có khi dùng để ăn trộm lợn, ngựa. Chưa có ai nghiên cứu xác minh lại.

Theo E.G.Paris nấm lim không có ancaloit và không độc.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Như trên đã nói vỏ lim và nấm lim hiện chưa được dùng làm thuốc. Thường chỉ là nguyên nhân của một số trường hợp ngộ độc. Hiện nay một số nhà nghiên cứu đang nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh tim.

Chú thích:

Một loài Ganoderma lucidum được xác định là một loại thuốc đông y quý mang tên linh chi (xem vị này).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Khoai tây
04/02/2025 08:15 CH

- 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Côn bố - 昆布. Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái. Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt (có tên khoa học là Laminaria japonica). Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae). "Côn" có nghĩa là cùng, là giống; "bố" là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Con rết - 蜈蚣. Còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước. Tên khoa học Scolopendra morsitans L.. Thuộc họ Ngô công (Scolopendridae). Ngô công là toàn con rết Scolopendra monrsitans L. phơi hay sấy khô.
Cốt toái bổ - 骨碎補. Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó (Thái ở châu Quỳnh Nhai), co in tó (Thái ở Điện Biên), cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei J. Sm. (Polypodium fortunei O. Kuntze). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cốt toái bổ hay bổ cốt toái (Rhizoma Drynariae fortunei) là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái. Tên bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy. Tên co tạng tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt.
Củ cốt khí - 虎杖根. Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam). Tên khoa học Reynaotria japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reynoutria Makino. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Củ cốt khí (Radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt, qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy có cây này mang tên cốt khí lại thuộc họ Rau răm.
Củ nâu - 薯莨. Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cúc liên chi dại Còn gọi là cây chứng ếch, Camomille sauvage. Tên khoa học Parthenium hysterophorus L. (Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc trừ sâu - 除蟲菊 (除虫菊). Còn gọi là pyrèthre - chrysanthème vermicide et insecticide. Tên khoa học Chrysanthemum cinerariaefolium Vis. (Pyrethrum cinerariaefolium Trev, Pyrethrum cinerariaefolium DC.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng cụm hoa phơi hay sấy khô của cây cúc trừ sâu (Flos Pyrethri cinerariaefoli.). Ngoài cây cúc trừ sâu Pyrethrum cinerariaefolium Trev. người ta còn dùng hoa của nhiều loại cúc khác như Pyrethrum roseum M.B. (vùng Capcazơ), Pyrethrum carneum M.B.
Cửu lý hương - 臭草. Còn gọi là rue tetide, văn hương. Tên khoa học Ruta graveolens L. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Đài hái - 油瓜. Còn gọi là du qua, dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing (Lào), Kigarasu-uri (Nhật). Tên khoa học Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. (Trichosanthes macrocarpa Blume). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Đại hoàng - 大黃. Còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. ex Regel (Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác, tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceaea). Vì vị thuốc màu rất vàng cho nên gọi là đại hoàng; vì có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.
Đại phong tử - 大風子. Còn gọi là chùm bao lớn, krabao phlêthom (Cămpuchia). Tên khoa học Hudnocarpus anthelmintica Pierre. Thuộc họ Mùng quân (Flacourtiaceae). Cây đại phong tử cho vị thuốc đại phong tử (Semen Hydnocarpi) là hạt phơi hay sấy khô của cây đại phong tử. Tên Hydnocarpus do hai chữ hydnon có nghĩa là một loài cây, carpus là quả nghĩa là quả giống một loài cây đã biết, anthelmintica do chữ Hy Lạp anti là chống lại, helminthe là trùng trong ruột ý muốn nói tác dụng của vị này đối với ký sinh trong ruột. Phong là tên Đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi - tên này do Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).
Đại phúc bì Là vỏ ngoài giữa phơi hay sấy khô của quả cau (xem cây cau). Thường các mảnh vỏ này được đập làm 2 mà phơi cho chóng khô.
Dâm bụt - 朱槿. Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì. Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.. Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Đằng hoàng - 藤黄. Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia). Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour, (non L.)]. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae). Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng. Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI). Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).
Dành dành - 栀子. Còn gọi là sơn chi tử, chi tử. Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô. "Chi" là chén đựng rượu, "tử" là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa. Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]