Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY LIM - 格木

Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc.

Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv.

Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

CÂY LIM, 格木, xích diệp mộc, cách mộc, Erythrophloeum fordii Oliv, họ Vang, Caesalpiniaceae

Cây lim - Erythrophloeum fordii

A. MÔ TẢ CÂY

Lim là một loại cây to, có thể cao hơn 10m hoặc hơn nữa. Lá hai lần kép lông chim với 3 đôi lá chép cấp hai; lá chét 9-15, mọc so le, nhọn, nhẵn, bóng ở mặt trên, dài 5-7cm, rộng 25-30mm. Hoa màu trắng mọc thành chùy đơn độc hay tập trung ở nách lá. Quả thuôn dài 20cm, rộng 35-40mm, hạt màu nâu, hơi hình trứng, dẹt và hơi có dìa ở đỉnh, xung quanh có rãnh.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Lim là một cây mọc phổ biến ở nước ta nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc. Thường người ta chỉ khai thác gỗ làm nhà, làm đồ dùng. Không thấy dùng làm thuốc. Chỉ thấy nói mạt cưa gỗ lim, nấm lim là có độc (xem thành phần hóa học).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cây lim của ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng nhiều loài Erythrophloem khác như E. guineense Don (mọc ở miền tây châu Phi, E. couminga  Baill. (mọc ở Mangat) chứa trong vỏ những ancaloit rất độc: erythophlein, casain, casaidin, counmingin là những este của metylaminoetanol CH3-NH-CH2-CH2OH và của dimetylaminoetanol (CH3)2-N-CH2-CH2OH.

IMG

Mỗi một ancaloit có một axit riêng etse hóa. Khi thủy phân axit, thì axit riêng này được giải phóng.
Casain và xasaidin là những ancaloit có tinh thể do Dalma chiết được từ năm 1935, là những dẫn xuất của dimetylaminoetanol. Các axit este hóa những ancaloit này là axit casaic và casaidic có cấu trúc ditecpen giống như những axit agatic và isoagatic thấy trong copal cùng thuộc họ Đậu (copal là những cây cho nhựa thuộc các chi Trachylobium, Guibourtia và Hymenaea mọc ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ).

IMG

Các axit casaidic có một chức axit và một nối kép. Axit casaidic còn có thêm hai chức ancola nhị, nhưng một chức chưa xác định được vị trí. Trong axit casaiic thì một chức ancola nhị được thay bởi một chức xeton nhưng vị trí cũng chưa xác định được.

Erythophlein là một ancaloit vô định hình, do Hardy và Gallois chiết được từ năm 1876, sau Merck cũng chiết được. Khi thủy phân sẽ cho metylaminoetanol và axit erythrophleic rất gần các axit nói trên. Nó có một nhóm metoxy và một chức rượu nhị.

Chất coumingin được Dalma chiết từ cây E. couminga dưới dạng tinh thể; khi thủy phân sẽ cho dimetylaminoetanol và axit coumicginic. Axit couminginic có cấu trúc một este. Khi thủy phân kiềm, nó cho axit casaic và axit hydroxy isovalerianic (CH3)2 - C(OH) - CH2 - COOH.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tại nước ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Trước đây trong hồi Nhật thuộc, tại huyện Gia Lâm, có người cung cấp cám nuôi ngựa cho Nhật đã trộn mạt cưa gỗ lim vào cám làm cho ngựa của Nhật chết.

Trong nhân dân, đã biết trong gỗ lim có chất độc cho nên không dùng gỗ lim làm thớt.

E.G.Paris (1948 Ann. Pharm. FR. VI. 501-508) đã nghiên cứu gỗ lim về mặt vi phẫu và hóa học đã đi đến kết luận rằng độc tính của vỏ lim rõ rệt, nhưng ít độc hơn vỏ cây lim E. guineensis và E. cuminga, nhưng gần như vỏ cây E. ivorensi. Tuy nhiên toàn bộ vỏ có độc tính 10 lần mạnh hơn trọng lượng cassin chiết được từ cùng một trọng lượng vỏ, có thể do trong vỏ lim còn có những ancaloit khác, saponin làm tăng độ độc của vỏ.

Tại các nước châu Phi, nhân dân dùng vỏ cây lim E. guineense để chế thuốc độc; khi bị ngộ độc co quắp mạnh và chết do tim ngừng ở thể tâm thu.

Những ancaloit của vỏ lim có tác dụng gây tê và tác dụng trên tim giống như các heterozit chữa tim trong lá Digitalis. Với liều nhỏ các ancaloit làm tăng lưu lượng máu ở tim; với liều cao gây loạn nhịp.

Về tác dụng và độc tính thì coumingin độc nhất sau đến erythrophlein, casain và casaidin.

Coumingin > erythrophlein > casain > casaidin.

Những axit kết hợp với các ancaloit trên không có tác dụng. Nó chỉ có tác dụng khi được kết hợp dưới dạng este với metylaminoetanol hay với dimetylaminoetanol.

So sánh cấu trúc hóa học của những ancaloit vỏ lim với cấu trúc của những heterozit chữa tim trong lá Digitalis chỉ thấy có cùng một nhân phenanthren. Nhận xét rằng nhân phenanthren có cả một axit mật, Rizixka Plattner và Engel đã chế từ axit mật các este của metyl và dimetylaminoetanol và các hợp chất chế được cũng hơi có tác dụng của những heterozit chữa tim.

Ngoài vỏ lim, trong nhân dân còn cho rằng nấm lim (nấm mọc trên cây lim) thuộc chi Ganoderma là một thứ thuốc mê mạnh. Người ta cho rằng trước đây mẹ mìn (một loại người chuyên đi rủ rê bắt cóc trẻ em đem đi bán - loại người này có nhiều trong hồi Pháp thuộc) thường dùng nấm lim trộn với bột để làm thuốc bùa mê; có khi dùng để ăn trộm lợn, ngựa. Chưa có ai nghiên cứu xác minh lại.

Theo E.G.Paris nấm lim không có ancaloit và không độc.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Như trên đã nói vỏ lim và nấm lim hiện chưa được dùng làm thuốc. Thường chỉ là nguyên nhân của một số trường hợp ngộ độc. Hiện nay một số nhà nghiên cứu đang nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh tim.

Chú thích:

Một loài Ganoderma lucidum được xác định là một loại thuốc đông y quý mang tên linh chi (xem vị này).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gối hạc
03/02/2025 07:55 CH

- 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây đa - 印度榕. Tên khoa học: Ficus elastica Roxb; Đa búp đỏ, bồ đề (đom pur): Ficus religiosa L.; Đa nhiều rễ: Ficus macrophylla; Đa tròn lá: Ficus benghalensis L.. Đều thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cay dạ cẩm - 花耳草. Còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạ khẩu cắm. Tên khoa học Oldelandia eapitellata Kuntze. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá và ngọn non của nhiều loài dạ cẩm: Dạ cẩm thân tím nhiều lông và loài dạ cẩm thân xanh.
Cây đại - 雞蛋花 (鸡蛋花). Còn gọi là miến chi tử, kê đản tử, cây hoa đại, bông sứ, hoa sứ trắng, bông sứ đỏ, bông sứ ma, hoa săm pa (Lào). Tên khoa học Plumeria acutifolia Poir. (P. acuminata Roxb, P. obtusa Lour). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây dầu giun Còn có tên là cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Tên khoa học Chenopodium ambrosioides L. (Chenopodium anthelminticum A. Gray.). Thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae). Chú thích về tên: Tên cây dầu giun là tên mới đặt vào khoảng năm 1939-1940, vì cây này cho tinh dầu chữa giun. Có chữ dầu để phân biệt với cây sử quân tử có tên khác là cây giun. Tên thổ kinh giới là tên Trung Quốc giới thiệu. Cần biết để tránh nhầm lẫn.
Cây dền - 木瓣樹 (木瓣树). Còn gọi là cây sai (Hà Bắc - Sơn Động), cây thối ruột, mảy sẳn săn (Thổ). Tên khoa học Xylopia vielane Pierre. Thuộc họ Na (Anonaceae).
Cây diếp cá - 魚精草 (鱼腥草). Còn có tên là cây lá giấp, ngư tinh thảo. Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae).
Cây dừa cạn - 長春花 (长春花). Còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar. Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây dung - 珠仔樹 (珠仔树). Còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia, chè dung. Tên khoa học Syplocos racemosa Roxb. Thuộc họ Dung (Symplocaceae).
Cây gai - 苧麻 (苎麻). Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc). Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gand. (Urtica nivea L.). Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai. Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ.Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]