Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY CHỔI XUỂ - 崗松 (岗松)

Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao.

Tên khoa học Baeckea frutescens L.

Thuộc họ Sim (Myrtaceae).

CÂY CHỔI XUỂ, 崗松, 岗松, cây chổi sể, thanh hao, Baeckea frutescens L., họ Sim, Myrtaceae

Chổi xuể - Baeckea frutescens

A. MÔ TẢ CÂY

Cây bụi cao 0,5-2m. Phân nhánh ngay từ gốc, thân và cành nhỏ, mềm, mùi thơm.

Lá mọc đối hình kim không có cuống, nhẵn bóng, dài chừng 1cm, chỉ có  một gân ở giữa, trên phiến lá nhỏ có những tuyến nhỏ, màu nâu.

Hoa trắng,  nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá. Lá bắc rất nhỏ bé, sớm rụng, nụ hoa hình chóp ngược. Ống đài chia 4-5 thùy, hình 3 cạnh hơi nhọn đầu. Cánh tràng  tròn, rời nhau, nhị 8-10, chỉ rất ngắn, có tuyến tròn nằm ở giữa đỉnh các ô phấn. Đĩa mật ẩn sâu trên bầu, bầu hạ, dính hoàn toàn vào ống đài, 3 ô rất  nhiều noãn.

Quả nang mở theo đường rách ngang. Hạt có cạnh, phôi thẳng.

Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại rất phổ biến trên các đồi miền trung du Vĩnh Phú, Bắc Thái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng...

Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, trõng của người ốm nằm để chữa bệnh.

Một số địa phương đã bắt đầu dùng toàn cây (trừ bỏ rễ) hay hái cây về, phơi khô trong mát cho lá rụng hết, rồi dùng lá này cắt tinh dầu gọi là tinh dầu chổi xuể hay tinh dầu chổi, còn gọi là dầu chổi.

Người ta còn hái hoa cây chổi xuể phơi trong mát cho khô dùng làm thuốc. Chưa thấy đâu tổ chức trồng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tháng 12 năm 1971, Đỗ Tất Lợi và Trần Tố Hoa đã định lượng tinh dầu trong toàn cây chổi xuể (trừ rễ) thu hái ở Quảng Bình và Bắc Thái đã thấy hàm lượng tinh dầu trong toàn cây tươi là 5-7% (0,5-0,7%). Nếu để chờ cây khô, lá  rụng rối lấy lá cất tiêng (cành vẫn dùng làm chổi) thì tỷ lệ lá/thân rất cao: 11kg cây lá khô cho 5,7kg cành, thân và 5kg lá, hoặc cân 42g cành lá  rồi tách lá, thân riêng được 22,7g lá 19g cành. Nếu cất lá riêng được hàm lượng tinh dầu từ 10-30%o (1-3%). Do đó có đề xuất khai thác cây chổi xuể  rồi đợi khô, tách riêng lá dùng làm thuốc và cất tinh dầu còn cành và thân  vẫn dùng làm chổi như trước.

Tháng 2 năm 1972 Phan Tống Sơn, Ngô Minh và Nguyễn Thu Huyền (Tạp chí Hóa học, 1974, 39-43) đã cất từ cây chổi xuể tươi thu hái ở Đông Triều, Quảng Ninh  được 0,5% tinh dầu.

Tinh dầu chổi xuể khi mới cất ra có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu giữa mùi tinh dầu khuynh diệp và mùi tinh dầu lavăng. Tỷ trọng d20=0,8760, nD20=1,4714, αD=+11o. Chỉ số axit 1,73, chỉ số este 18,24, chỉ số este sau khi axetyl hóa 42,60.

Phân tích thành phần tinh dầu chổi xuể cất từ cây chổi xuể mọc hoang dại ở Đông Tiều, Quảng Ninh thấy chứ 15% xineol, 35% +α thuyen và α pinen, 4% limonen, 14% ylangen và 18% thành phần chưa xác định được.

Chúng ta biết rằng tinh dầu chổi xuể mọc ở Biliton (Inđônêxia) chứa tới 58% α và β pinen, 7% xineol, khoảng 10% monotecpenancol gồm 1-linalo1, fenchylancol,  1-bocneol và I-α-tecpineol.

Một tinh dầu chổi xuể khác có tỷ trọng d27 0,883 và chứa một stearopten (hỗn hợp tác hydrocacbon parafinic).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Sơ bộ thử tác dụng đối với vi trùng theo cách thử kháng khuẩn của các chất  bay hơi cho thấy tinh dầu chổi xuể và các thành phần chủ yếu của nó (α thuyen, α pinen, xineol, linalo1) đều ức chế được Staphtllococcus aureus, Pneumoccus, Shi-gella flexneri; trừ α pinen, còn tất cả đều ức chế được Shigella shigae.

Tinh dầu chổi cũng như các thành phần trên đều không tác dụng đối với vi  trùng mủ xanh (Pseudomnas aeruginosa) (Tạp chí hóa học 1974, 40-41).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cho đến này, nhân dân thường chỉ dùng cây chổi xuể làm chổi quét nhà, lá và cành dùng cho vào chum vại đựng đậu xanh hay quần áo để tránh nhậy, sâu bọ cắn hại.

Khi đau bụng, người ta thường nằm trên giường hay chõng có nan thưa, dưới gầm đốt cây chổi xuể.

Có người dùng lá và hoa cây chổi xuể sắc uống điều kinh nguyệt không đều là  6-8g dưới dạng thuốc sắc.

Người ta còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ uống để ăn ngon cơm, chóng đói, chóng hết huyết hôi.

Trước đây không thấy nhân dân cất tinh dầu để dùng. Chỉ thấy ở một số nơi cất cây chổi xuể cùng với cây tràm và bán hỗn hợp tinh dầu tràm và tinh dầu chổi xuể với nhau. Tại Hà Nội, trước và sau hiệp định Giơnevơ 1954 có một hiệu thuốc đông y sản xuất một loại thuốc mang tên "rượu chổi Hoa Kỳ" những lại dịch ra tên "American camphor alcohol" nghĩa là cồn long não, chứ không phải chế từ cây chổi xuể.

Với những kinh nghiệm trong nhân dân và những nghiên cứu gần đây, chúng ta có thể khai thác cây chổi xuể cất tinh dầu dùng chế một số dầu xoa và uống chữa cảm cúm, đau nhức, ăn uống không tiêu như tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn làm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hồng bì
16/04/2025 09:48 CH

- 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cà gai leo - 細顛茄 (细颠茄). Còn gọi là cà quính, cà quánh, trap khar (Campuchia), Blou xít (Lào). Tên khoa học Solanum proucumbens Lour. (Solanum hainanense Hance). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà rốt - 胡蘿蔔 (胡萝卜). Còn gọi là hồ la bặc (Trung Quốc). Tên khoa học Daucus carota L. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Cà tàu - 黄果茄. Còn gọi là cà dại trái vàng. Tên khoa học Solanum xanthocarpum Schrad và Wondl. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cải bắp - 卷心菜. Tên khoa học Brassia oleracea Linn. var capitata D. C. Thuộc họ cải (Brassicaceae).
Cải canh - 芥菜. Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử. Tên khoa học Brassica juncea (l.) Czermet Coss. (Sinapis juncea L.). Thuộc họ Cải (Brassicaceae). Giới tử Sinapis - Semen Sinapis hay Semen Brassicae junceae là hạt phơi hay sấy khô lấy ở quả chín của cây cải canh.
Cải cúc - 茼蒿. Còn gọi là rau cúc, cúc tần ô, đồng hao (T.Q.), chrysanthème des jardins, chrysan thème à couronne. Tên khoa học Chrysanthemum coronarium L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cẩm xà lặc Còn gọi là mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ (Trung Quốc). Tên khoa học Canthium parvifolium Roxb. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cẩm xà lặc là tên vỏ cây này được xuất bán cho Trung Quốc. Tên này phổ biến ở tỉnh Quảng Bình là nơi được khai thác thu mua để xuất. Tại những nơi khác tên mỏ quạ, mỏ ó phổ biến hơn. Cũng có nơi gọi là cây găng. Tên mỏ quạ còn dùng để chỉ một cây khác (xem vị này) cần chú ý tránh nhầm.
Canh châu - 雀梅藤. Còn gọi là chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng. Tên khoa học Sageretia theezans (L.) Brongn. (Rhamnus theezans L.). Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống thay chè.
Canh ki na - 金雞納 (金鸡纳). (Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae). Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.
Cánh kiến đỏ - 紫梗. Còn gọi là tử giao, tử ngạnh, xích giao, hoa một dược, dương cán tất, tử trùng giao, tử thảo nhung. Tên khoa học Lacca-Stick-lac. Cánh kiến đỏ (Lacca) là chất nhựa màu đỏ do một loài rệp son cánh kiến đỏ - Laccifer lacca Kerr. - thuộc họ Sâu cánh kiến lacciferidae hút nhựa cây chủ bài tiết ra. Tên con rệp son, có tác giả xác định là Tachardia lacca R. Bld. (Tachard là một nhà truyền giáo Pháp đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Pondichery Ấn Độ và báo cáo ở Viện hàn lâm Pháp năm 1710), cũng có tác giả xác định là Carteria lacca Sign. (do Carter đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Bombay, Ấn Độ năm 1860-1861). Hiện nay tên Laccifer lacca Kerr. thông dụng hơn cả. Tuy nhiên có thể những chủng đó có chỗ khác nhau, ta chưa phát hiện được.
Cánh kiến trắng - 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là tên cổ của một địa phương ngoài Trung Quốc; vì cây có hương thơm, nguồn gốc ở nước An Tức xưa. An tức hương (Benzoinum - Benzoe) là nhựa của cây cánh kiến trắng hay cây bồ đề.
Canhkina - 金雞納 (金鸡纳). Tên khoa học Cinchona sp. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloit người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau: (1) Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ - Cinchona succirubra Pavon; (2) Để chiết ancaloit toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkin đỏ hoặc vỏ canhkina vàng Cinchona calisaya Wedd, hoặc canhkina Cinchona ledgeriana Moens; (3) Vỏ cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế rượu khai vị.
Cảo bản - 藁本. Cảo bản là một vị thuốc tương đối thông dụng trong Đông y. Vì gốc cây như gốc lúa ("cảo" = lúa, "bản" = gốc) do đó có tên cảo bản. Trên thị trường có 2 loại cảo bản: 1. Bắc cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici jeholensis; 2. Tây khung cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici sinensis...
Cát cánh - 桔梗. Tên khoa học Platycodon grandiflorum A. DC. Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cát cánh hay kết cánh (Radix platycodi) là rễ khô của cây cát cánh. Tên Platycodon do chữ Platys là rộng, Codon là chuông. Grandiflorum do chữ grandi là to, florum là hoa vì cây cát cánh có hoa to hình cái chuông rộng.
Cẩu tích - 狗脊. Còn gọi là rễ lông cu ly, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ. Tên khoa học Cibotium barometz (L.) J. Sm. Thuộc họ Lông cu ly (Dicksoniaceae). Cẩu tích hay kim mao, cẩu tích (Rhizoma Cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô, có khi thái mỏng, phơi hay sấy khô của cây lông cu ly. Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.
Cây áctisô - 菜薊 (菜蓟). Tên khoa học Cynara scolymus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng thân và lá tươi của cây áctisô.
Cây ba gạc - 蘿芙木 (萝芙木). Còn có tên là la phu mộc, san to (Sapa), lạc toọc (Cao Bằng). Tên khoa học Rauwolfia verticillata (Lour) Baill. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwolfiae verticillatae) của cây ba gạc, hay la phu mộc. La phu mộc = dịch âm Trung Quốc của chữ Râuvonphia (Rauwolfia) tên khoa học của cây này. Tên san to nghĩa là ba chạc, vì cây có 3 lá, chia ba cành. Tên lạc toọc nghĩa là một rễ, vì cây có một rễ.
Cây ba gạc Ấn Độ - 印度蘿芙木 (印度萝芙木). Còn có tên Ấn Độ sà mộc, Ấn Độ la phù mộc. Tên khoa học Rauwoflia serpentina Benth. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwfliae serpentinae) của cây ba gạc Ấn Độ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]