Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY BỒNG BỒNG - 牛角瓜

Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen.

Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br.

Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

CÂY BỒNG BỒNG, 牛角瓜, nam tì bà, cây lá hen, Calotropis gigantea R. Br., họ Thiên lý, Asclepiadaceae

Cây bồng bồng - Calotropis gigantea

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao 5-7m có thể cao hơn nếu để tự nhiên. Cành có lông trắng.

Lá mọc đối dài 12-20cm rộng 5-11cm không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyến trắng.

Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn, đều đẹp, đường kính 5cm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe. 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng. (Mùa hoa gần quanh năm, chủ yếu từ tháng 12-1). Bao phấn hàn liền với đầu nhuỵ. Hạt phấn của mỗi ô họp thành 1 khối phấn có chuôi và gót đính. 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhụy dính liền với các bao phấn.

Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm, trên hạt có chùm lông.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc.

Lá hái gần quanh năm. Dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong lá có calotropin, thủy phân cho calotropagenin.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1974 (Thông báo dược liệu 21, 1974), Lê Hà Lệ Xuân nghiên cứu tác dụng của cao rượu bồng bồng trên 300 súc vật thí nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Chế phẩm của bồng bồng có những tác dụng điển hình của một glucozit chữa tim:

   Hoạt tính sinh vật trên mèo (theo Dược điển Liên Xô IX 1961 và Dược điển Việt Nam 1971) là 0,113; hoạt tính sinh vật so sánh với bột lá Digitalis chuẩn Trung Quóc lá 73,44%; với liều tiêm trước bằng 50% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 7,88% đơn vị mèo (bằng 16% của liều tiêm trước); với liều tiêm trước bằng 75% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 20% đơn vị mèo (bằng 27% của liều tiêm trước).

   Như vậy, bồng bồng thuộc nhóm glucozit chữa tim sau 24 giờ tích luỹ ít, ít hơn strophantin G 2 lần, ít hơn Strophantin K và D 3 lần, ít hơn digitoxin 5,3 lần.

2. Chế phẩm bồng bồng ít độc: Liều chết LD-50 đối với chuột nhắt trắng tính theo Perchin là 3,95g. So với những glucozit chữa tim đã biết, khoảng cách an toàn tương đối rộng.

3. Trên tim ếch cô lập, với nồng độ 1: 1 triệu, 1: 10 triệu và 1: 100 triệu đều có tác dụng tăng trương lực tâm thu và làm giảm nhịp tim rõ rệt. Với liều độc: 1: 100.000 tim chết ở thì tâm thu.

4. Trên tim thỏ cô lập, với liều 0,008g và 0,004g liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng tăng sức co bóp tim, làm giảm nhịp tim và tăng cường trương lực cơ tim, thời gian tâm trương kéo dài, với liều độc gây ngừng tim ở tâm thu.

5. Trên điện tâm đồ thỏ với liều 0,3g/kg tiêm tĩnh mạch và 1g/kg uống đã thể hiện khoảng RR dài ra, phức hệ QRS ngắn lại, biên độ sóng R tăng cao và khoảng T - P kéo dài ra rõ rệt. Với liều độc, xuất hiện nhịp tim chậm lại quá mức dẫn đến hiện tượng bloc nhĩ thất.

6. Trên hệ mạch tai thỏ với nồng độ 1: 100, 1: 150 có tác dụng dẫn mạch. Trên hệ mạch ếch, với nồng độ 1: 100, 1: 150 và 1: 500 đều có tác dụng dãn mạch. Ở nồng độ thấp hơn 1: 1000 có tác dụng gây co mạch.

7. Trên huyết áp mèo và thỏ, với liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng làm tăng lực tâm thu, nhịp tim chậm và thời gian tâm trương kéo dài. Với liều độc, xuất hiện dấu hiệu ngộ độc, như huyết áp hạ dần, súc vật nôn, do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân dùng lá cây bồng bồng làm thuốc chữa hen.

Cách dùng như sau: Hái lá đem về, lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3-4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2-3 ngày, có khi sau 7-8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút (Phan Như Thế).

Cần chú ý nghiên cứu.

Ngoài ra người ta còn dùng nhựa mủ để làm một chất nhuộm màu vàng, vỏ thân có thể dùng làm giấy, gỗ đốt lấy than làm thuốc súng.

Chú thích:

   Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tử uyển
14/04/2025 11:43 CH

- 紫菀. Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng. Tên khoa học Aster tataricus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm; vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây đại - 雞蛋花 (鸡蛋花). Còn gọi là miến chi tử, kê đản tử, cây hoa đại, bông sứ, hoa sứ trắng, bông sứ đỏ, bông sứ ma, hoa săm pa (Lào). Tên khoa học Plumeria acutifolia Poir. (P. acuminata Roxb, P. obtusa Lour). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây dâu - 桑. Còn gọi là mạy môn (Thổ), dâu cang (Mèo), tầm tang. Tên khoa học Morus alba L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Dầu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Lá dâu = tang diệp - Folium Mori; (2) Vỏ rễ cây dâu = tang bạch bì - Cortex Mori radicis; (3) Quả dâu = tang thầm - Fructus Mori; (4) Cây mọc ký sinh trên cây dâu = tang ký sinh (Ramulus Loranthi) có tên kho học là Loranthus parasiticus (L.) Merr. thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae); (5) Tổ bọ ngựa trên cây dâu = tang phiêu tiêu - Ootheca Mantidis; (6) Sâu dâu = con sâu nằm trong thân cây dâu. Vốn là ấu trùng của một loại xén tóc.
Cây dầu giun Còn có tên là cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Tên khoa học Chenopodium ambrosioides L. (Chenopodium anthelminticum A. Gray.). Thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae). Chú thích về tên: Tên cây dầu giun là tên mới đặt vào khoảng năm 1939-1940, vì cây này cho tinh dầu chữa giun. Có chữ dầu để phân biệt với cây sử quân tử có tên khác là cây giun. Tên thổ kinh giới là tên Trung Quốc giới thiệu. Cần biết để tránh nhầm lẫn.
Cây dền - 木瓣樹 (木瓣树). Còn gọi là cây sai (Hà Bắc - Sơn Động), cây thối ruột, mảy sẳn săn (Thổ). Tên khoa học Xylopia vielane Pierre. Thuộc họ Na (Anonaceae).
Cây diếp cá - 魚精草 (鱼腥草). Còn có tên là cây lá giấp, ngư tinh thảo. Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae).
Cây dừa cạn - 長春花 (长春花). Còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar. Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây dung - 珠仔樹 (珠仔树). Còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia, chè dung. Tên khoa học Syplocos racemosa Roxb. Thuộc họ Dung (Symplocaceae).
Cây gai - 苧麻 (苎麻). Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc). Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gand. (Urtica nivea L.). Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai. Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ.Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.
Cây gáo - 烏檀側柏 (乌檀侧柏). Tên khoa học Sarcocephalus cordatus Miq. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]