Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY BỒNG BỒNG - 牛角瓜

Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen.

Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br.

Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

CÂY BỒNG BỒNG, 牛角瓜, nam tì bà, cây lá hen, Calotropis gigantea R. Br., họ Thiên lý, Asclepiadaceae

Cây bồng bồng - Calotropis gigantea

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao 5-7m có thể cao hơn nếu để tự nhiên. Cành có lông trắng.

Lá mọc đối dài 12-20cm rộng 5-11cm không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyến trắng.

Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn, đều đẹp, đường kính 5cm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe. 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng. (Mùa hoa gần quanh năm, chủ yếu từ tháng 12-1). Bao phấn hàn liền với đầu nhuỵ. Hạt phấn của mỗi ô họp thành 1 khối phấn có chuôi và gót đính. 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhụy dính liền với các bao phấn.

Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm, trên hạt có chùm lông.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc.

Lá hái gần quanh năm. Dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong lá có calotropin, thủy phân cho calotropagenin.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1974 (Thông báo dược liệu 21, 1974), Lê Hà Lệ Xuân nghiên cứu tác dụng của cao rượu bồng bồng trên 300 súc vật thí nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Chế phẩm của bồng bồng có những tác dụng điển hình của một glucozit chữa tim:

   Hoạt tính sinh vật trên mèo (theo Dược điển Liên Xô IX 1961 và Dược điển Việt Nam 1971) là 0,113; hoạt tính sinh vật so sánh với bột lá Digitalis chuẩn Trung Quóc lá 73,44%; với liều tiêm trước bằng 50% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 7,88% đơn vị mèo (bằng 16% của liều tiêm trước); với liều tiêm trước bằng 75% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 20% đơn vị mèo (bằng 27% của liều tiêm trước).

   Như vậy, bồng bồng thuộc nhóm glucozit chữa tim sau 24 giờ tích luỹ ít, ít hơn strophantin G 2 lần, ít hơn Strophantin K và D 3 lần, ít hơn digitoxin 5,3 lần.

2. Chế phẩm bồng bồng ít độc: Liều chết LD-50 đối với chuột nhắt trắng tính theo Perchin là 3,95g. So với những glucozit chữa tim đã biết, khoảng cách an toàn tương đối rộng.

3. Trên tim ếch cô lập, với nồng độ 1: 1 triệu, 1: 10 triệu và 1: 100 triệu đều có tác dụng tăng trương lực tâm thu và làm giảm nhịp tim rõ rệt. Với liều độc: 1: 100.000 tim chết ở thì tâm thu.

4. Trên tim thỏ cô lập, với liều 0,008g và 0,004g liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng tăng sức co bóp tim, làm giảm nhịp tim và tăng cường trương lực cơ tim, thời gian tâm trương kéo dài, với liều độc gây ngừng tim ở tâm thu.

5. Trên điện tâm đồ thỏ với liều 0,3g/kg tiêm tĩnh mạch và 1g/kg uống đã thể hiện khoảng RR dài ra, phức hệ QRS ngắn lại, biên độ sóng R tăng cao và khoảng T - P kéo dài ra rõ rệt. Với liều độc, xuất hiện nhịp tim chậm lại quá mức dẫn đến hiện tượng bloc nhĩ thất.

6. Trên hệ mạch tai thỏ với nồng độ 1: 100, 1: 150 có tác dụng dẫn mạch. Trên hệ mạch ếch, với nồng độ 1: 100, 1: 150 và 1: 500 đều có tác dụng dãn mạch. Ở nồng độ thấp hơn 1: 1000 có tác dụng gây co mạch.

7. Trên huyết áp mèo và thỏ, với liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng làm tăng lực tâm thu, nhịp tim chậm và thời gian tâm trương kéo dài. Với liều độc, xuất hiện dấu hiệu ngộ độc, như huyết áp hạ dần, súc vật nôn, do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân dùng lá cây bồng bồng làm thuốc chữa hen.

Cách dùng như sau: Hái lá đem về, lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3-4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2-3 ngày, có khi sau 7-8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút (Phan Như Thế).

Cần chú ý nghiên cứu.

Ngoài ra người ta còn dùng nhựa mủ để làm một chất nhuộm màu vàng, vỏ thân có thể dùng làm giấy, gỗ đốt lấy than làm thuốc súng.

Chú thích:

   Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Núc nác
13/04/2025 08:46 CH

- 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (B...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Chìa vôi - 盒果藤. Còn gọi là bình vôi, bặch phấn đằng, turbith vegetal. Tên khoa học Ipomoea turpethum R. Br., Operculina turpethum (L) Silva Manso. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Chó đẻ răng cưa - 葉下珠 (叶下珠). Còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle (Cămpuchia). Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chua me đất hoa vàng - 酢浆草. Còn gọi là tạc tương thảo, toàn tương thảo, toàn vị thảo, toan vị vị, chua me bá chìa, tam diệp toan. Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalis repens Thunb, Oxalis javanica Blume). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Chút chít - 酸模, 刺酸模. Còn gọi là trút trít, lưỡi bò, ngưu thiệt, dương đề. Tên khoa học Rumex wallichii Meisn. Rume sinensis (Rumex maritimus Hook). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Dương là dê, đề là gót, vì rễ cây giống chân dê do đó có tên. Lưỡi bò hay ngưu thiệt (cũng có nghĩa là lưỡi bò hay lưỡi trâu) vì lá cây giống lưỡi bò. Trẻ con thường cọ 2 lá vào nhau, làm phát ra tiếng kêu "chút chít" do đó thành tên.
Cỏ bạc đầu - 猴子草. Còn gọi là cỏ nút áo, smao kak kdam (Camupuchia). Tên khoa học Kyllinga monocephala Rottb. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Cỏ bợ - 蘋, 田字草. Còn gọi là tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn (Lào - Vientian). Tên khoa học Marsilea quadrifolia L. (Lemna quadrifolia Desr. Pteris quadrifoliata L.). Thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides).
Cỏ chỉ - 鐵線草 (铁线草). Còn gọi là cỏ gà, cỏ ống. Tên khoa học Cynodon dactylon Pers. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Cỏ chỉ - cỏ ống (Rhizoma cynodoni) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ ống hay cây cỏ chỉ.
Cỏ đuôi lươn - 田葱. Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).
Cổ giải Tên khoa học Milletia sp. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cỏ mần trầu - 牛筋草. Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ may - 竹節草 (竹节草). Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Tên khoa học Chysopogon aciculatus (Retz.) Trin. (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphis trivialis Lour.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cỏ trói gà - 錦地羅 (锦地罗). Còn có tên là cỏ tỹ gà, cẩm địa là, bèo đất. Tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorseraceae rotundifolia Lour., non L.). Thuộc họ cây Bắt ruồi (Droseraceae).
Cóc mẳn - 石胡荽. Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Tên khoa học Centipeda minima (L.) A.Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên cóc mẳn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cà phê có tên khác là vương thái tô Oldenlandia corymbosa Sind.
Cốc tinh thảo - 谷精草. Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống. Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L. Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau. Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]