Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nội dung cần chú ý khi giới thiệu hay điều tra cây thuốc hay đơn thuốc

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 06:21 SA

IMG

Trong khi điều tra cũng như khi hướng dẫn người giới thiệu kinh nghiệm dùng thuốc, chúng ta cần chú ý một số điểm cần thiết cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau này.

   1. Tên họ và địa chỉ người giới thiệu cây thuốc hay bài thuốc để sau này khi cần thiết liên lạc bằng thư từ hỏi thêm hoặc đề nghị khen thưởng hay biểu dương.

   2. Tên cây thuốc: giống như phần làm mẫu cây thuốc khô.

   3. Có ở nơi nào? Thu hái ở cây mọc hoang hay ở cây trồng, hay nếu phải mua thì mua ở đâu? Nếu mọc ở địa phương thì ghi chép như phần nơi mọc ở mục làm  mẫu cây khô.

   4. Mô tả cây thuốc hay vị thuốc.

   5. Dùng toàn cây hay những bộ phận nào của cây: rễ, thân, lá, hay hoa quả. Cần chú ý là những bộ phận khác nhau của cây nhiều khi có tác dụng khác nhau.

   6. Hái vào lúc nào? Sáng chiều, mùa hái và tháng hái. Nên chú ý rằng mùa hái khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau. Ví dụ bồ công anh, ma hoàng.

   7. Dùng dưới hình thức nào? Tươi hay khô. Phơi trong mát hay ngoài nắng? Nên nhớ rằng nhiều khi vị thuốc tươi không giống vị thuốc khô.

   8. Bào chế như thế nào? Thuốc sắc hay thuốc pha? Có phải sao vàng lên hay sao đen, hay không phải sao tẩm gì? Vì dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì tẩy, nhưng dùng sao đen thì không có tác dụng tẩy. Nếu phải ngâm rượu thì ngâm trong bao nhiêu rượu? Ngâm trong bao nhiêu lâu?

   9. Liều lượng, cách dùng như thế nào? Uống bao nhiêu lần một ngày. Mỗi lần uống bao nhiêu? vào lúc trước hay sau khi ăn cơm.

   10. Dùng chữa bệnh gì? Nên ghi chép kỹ những triệu chứng của bệnh vì nhiều khi tên bệnh đó không phù hợp với tên bệnh của ta hiện nay.

   11. Đây là kinh nghiệm của bản thân hay kinh nghiệm của gia đình? Có được sử dụng rộng rãi không? Đã chữa được nhiều người có kết quả chưa? Có phải kiêng khem gì không?


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây một lá
16/04/2025 09:42 CH

- 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sảng - 假蘋婆 (假苹婆). Còn gọi là cây sảng, sảng lá kiếm, quả thang. Tên khoa học Sterculia lanceolata Cavan. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Săng lẻ - 絨毛紫薇 (绒毛紫薇). Còn gọi là bằng lang, bằng lăng (miền Nam), kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên). Tên khoa học Lagerstroemia calyculata Kurz (syn. Lagerstroemia angustifolia Pierre ex.Lan.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae). Tên săng lẻ cũng như bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng nước (chỉ nơi mọc ở nước), bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng), .v.v. Tên Lagerstroemia do Carl von Linné đặt cho từ năm 1759 để nhớ tới người bạn thân của mình, một công chức người Thụy Điển có tên Magnus Lagerstroem sinh năm 1691 ở Stettin và chết năm 1759 ở Gotterburg.
Sao đen - Còn gọi là koky (Campuchia), may khèn (Lào). Tên khoa học Hopea odorata Roxb. Thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Seo gà - 鳳尾草 (凤尾草). Còn gọi là phượng vĩ thảo, theo gà, phượng vĩ. Tên khoa học Pteris multifida Poir. (P. Serrulata L. f.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên seo gà vì lá có một cái seo giống như seo ở đuôi con gà.
Sim - 桃金娘. Còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương. Tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa Wight (Myrtus Tomentosa Ait., Myrtus canescens Lour.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Sổ - 五椏果. Còn gọi là sổ bà, thiều biêu, co má sản (Thái). Tên khoa học Dillenia indica L. Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]