Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nội dung cần chú ý khi giới thiệu hay điều tra cây thuốc hay đơn thuốc

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 06:21 SA

IMG

Trong khi điều tra cũng như khi hướng dẫn người giới thiệu kinh nghiệm dùng thuốc, chúng ta cần chú ý một số điểm cần thiết cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau này.

   1. Tên họ và địa chỉ người giới thiệu cây thuốc hay bài thuốc để sau này khi cần thiết liên lạc bằng thư từ hỏi thêm hoặc đề nghị khen thưởng hay biểu dương.

   2. Tên cây thuốc: giống như phần làm mẫu cây thuốc khô.

   3. Có ở nơi nào? Thu hái ở cây mọc hoang hay ở cây trồng, hay nếu phải mua thì mua ở đâu? Nếu mọc ở địa phương thì ghi chép như phần nơi mọc ở mục làm  mẫu cây khô.

   4. Mô tả cây thuốc hay vị thuốc.

   5. Dùng toàn cây hay những bộ phận nào của cây: rễ, thân, lá, hay hoa quả. Cần chú ý là những bộ phận khác nhau của cây nhiều khi có tác dụng khác nhau.

   6. Hái vào lúc nào? Sáng chiều, mùa hái và tháng hái. Nên chú ý rằng mùa hái khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau. Ví dụ bồ công anh, ma hoàng.

   7. Dùng dưới hình thức nào? Tươi hay khô. Phơi trong mát hay ngoài nắng? Nên nhớ rằng nhiều khi vị thuốc tươi không giống vị thuốc khô.

   8. Bào chế như thế nào? Thuốc sắc hay thuốc pha? Có phải sao vàng lên hay sao đen, hay không phải sao tẩm gì? Vì dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì tẩy, nhưng dùng sao đen thì không có tác dụng tẩy. Nếu phải ngâm rượu thì ngâm trong bao nhiêu rượu? Ngâm trong bao nhiêu lâu?

   9. Liều lượng, cách dùng như thế nào? Uống bao nhiêu lần một ngày. Mỗi lần uống bao nhiêu? vào lúc trước hay sau khi ăn cơm.

   10. Dùng chữa bệnh gì? Nên ghi chép kỹ những triệu chứng của bệnh vì nhiều khi tên bệnh đó không phù hợp với tên bệnh của ta hiện nay.

   11. Đây là kinh nghiệm của bản thân hay kinh nghiệm của gia đình? Có được sử dụng rộng rãi không? Đã chữa được nhiều người có kết quả chưa? Có phải kiêng khem gì không?


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cánh kiến trắng
13/04/2025 09:06 CH

- 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Muồng truổng - 簕欓花椒. Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam. Tên khoa học Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC (Fagara avicennae Lamk., Zanthoxylum herculis Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Mướp - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc. Tên khoa học Luffa cylindrica (L. ) Roem, (Momordica cylindrica L.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Mướp đắng - 苦瓜. Còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao (Mường-Thanh Hóa). Tên khoa học Momordica charantia L. (Momordica balsamina Desc., Cucumis africanus Lindl.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Na - 番荔枝. Còn gọi là sa lê, mãng cầu, mãng cầu giai, mãng cầu ta, phan lệ chi. Tên khoa học Annona squamosa L. Thuộc họ Na (Annonaceae).Cây na cho ta các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Lá, hạt và quả.
Nấm hương - 香菇. Còn gọi là bioc hom, lét lang. Tên khoa học Lentinus edodes (Berk.) Sing.; Agaricus rhinonensis Berk. Thuộc họ Nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
Náng hoa trắng - 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]