Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nội dung cần chú ý khi giới thiệu hay điều tra cây thuốc hay đơn thuốc

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 06:21 SA

IMG

Trong khi điều tra cũng như khi hướng dẫn người giới thiệu kinh nghiệm dùng thuốc, chúng ta cần chú ý một số điểm cần thiết cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau này.

   1. Tên họ và địa chỉ người giới thiệu cây thuốc hay bài thuốc để sau này khi cần thiết liên lạc bằng thư từ hỏi thêm hoặc đề nghị khen thưởng hay biểu dương.

   2. Tên cây thuốc: giống như phần làm mẫu cây thuốc khô.

   3. Có ở nơi nào? Thu hái ở cây mọc hoang hay ở cây trồng, hay nếu phải mua thì mua ở đâu? Nếu mọc ở địa phương thì ghi chép như phần nơi mọc ở mục làm  mẫu cây khô.

   4. Mô tả cây thuốc hay vị thuốc.

   5. Dùng toàn cây hay những bộ phận nào của cây: rễ, thân, lá, hay hoa quả. Cần chú ý là những bộ phận khác nhau của cây nhiều khi có tác dụng khác nhau.

   6. Hái vào lúc nào? Sáng chiều, mùa hái và tháng hái. Nên chú ý rằng mùa hái khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau. Ví dụ bồ công anh, ma hoàng.

   7. Dùng dưới hình thức nào? Tươi hay khô. Phơi trong mát hay ngoài nắng? Nên nhớ rằng nhiều khi vị thuốc tươi không giống vị thuốc khô.

   8. Bào chế như thế nào? Thuốc sắc hay thuốc pha? Có phải sao vàng lên hay sao đen, hay không phải sao tẩm gì? Vì dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì tẩy, nhưng dùng sao đen thì không có tác dụng tẩy. Nếu phải ngâm rượu thì ngâm trong bao nhiêu rượu? Ngâm trong bao nhiêu lâu?

   9. Liều lượng, cách dùng như thế nào? Uống bao nhiêu lần một ngày. Mỗi lần uống bao nhiêu? vào lúc trước hay sau khi ăn cơm.

   10. Dùng chữa bệnh gì? Nên ghi chép kỹ những triệu chứng của bệnh vì nhiều khi tên bệnh đó không phù hợp với tên bệnh của ta hiện nay.

   11. Đây là kinh nghiệm của bản thân hay kinh nghiệm của gia đình? Có được sử dụng rộng rãi không? Đã chữa được nhiều người có kết quả chưa? Có phải kiêng khem gì không?


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Trám
14/04/2025 11:26 CH

- 橄欖 (橄榄). Còn gọi là cảm lãm, trám trắng, cà na, thanh quả, đêm ta lát (Cămpuchia). Tên khoa học Canarium album (Lour) Raensch (Canarium sinensis Rumph, Pimela alba Lour.). Thuộc họ Trám (Burseraceae). Thanh quả (Fructus Canarii) là quả trám trắng chín phơ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bèo tây - 大水萍. Còn gọi là bèo Nhật Bản, lộc bình. Tên khoa học Eichhornia crassipes Solms. Thuộc họ Bèo tây (Pontederiaceae). Tên bèo tây vì nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào. Tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật đưa về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình.
Bồ công anh - 蒲公英. Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn: 1. Cây bồ công anh Việt Nam Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae); 2. Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg., cũng họ Cúc (Asteraceae); 3. Cây chỉ thiên Elephantopus scaber L., cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Bồ công anh Trung Quốc - 中國蒲公英 (蒲公英). Còn gọi là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinale Wigg. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazt., Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H.Koidz., hoặc một số loài khác giống cùng họ.
Bồ công anh Việt Nam - 越南蒲公英 (山莴苣). Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bồ cu vẽ - 黑面神. Còn gọi là đỏ đọt, mào gà, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy. Tên khoa học Breynia fruticosa Hool. F. (Phyllanthus introductis Steud, Phyllanthus turbinatus Sima., Phyllanthus simsianus Wall.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bồ kết - 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Quả bồ kết tạo giác (Fructus Gleditschiae) - là quả bồ kết chín khô; (2) Hạt bồ kết tạo giác tử (Semen Gleditschiae) - là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô; (3) Gai bồ kết tạo thích, tạo giác thích, thiên đình, tạo trâm (Spina Gleditschiae) - là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khố hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]