Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nội dung cần chú ý khi giới thiệu hay điều tra cây thuốc hay đơn thuốc

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 06:21 SA

IMG

Trong khi điều tra cũng như khi hướng dẫn người giới thiệu kinh nghiệm dùng thuốc, chúng ta cần chú ý một số điểm cần thiết cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau này.

   1. Tên họ và địa chỉ người giới thiệu cây thuốc hay bài thuốc để sau này khi cần thiết liên lạc bằng thư từ hỏi thêm hoặc đề nghị khen thưởng hay biểu dương.

   2. Tên cây thuốc: giống như phần làm mẫu cây thuốc khô.

   3. Có ở nơi nào? Thu hái ở cây mọc hoang hay ở cây trồng, hay nếu phải mua thì mua ở đâu? Nếu mọc ở địa phương thì ghi chép như phần nơi mọc ở mục làm  mẫu cây khô.

   4. Mô tả cây thuốc hay vị thuốc.

   5. Dùng toàn cây hay những bộ phận nào của cây: rễ, thân, lá, hay hoa quả. Cần chú ý là những bộ phận khác nhau của cây nhiều khi có tác dụng khác nhau.

   6. Hái vào lúc nào? Sáng chiều, mùa hái và tháng hái. Nên chú ý rằng mùa hái khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau. Ví dụ bồ công anh, ma hoàng.

   7. Dùng dưới hình thức nào? Tươi hay khô. Phơi trong mát hay ngoài nắng? Nên nhớ rằng nhiều khi vị thuốc tươi không giống vị thuốc khô.

   8. Bào chế như thế nào? Thuốc sắc hay thuốc pha? Có phải sao vàng lên hay sao đen, hay không phải sao tẩm gì? Vì dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì tẩy, nhưng dùng sao đen thì không có tác dụng tẩy. Nếu phải ngâm rượu thì ngâm trong bao nhiêu rượu? Ngâm trong bao nhiêu lâu?

   9. Liều lượng, cách dùng như thế nào? Uống bao nhiêu lần một ngày. Mỗi lần uống bao nhiêu? vào lúc trước hay sau khi ăn cơm.

   10. Dùng chữa bệnh gì? Nên ghi chép kỹ những triệu chứng của bệnh vì nhiều khi tên bệnh đó không phù hợp với tên bệnh của ta hiện nay.

   11. Đây là kinh nghiệm của bản thân hay kinh nghiệm của gia đình? Có được sử dụng rộng rãi không? Đã chữa được nhiều người có kết quả chưa? Có phải kiêng khem gì không?


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Núc nác
13/04/2025 08:46 CH

- 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (B...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Canh châu - 雀梅藤. Còn gọi là chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng. Tên khoa học Sageretia theezans (L.) Brongn. (Rhamnus theezans L.). Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống thay chè.
Canh ki na - 金雞納 (金鸡纳). (Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae). Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.
Cánh kiến đỏ - 紫梗. Còn gọi là tử giao, tử ngạnh, xích giao, hoa một dược, dương cán tất, tử trùng giao, tử thảo nhung. Tên khoa học Lacca-Stick-lac. Cánh kiến đỏ (Lacca) là chất nhựa màu đỏ do một loài rệp son cánh kiến đỏ - Laccifer lacca Kerr. - thuộc họ Sâu cánh kiến lacciferidae hút nhựa cây chủ bài tiết ra. Tên con rệp son, có tác giả xác định là Tachardia lacca R. Bld. (Tachard là một nhà truyền giáo Pháp đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Pondichery Ấn Độ và báo cáo ở Viện hàn lâm Pháp năm 1710), cũng có tác giả xác định là Carteria lacca Sign. (do Carter đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Bombay, Ấn Độ năm 1860-1861). Hiện nay tên Laccifer lacca Kerr. thông dụng hơn cả. Tuy nhiên có thể những chủng đó có chỗ khác nhau, ta chưa phát hiện được.
Cánh kiến trắng - 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là tên cổ của một địa phương ngoài Trung Quốc; vì cây có hương thơm, nguồn gốc ở nước An Tức xưa. An tức hương (Benzoinum - Benzoe) là nhựa của cây cánh kiến trắng hay cây bồ đề.
Canhkina - 金雞納 (金鸡纳). Tên khoa học Cinchona sp. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloit người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau: (1) Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ - Cinchona succirubra Pavon; (2) Để chiết ancaloit toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkin đỏ hoặc vỏ canhkina vàng Cinchona calisaya Wedd, hoặc canhkina Cinchona ledgeriana Moens; (3) Vỏ cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế rượu khai vị.
Cảo bản - 藁本. Cảo bản là một vị thuốc tương đối thông dụng trong Đông y. Vì gốc cây như gốc lúa ("cảo" = lúa, "bản" = gốc) do đó có tên cảo bản. Trên thị trường có 2 loại cảo bản: 1. Bắc cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici jeholensis; 2. Tây khung cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici sinensis...
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]