Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Người nước ngoài chú ý đến những vấn đề gì khi tìm hiểu

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 07:50 SA

IMG


Mặc dầu xuất phát từ thực tế Việt Nam, viết bằng tiếng Việt Nam để người Việt Nam sử dụng, nhưng ngay sau khi in lần thứ nhất (1962-1965), bộ sách gồm 6 tập đã được một số nhà khoa học nước ngoài tìm hiểu và nghiên cứu.

Chúng tôi dịch và in gần toàn văn (chỉ bỏ Danh mục những công trình nghiên cứu chính từ 1946 đến 1966, vì cuối bộ sách đã ghi đầy đủ hơn), một bài phân tích đánh giá bộ sách do 4 nhà khoa học thuộc 4 viện khoa học lớn của Liên Xô viết và đăng trong tạp chí "Tài nguyên thực vật" (thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô) tập III, số 1 năm 1967, tr. 114-117.

Qua bài nghiên cứu này, chúng ta hiểu được phần nào ý định của các nhà nghiên cứu khoa học ở một nước đã có một nền khoa học tiên tiến chú ý và rút ra những bài học gì trong khi tìm hiểu kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh trong nền y dược học cổ truyền ở một nước mới phát triển như nước ta.

Chúng ta biết rằng muốn khai thác tốt nguồn dược liệu phong phú của nước ta, không những chúng ta phải biết thừa kế tốt những kinh nghiệm chữa bệnh dùng thuốc của cha ông ta, mà còn phải biết thừa kế những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh bằng cây cỏ, động vật của nhân dân nhiều nước khác trên thế giới nữa, vì trừ một số ít cây, con đặc hữu của nước ta, rất nhiều cây con làm thuốc ở nước ta đều có mọc, sống và được sử dụng ở nhiều nước khác trên thế giới.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tử uyển
14/04/2025 11:43 CH

- 紫菀. Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng. Tên khoa học Aster tataricus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm; vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Lân tơ uyn Còn gọi là dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng (Khu V, miền Bắc), lân tơ uyn (Kontum). Tên khoa học Raphidophora decursiva Schott. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Lấu - 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Liên kiều - 連翹 (连翘). Còn gọi là trúc can, hoàng thọ đan, hạn liên tử. Tên khoa học Forsythia suspensa Vahl. Thuộc họ Nhài (Oleacae). Liên kiều (Fructus Forssythiae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều.
Lô hội - 蘆薈 (芦荟). Còn gọi là tượng đảm, du thông, nô hội, lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu (Bình Định). Tên khoa học Aloe sp. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Vị thuốc lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá nhiều loài cây lô hội (có khi gọi là cây hổ thiệt - lưỡi hổ - vì lá giống lưỡi hổ). Lô hội được dùng cả trong đông y tuy nhập của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải nhập của nước ngoài để xuất lại sang ta. Lô là đen, hội là tụ lại, vì nhựa cây này cô đặc có sắc đen, đóng thành bánh do đó có tên.
Lộc mại - 丢了棒. Còn gọi là rau mọi, lục mại. Tên khoa học Mercurialis indica Lour. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Lõi tiền - 糞箕篤 (粪箕笃). Còn gọi là phấn cơ đốc. Tên khoa học Stephania longa Lour. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]