Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Người nước ngoài chú ý đến những vấn đề gì khi tìm hiểu

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 07:50 SA

IMG


Mặc dầu xuất phát từ thực tế Việt Nam, viết bằng tiếng Việt Nam để người Việt Nam sử dụng, nhưng ngay sau khi in lần thứ nhất (1962-1965), bộ sách gồm 6 tập đã được một số nhà khoa học nước ngoài tìm hiểu và nghiên cứu.

Chúng tôi dịch và in gần toàn văn (chỉ bỏ Danh mục những công trình nghiên cứu chính từ 1946 đến 1966, vì cuối bộ sách đã ghi đầy đủ hơn), một bài phân tích đánh giá bộ sách do 4 nhà khoa học thuộc 4 viện khoa học lớn của Liên Xô viết và đăng trong tạp chí "Tài nguyên thực vật" (thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô) tập III, số 1 năm 1967, tr. 114-117.

Qua bài nghiên cứu này, chúng ta hiểu được phần nào ý định của các nhà nghiên cứu khoa học ở một nước đã có một nền khoa học tiên tiến chú ý và rút ra những bài học gì trong khi tìm hiểu kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh trong nền y dược học cổ truyền ở một nước mới phát triển như nước ta.

Chúng ta biết rằng muốn khai thác tốt nguồn dược liệu phong phú của nước ta, không những chúng ta phải biết thừa kế tốt những kinh nghiệm chữa bệnh dùng thuốc của cha ông ta, mà còn phải biết thừa kế những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh bằng cây cỏ, động vật của nhân dân nhiều nước khác trên thế giới nữa, vì trừ một số ít cây, con đặc hữu của nước ta, rất nhiều cây con làm thuốc ở nước ta đều có mọc, sống và được sử dụng ở nhiều nước khác trên thế giới.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hẹ
13/04/2025 08:13 CH

- 韭. Còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngàn (Thái). Tên khoa học Allium odorum L. (Allium teberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc: (1) Cử thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ; (2) Hạt hẹ ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dướng - 構樹 (构树). Còn gọi là chử, chử đào thụ, pắc sa, po sa (Viêntian), sa le (Xiêng khoảng), xa (Thổ), murier à papier. Tên khoa học Broussonetia papyrifera Vent. (Morus papyrifera L.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Người ta dùng quả chín phơi hay sấy khô làm thuốc với tên là chử thực (Fructus Broussonetiae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]