Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Người nước ngoài chú ý đến những vấn đề gì khi tìm hiểu

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 07:50 SA

IMG


Mặc dầu xuất phát từ thực tế Việt Nam, viết bằng tiếng Việt Nam để người Việt Nam sử dụng, nhưng ngay sau khi in lần thứ nhất (1962-1965), bộ sách gồm 6 tập đã được một số nhà khoa học nước ngoài tìm hiểu và nghiên cứu.

Chúng tôi dịch và in gần toàn văn (chỉ bỏ Danh mục những công trình nghiên cứu chính từ 1946 đến 1966, vì cuối bộ sách đã ghi đầy đủ hơn), một bài phân tích đánh giá bộ sách do 4 nhà khoa học thuộc 4 viện khoa học lớn của Liên Xô viết và đăng trong tạp chí "Tài nguyên thực vật" (thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô) tập III, số 1 năm 1967, tr. 114-117.

Qua bài nghiên cứu này, chúng ta hiểu được phần nào ý định của các nhà nghiên cứu khoa học ở một nước đã có một nền khoa học tiên tiến chú ý và rút ra những bài học gì trong khi tìm hiểu kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh trong nền y dược học cổ truyền ở một nước mới phát triển như nước ta.

Chúng ta biết rằng muốn khai thác tốt nguồn dược liệu phong phú của nước ta, không những chúng ta phải biết thừa kế tốt những kinh nghiệm chữa bệnh dùng thuốc của cha ông ta, mà còn phải biết thừa kế những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh bằng cây cỏ, động vật của nhân dân nhiều nước khác trên thế giới nữa, vì trừ một số ít cây, con đặc hữu của nước ta, rất nhiều cây con làm thuốc ở nước ta đều có mọc, sống và được sử dụng ở nhiều nước khác trên thế giới.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gai tầm xoọng
17/04/2025 08:16 CH

- 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đằng hoàng - 藤黄. Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia). Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour, (non L.)]. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae). Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng. Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI). Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).
Dành dành - 栀子. Còn gọi là sơn chi tử, chi tử. Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô. "Chi" là chén đựng rượu, "tử" là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa. Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Đào - 桃. Tên khoa học Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây đào cho ta các vị thuốc: (1) Nhân hạt đào tức là đào nhân (Semen Persicae); (2) Nước cất lá đào (Aqua Persicae).
Đào lộn hột - 檟如樹 (槚如树), 腰果. Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]