Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (Phần cuối)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 15/12/2024 05:03 SA

IMG

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác
Nhà Đại Danh y dân tộc, nhà khoa học lớn,
đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc của nước ta
ở thế kỷ thứ XIII

Về quan điểm ngành nghề. Phải sống lại hoàn cảnh lịch sử nước ta ở thế ký thứ XVIII, khi mà tư tưởng cầu danh lợi, ham làm quan, làm tướng, coi thường nghề thuốc đang ngự trị ở đầu óc hầu hết trí thức nước ta lúc ấy, mới thấy hết khó khăn của Hải Thượng Lãn Ông khi chọn nghề thuốc làm lẽ sống của đời mình.

Hãy nghe Hải Thượng kể lại những lời bàn ra: "Một tân thủ khoa họ Trần, người bạn mới quen ở quận bên, một hôm đến chơi thấy trên bàn có chồng sách thuốc, biết tôi say sưa với nghề thuốc đã "Tỏ lời can ngăn đôi ba lần mà không thể được" lại nói thêm "Đạo lý lớn nhưng gọi là Đạo tức là đường lối trị nước"... Chính sách hay phép tắc tốt thì sử sách còn ghi, còn như đạo làm thuốc chỉ thấy chép ở ngoại sử. Tuy Ngũ đế kỷ có chỗ chép về nghề thuốc thì lại chỉ nói song song với việc làm ruộng mà thôi, ngoài ra không thấy đâu nói đến cả. Cho nên nhà nho đời này qua đời khác đều học tập kinh nghiệm Xuân Thu, sử Tư Mã, dùi mài suốt Đông sang Hè đủ để làm bước thang phú quý, lẫy lừng công danh. Còn như việc làm thuốc chỉ là một nghệ thuật mà thôi. Nếu như có ai coi trọng một chút thì nói là nhân thuật là cùng. Như vậy, phải chăng đạo làm thuốc không chính thức là nền tảng trong đạo lý của người đờ đó ru?".

Ngay cả khi được thấy Hải Thượng được Chúa Trịnh triệu ra thủ đô Thăng Long, một vị quan văn thư có nhiệm vụ đưa Hải Thượng lên Kinh đô đã cho rằng, hẳn là vì tài gì khác mà Hải Thượng được tiến cử chứ không phải do nghề thuốc nên vị quan này đã nói: "Tôi nghe quan lớn tôi nói cụ là bậc cao ẩn, mượn tiếng thầy thuốc đó thôi".

Nhưng chúng ta thấy, mặc ai nói ra nói vào, lòng yêu nghề thuốc của Hải Thượng vẫn không thay đổi vì "nghề này có thể giúp người ta yên vui", vì "đạo làm thuốc cũng giống như đạo làm tướng".

Về đạo đức của người thầy thuốc. Hải Thượng viết: "Đã là thầy thuốc thì phải nên nghĩ đến việc giúp người, không nên vắng nhà lâu để tìm vui thú riêng như đi chơi ngắm cảnh, mang rượu lên núi uống chơi, vì nhỡ có bệnh cấp cứu, người ta tìm thầy không gặp kịp, hại đến tính mạng con người". Hoặc như "Nếu cùng một lúc có nhiều người mời đi thăm bệnh thì phải căn cứ vào bệnh cấp đi trước, bệnh không cấp đi sau chứ không nên vì người bệnh giàu hay nghèo mà đến trước đến sau, như lúc cho thuốc cũng căn cứ vào tật bệnh chứ không nên căn cứ vào tiền ít mà cho thuốc xấu".

Phàm học thuốc, phải luôn luôn trau dồi nghiệp vụ: "Khi có chút thời gian nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu sách thuốc xưa nay, luôn luôn phát huy biến hóa thâu nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng được vào việc làm mà không sai lầm".

Chữa bệnh phải toàn diện: "Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ côi góa bụa hiếm hoi lại càng nên chăm sóc đặc biệt, vì những người giàu sang không lo không có người chữa, còn những người nghèo khó thì không đủ sức đón thầy giỏi, vậy ta nên để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời... Những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại tùy sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn, thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện, thì mới đúng là nhân thuật".

Đáng quý hơn nữa, và điều này hầu như ít thấy ở những thầy thuốc trước và sau Hải Thượng Lãn Ông: Đó là tinh thần không giấu dốt, dám mạnh dạnh trình bày những trường hợp bệnh không khỏi, người bệnh đã chết, để người sau rút kinh nghiệm. Thực vậy, cùng với tập "Dương án" trong đó kể lại 17 bệnh ấn khó mà chữa khỏi, Hải Thượng còn viết một tập gọi là "Âm án", trong đó Hải Thượng đã trình bày 12 trường hợp bệnh khó, và mặc dù đã đem hết tinh thần cứu chữa đến cùng, còn nước còn tát của mình, nhưng cuối cùng người bệnh vẫn chết.

Lý do cầm bút biên tập "Âm án", Hải Thượng đã viết như sau: "Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc phải việc cứu giúp người làm hay. Nhưng thói thường cứu được một người thì hoa chân múa tay biểu dương cho mọi người cùng biết, còn lỡ thất bại thì giấu đi, thường người ta hay giấu những thói xấu của mình, mà không đem sự thật nói với người khác... Trong việc chữa bệnh, tôi từng ứng biến để đối phó với bệnh tình, chuyển nặng ra nhẹ, cứu chết lấy sống được bao nhiêu trường hợp mà vẫn có những chứng phải bó tay đợi chết cũng không phải ít.

...  Tôi không tự thẹn với trình độ thấp kém trong việc cứu người cho nên ngoài những "Dương án" lại chép thêm một tập kể lại những lời khó nói ra được, gọi là "Âm án".

Mong những bậc trí thức có chí làm thuốc sau này, khi thấy những chỗ hay của tôi chưa đáng bắt chước, nhưng thấy chỗ dở của tôi cần phải lấy làm gương, không nên quá yêu tôi mà bảo: Chỉ chữa được bệnh mà không chữa được mệnh. Thì đó mới là cái may cho đạo y".

Chỉ đọc một vài đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm "Y tông tâm lĩnh", chúng ta cũng thấy những tâm tư suy nghĩ cao quý của Hải Thượng Lãn Ông. Và chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Hải Thượng còn sống, còn dạy học, thì mỗi lời, mỗi câu trong tác phẩm của Hải Thượng đều được học trò của mình chép lại một cách đầu đủ. Cho đến khi Hải Thượng Lãn Ông đã mất đi rồi, những người học trò trực tiếp của Hải Thượng Lãn Ông cũng không còn nữa, đáng lẽ người ta chỉ cần chép lại những kiến thức thuần túy về chuyên môn chữa bệnh, chế thuốc và dùng thuốc thì người ta vẫn chép lại đầy đủ cả những suy nghĩ tâm tư của Hải Thượng. Tác phẩm "Y tông tâm lĩnh" của Hải Thượng Lãn Ông tuy hoàn thành về căn bản vào năm 1770 nhưng đã tồn tại gần như nguyên vẹn bằng con đường chép tay, chuyển người này qua người khác, để chờ 115 năm sau (1985) mới được khắc gỗ và in ra phổ biến rộng rãi trong nhân dân và truyền đến nay.

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác, thân thế và sự nghiệp, là niềm tự hào của dân tộc ta. Tuy sống cách ta hơn 250 năm, nhưng tư tưởng và phương pháp tư tưởng tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn là bài bọc có tính chất thời sự và rất quý báu đối với chúng ta ngày nay.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây một lá
16/04/2025 09:42 CH

- 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phật thủ - 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Phèn đen - 龍眼睛 (龙眼睛). Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]