Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (Phần 01)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 15/12/2024 04:57 SA

IMG

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác
Nhà Đại Danh y dân tộc, nhà khoa học lớn,
đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc của nước ta
ở thế kỷ thứ XIII (1)

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, quê tại thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (2).

Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình (ông, cha, chú, bác, anh, em) đều học giỏi, đỗ cao, làm quan to của thời Vua Lê Chúa Trịnh. Cha là Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê Dụ Tôn tới bậc Thượng thư. Mẹ là Bùi Thị Thưởng quê ở xứ Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Biệt hiệu Hải Thượng do hai chữ đầu tiên Tỉnh (Hải Dương) và tên Phủ (Thượng Hồng), nhưng cũng có thể do chữ Bầu Thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất, từ năm 26 tuổi đến khi mất. Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông lười ở Hải Thượng. Nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy lười ở đây là lười với công danh phú quý, nhưng rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh cứu người.

Lúc nhỏ, Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở Thủ đô Thăng Long. Ngày còn đi học, Lê Hữu Trác đã nổi tiếng là học trò hay chữ và đã thi vào tam trường.

Năm 19 tuổi, cha mất sớm nên Lê Hữu Trác phải thôi học về nhà chịu tang. Lúc này khắp nơi nghĩa quân nổi lên chống chính sách hà khắc của Chúa Trịnh, nhân dân rất khổ sở, nghĩa quân lại nổi ngay ở làng bên cạnh quê hương, nên không thể ngồi yên mà học được, Lê Hữu Trác đành xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung. Nhưng để chuẩn bị vào nghiệp kiếm cung, Lê Hữu Trác đã có những kiến thức khác với nhiều thanh niên thời đó.

Lê Hữu Trác đã tìm gặp một ẩn sĩ họ Vũ ở là Đặng Xá, huyện Hoài An rất giỏi môn Thiên nhân (một môn học về thiên văn, địa lý, bày binh bố trận, bói toán, ...) dạy cho thuật âm dương (3). Sau vài năm nghiên cứu thuật âm dương, Lê Hữu Trác đã viết về thời kỳ này của mình như sau: "... Tôi nghiên cứu thuật âm dương trong vòng vài năm, cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình. Vượt bao phen nguy hiểm, tôi cũng được bình yên. Những kế hoạch trù tính trong quân cơ phần nhiều đều phù hợp... Thống tướng (của Chúa Trịnh) nhiều phen muốn đề bạt nhưng tôi nghĩ, chí bình sinh chưa thỏa mãn thì cầu cạnh làm chi...".

Rõ ràng đây là công việc không hợp ý Lê Hữu Trác. Cho nên khi được tin người anh mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ, lấy cớ về thay anh "nuôi mẹ già 70 tuổi và cháu mồ côi" ở Hương Sơn.

Về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng, trong vòng hai, ba năm liền chữa khắp nơi không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt Nam.

Sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy thuốc ở Rú Thành thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Độc thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm thuốc được nhân dân rất tín nhiệm. Qua hơn một năm ở nhà thầy thuốc, Lê Hữu Trác đã khỏi bệnh.

Trong thời gian nằm chữa bệnh ở đây, những lúc rảnh rỗi Lê Hữu Trác mượn bộ sách Phùng thi cẩm nang Trung Quốc để đọc, phần lớn đều thấu hiểu, thầy thuốc Trần Độc lấy làm lạ và đã có ý muốn truyền đạt nghề mình cho Lê Hữu Trác. Mặc dù lúc này Lê Hữu Trác đã phát hiện thấy trên đời còn một công việc rất quan trọng đối với con người là bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh cứu người nhưng cũng chưa quyết chí học thuốc. Lê Hữu Trác đã viết: "... Những chỗ ý nghĩa sâu xa về dịch lý âm dương trong sách thuốc, tôi đều hiểu thấu. Trần tiên sinh lấy làm lạ muốn đem hết cái hiểu biết về Y học dạy cho tôi, nhưng lúc bấy giờ vì bận việc tôi chưa chú ý học...".

Đến khi Lê Hữu Trác 30 tuổi, sức khỏe đã trở lại, tướng của chúa Trịnh cho người tới mời Lê Hữu Trác trở về quân ngũ, Lê Hữu Trác cố ý xin từ và lúc này mới quyết chí học thuốc. Lê Hữu Trác viết: "... Cái chí bon chen trong trường danh lợi mình đã vứt bỏ đi lâu rồi, nên xin cố từ, lấy cớ còn mẹ già không thể đi xa được. Và trở lại Hương Sơn làm nhà ở ven rừng quyết chí học thuốc, tìm đọc khắp các sách, đêm ngày mài miệt, tiếc từng giây phút". Và từ đấy Lê Hữu Trác lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Vì nơi ở của Hải Thượng rất hẻo lánh, trên không có thầy giỏi để học, dưới không có bạn hiền giúp cho, Hải Thượng phải tự học là chính. Để việc học tập có kết quả hơn, Hải Thượng đã làm bạn với một thầy thuốc nữa cũng họ Trần ở làng Đỗ Xá gần làng Tình Diệm để cùng nhau trao đổi những kiến thức thu thập được trong khi đọc sách.

Do kiến thức rộng, chẩn bệnh kê đơn thận trọng cho nên Hải Thượng Lãn Ông đã chữa khỏi nhiều trường hợp khó mà người khác chữa không khỏi, tên tuổi Hải Thượng lan nhanh khắp nơi, tới tận Thủ đô Thăng Long. Trong thời kỳ này, cùng với việc chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông đã mở trường đào tạo thầy thuốc, người quanh vùng và các nơi xa nghe tiếng đều tìm đến học. Lãn Ông lại tổ chức ra Hội y ?? nhằm đoàn kết những người đã học xong ra làm nghề và có cơ sở cho họ liên hệ trao đổi học hỏi nhau.

Vừa chữa bệnh, vừa dạy học, Hải Thượng Lãn Ông vừa biên soạn sách, vì Hải Thượng nghĩ rằng: "... tôi thấy Y lý bao la, sách vở chồng chất, chia môn xếp loại tản mạn vô cùng. Những sách do bậc hiền triết tiền bối luận về bệnh, về ý nghĩa đơn thuốc, về tính vị bài thuốc có nhiều chỗ chưa nói đến nơi đến chốn, tất phải thâu tóm hàng trăm cuốn, đúc thành một pho để tiện xem, tiện học".


Chú thích:

    (1) Đã đăng trong tạp chí "Tin tức hoạt động khoa học" (Tháng 12 năm 1970, trang 33-37) U.B Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Những năm trước đây, theo phong tục cũ, chúng ta kỷ niệm ngày sinh của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác vào ngày 15 tháng giêng Âm lịch (ngày mất của Ông).

    (2) Theo Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là Lê Hữu Huân, nhưng các bản in trong tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông đều ghi là Lê Hữu Trác.

    (3) Thuật âm dương nói ở đây là một môn học của Vương Hứ thời Đông Chu Liệt Quốc tức là Quỷ Cốc Tử đã dạy cho Tôn Tẫn và Bàng Quyên về binh pháp, cho Tôn Tần và Trương Nghi về thuật biện luận du thuyết, bói toán chỉ là một phần của môn học này.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tràm và tinh dầu tràm
15/04/2025 11:58 CH

- 白千層 (白千层). Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, - smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp). Tên khoa học Melaleuca leucadendron L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cành non mang lá tươi hay phơi khô; (2) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đài hái - 油瓜. Còn gọi là du qua, dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing (Lào), Kigarasu-uri (Nhật). Tên khoa học Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. (Trichosanthes macrocarpa Blume). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Đại hoàng - 大黃. Còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. ex Regel (Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác, tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceaea). Vì vị thuốc màu rất vàng cho nên gọi là đại hoàng; vì có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.
Đại phong tử - 大風子. Còn gọi là chùm bao lớn, krabao phlêthom (Cămpuchia). Tên khoa học Hudnocarpus anthelmintica Pierre. Thuộc họ Mùng quân (Flacourtiaceae). Cây đại phong tử cho vị thuốc đại phong tử (Semen Hydnocarpi) là hạt phơi hay sấy khô của cây đại phong tử. Tên Hydnocarpus do hai chữ hydnon có nghĩa là một loài cây, carpus là quả nghĩa là quả giống một loài cây đã biết, anthelmintica do chữ Hy Lạp anti là chống lại, helminthe là trùng trong ruột ý muốn nói tác dụng của vị này đối với ký sinh trong ruột. Phong là tên Đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi - tên này do Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).
Đại phúc bì Là vỏ ngoài giữa phơi hay sấy khô của quả cau (xem cây cau). Thường các mảnh vỏ này được đập làm 2 mà phơi cho chóng khô.
Dâm bụt - 朱槿. Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì. Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.. Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Đạm trúc diệp - 淡竹葉 (淡竹叶). Còn gọi là trúc diệp, toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ. Tên khoa học Lophatherum gracile Brongn. (Acroelytrum japonicum Steud.). Thuộc họ Lúa (Gramineae). Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri) là toàn cây đạm trúc diệp phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]