Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

Ý DĨ - 薏苡仁

Còn gọi là dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân, hạt bo bo, bo bo.

Tên khoa học Coix lachryma-jobi L.

Thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae).

Ý DĨ, 薏苡仁, dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân, hạt bo bo, bo bo, Coix lachryma-jobi L., họ lúa Poaceae, Gramineae

Cây ý dĩ - Coix lachryma jobi

Ý dĩ, ý dĩ nhân (Semen Coicis) là nhân đã loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ.

A. MÔ TẢ CÂY

Ý dĩ là một loại cây sống hàng năm, có thể cao tới 1-2m. Thân nhẵn bóng không có lông, có vạch dọc.

Lá hình mác to, dài 10-40cm, rộng 1,5-3cm có những gân  nổi rõ, gân giữa to.

Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông. Hoa đực mọc ở phía trên, hoa cái ở phía đưới. Hoa đực có 3 nhị.

Quả dĩnh bao bọc bởi bẹ của một lá bắc.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây ý dĩ mọc hoang ở khắp nơi ẩm mát ở miền núi nước ta, thường mọc ở bờ suối bờ khe.

Hiện nay vì sự tiêu thụ trong và ngoài nước tăng nhiều, thu hoạch mọc hoang không đủ và tốn công nên nhiều nơi đã trồng ý dĩ.

Ý dĩ ưa đất phù sa, đất cát có nhiều mùm, có ẩm đều nhưng không đọng nước.

Trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân. Mỗi hố trồng 4-5 hạt. Trước khi trồng ngâm hạt nửa ngày (nước ấm) hoặc một ngày (nước lạnh). Mỗi hốc cách nhau chừng 30-35cm. Bón phân lân hoặc phân chuồng.

Vào cuối thu thì thu hoạch, cắt cả cây về đập lấy quả rồi nhân phơi hay sấy khô là được.

Dùng sống hoặc sao vàng hay sao đen.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong ý dĩ nhân có khảng 65% chất hydratcacbon, 5,4% chất béo, 13,7% chất protit và các axit amin như leuxin, lysin, acginin, tysosin, histidin, chất coixin hay coixol là một chất protit đặc biệt của ý dĩ, và axit glutamic. Tro có chừng 2,3%.

Trong rễ ý dĩ cũng có chừng 17,6% chất protein, 7,2% chất béo và 52% tinh bột.

C8H7O3N (6-metoxy benzolon) độ chảy 151-152ºC.

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo Tự Bản (Triều Tiên y hội chí năm 1927 số 75) chất béo chiết suất từ hạt ý dĩ bằng ête dầu hỏa có những tác dụng sau:

1. Trên một loài ếch, làm đình chỉ hô hấp.

2. Tiêm vào tĩnh mạch thỏ sẽ thấy huyết áp hạ xuống, hô hấp khó khăn.

Nếu dùng nước ý dĩ tác dụng trên tim cô lập của một loài ếch thì thấy ở nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, nhưng nồng độ cao có tác dụng ức chế.

Tác dụng đối với cơ xương và cuối dây thần kinh vận động của một loại ếch cũng thấy lúc đầu có hiện tượng hưng phấn về sau thì ức chế.

Sau khi đã chiết suất chất dầu bằng ête dầu hỏa, bã ý dĩ còn lại chiết xuất bằng nước hay cồn đều có tác dụng.

Theo Chem. Pharm. Bull. 1961, 9, 43, 47, trong ý dĩ Coix lachryma jobi L. var. mayuen (Roman) Stapf. có 7,2% chất dầu béo, trong đó có chất coixenolit có tác dụng chữa ung nhọt và có cấu trúc sau đây:

IMG

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Do lượng protit và chất béo và chất tinh bột cho nên ý dĩ là một chất thuốc bồi bổ cơ thể.

Nhưng trong đông y thường coi ý dĩ là một vị thuốc nếu dùng sống "lợi thấp nhiệt", dùng chín chữa tả lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu thủy thũng, chữa được gân co quắp không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi.

Liều dùng: Ngày uống 8-30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo tài liệu cổ: Ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn; vào 3 kinh Tì, Vị và Phế. Có tác dụng kiện tì bổ phế, thanh nhiệt thẩm thấp. Dùng chữa thủy thung cước khí tiết tả, phế ung, phế nuy.

Đơn thuốc ý dĩ trong đông y:

   1. Đơn chữa tiểu tiện ra sỏi: Ý dĩ 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Uống liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thường là được.

   2. Đơn thuốc chữa bệnh phổi, nôn ra máu: Ý dĩ 40g, nước 400ml (2 bát) sắc còn 1 bát (200ml) thêm ít rượu vào uống làm hai lần trong ngày. Uống luôn 10 ngày.

   3. Đơn thuốc bổ chữa lao lực: Ý dĩ 5g, mạch môn đông 3g, tang bạch bì 3g, bách bộ 3g, thiên môn đông 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

   4. Bài thuốc chữa tê thấp: Ý dĩ nhân 40g, phổ thục linh 20g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày nếu thấy tiểu tiện nhiều là bệnh giảm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hàn the
03/07/2025 09:20 CH

- 硼砂. Còn gọi là bồng sa, bàng sa, bồn sa, nguyệt thạch. Tên khoa học Borax.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Lộc giác - 鹿角. Còn gọi gạc hươi nai. Tên khoa học Cornu Cervi.
Lộc mại - 丢了棒. Còn gọi là rau mọi, lục mại. Tên khoa học Mercurialis indica Lour. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Lộc nhung, mê nhung - 鹿茸, 麋茸. Còn gọi là nhưng hươu, nhung nai. Tên khoa học Cornu Cervi parvum. Lộc nhung hay mê nhung (Cornu Cervi parvum) là sừng non của con hươu (lộc) Cervus nippon Temminck, hoặc con nai (mê) Cervus unicolr Cuv. đực được chế biến mà thành. Cả hai con đều thuộc ngành có xương sống Vertebrata, lớp có vú Mammalia, bộ có móng Artiodactyla, họ Hươu (Cervidae). Ta vẫn thường nói sâm, nhung, quế, phụ là 4 vị thuốc bổ đứng đầu dùng trong Đông y. Hay dùng nhất là sâm, nhung rồi đến quế và phụ tử. Phụ tử được coi là một vị thuốc "bổ dương" nhưng có độc cho nên nhiều người không dám dùng.
Lõi tiền - 糞箕篤 (粪箕笃). Còn gọi là phấn cơ đốc. Tên khoa học Stephania longa Lour. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Long cốt - 龍骨 (龙骨). Còn gọi là phấn long cốt, hoa long cốt, thổ long cốt. Tên khoa học Os Draconis, (Fossilia Ossis Mastodi), Os Draconis coloratus, Os Draconis nativus. Long cốt là một vị thuốc do kết quả hóa thạch (hóa đá) của xương một số động vật thời cổ đại như loại voi mamut, tê giác, lợn rừng v.v... Cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc. Tại đây người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài tê giác Trung Quốc Rhinoceros sinensis Owen hay một loại tê giác khác Rhinoceros indet, loài hươu Cervidae indet, loài trâu Bovidae indet v.v...
Long đởm thảo - 龍膽草 (龙胆草). Tên khoa học Gentiana scabra Bunge. Thuộc họ Long đởm (Gentianaceae). Long đởm thảo (Gentiana hay Radix Gentianae) là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây long đởm Gentiana scabra Bunge hay những loài khác cùng họ. Long là rồng, đởm là mật, vì vị thuốc này trông giống râu rồng, có vị đắng như mật.
Long duyên hương - 龍涎香 (龙涎香). Còn gọi là long duyên, long phúc hương, long tiết, Ambre gris. Tên khoa học Ambra griseca. Long duyên hương có nghĩa là nước dãi của con rồng (long là rồng, duyên hay diên là nước dãi, hương là có mùi thơm). Sự thực thì không phải là dãi con rồng mà chỉ là một chất đặc, sản phẩm tiêu hóa ở trong ruột của một loại cá ông (cá voi) Physeter macrocephalus L (P. catodon L.) thuộc họ Cá voi (Physeteridae).hất này do cá bài tiết ra nổi trên mặt biển, trôi dạt vào bờ biển, người ta nhặt về dùng làm thuốc và chế nước hoa hoặc hương liệu.
Long não - 樟木. Còn gọi là chương não, rã hương, may khao khinh (Lào). Tên khoa học Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm. (Laurus camphora L.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Long não (Camphora) là tinh thể không màu mùi thơm đặc biệt cất từ lá, gỗ hoặc rễ cây long não. Có khi đóng thành bánh.
Long nha thảo - 龍芽草. Còn có tên tiên hạc thảo. Tên khoa học Agrimonia nepalensis D. Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Ta dùng toàn cây phơi hay sấy khô (Herba Agrinmoniae) của cây long nha thảo.
Long nhãn - 龍眼 (龙眼). Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi. Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.]. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận). Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).
Lu lu đực - 龍葵 (龙葵). Còn gọi là thù lù đực, gia cầu, nút áo, hiên già nhi miêu, morelle noire, raisin de oup, herbe au magicien. Tên khoa học Solanum nigrum L.. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Lục lạc ba lá tròn - 豬屎豆 (猪屎豆). Còn gọi là muống tía, dã hoàng đậu, chư thi đậu. Tên khoa học Crotalaria mucronata Desv. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).
Lục phàn - 綠礬 (绿矾). Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen. Tên khoa học Melanterium. Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO4); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.
Lưỡi rắn - 水線草. Còn gọi là vương thái tô, cóc mẳn, đơn thảo, đơn đòng, tán phòng hoa nhĩ thảo. Tên khoa học Oldenlandia corymbosa L. (O. biflora Lamk, Hedyotis burmaniana R. Br). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Lười ươi - 胖大海. Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Cămpuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tam bayang, noix de Malva, graine gonflante (Pháp). Tên khoa học Sterculia lychnophora Hance. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Mã đề - 車前. Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (Thái), su ma (Thổ). Tên khoa học Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây: 1. Xa tiền tử: Semen plantaginis - là hạt phơi hay sấy khô. 2. Mã đề thảo: Herba plantaginis - là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. 3. Lá mã đề: Folium plantaginix - là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Ma hoàng - 麻黃. Còn gọi là thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàng, trung ma hoàng. Tên khoa học Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bunge, Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Thuộc họ Ma hoàng (Ephedraceae). Ma hoàng (Herba Ephedrae) là ngọn hay phần trên mặt đất của nhiều loài ma hoàng phơi hay sấy khô. Tên ma hoàng vì vị thuốc có vị ma (cay cay tê tê, không rõ rệt) màu vàng. Tên Ephedra do chữ Epi có nghĩa là trên, hedra có nghĩa là đất, ý nói là cây thuốc mọc trên đá; chữ sinica có nghĩa là cây nguồn gốc ở Trung Quốc; equisetina là một tặc ý nói có loài ma hoàng giống cây mộc tặc (cỏ tháp bút).
Mã thầy - 荸薺 (荸荠). Còn gọi là củ năn, bột tề. Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]