Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

XÍCH THƯỢC - 赤芍

xích thược, 赤芍, thảo thược dược, Paeonia obovata

Thảo thược dược - Paeonia obovata

Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược:

1. Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.) đã mô tả ở vị thuốc Bạch thược (xem vị Bạch thược). Nhưng là loài thược dược mọc hoang, củ nhỏ bé hơn dùng chế thành xích thược.

2. Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.). Cây này cũng mọc hoang, rễ phát triển thành củ có vỏ màu nâu đỏ.

3. Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch).

Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp.

Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.

A. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Như thược dược: Có tinh bột, tanin, nhựa, chất nhầy, chất đường, sắc tố và axit benzoic. Tỷ lệ axit benzoic trong xích thược thấp hơn bạch thược (0,92%).

B. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Như thược dược, nhưng trong sách cổ người ta cho rằng: Bạch thược thì bổ huyết, đỏ thì hành huyết. Vì vậy bạch thược bổ, xích thược tả, bạch thược thu liễm, còn xích thược thì tán (theo Mậu Hy Ung).

Một tác giả khác là Hoàng Cung Tú nói: "Xích thược và bạch thược chủ trị giống nhau, nhưng bạch thược có sức liễm âm, ích huyết; xích thược có năng lực tán tà hành huyết".

Đơn thuốc có xích thược:

    1. Chữa chảy máu cam: Xích thược tán nhỏ; mỗi lần uống 6-8g.

    2. Chữa băng huyết bạch đới: Xích thược, hương phụ - 2 vị bằng nhau; tán nhỏ, mỗi lần uống 6-8g; ngày uống 2 lần, uống trong 4-5 ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thủy ngân
07/07/2025 09:31 CH

- 水銀 (水银). Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydragyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cô ca - 古柯. Tên khoa học Erythroxylon coca Lamk. Thuộc họ Cô ca (Erythroxylaceae). Tại một số nước châu Mỹ và miền Nam nước ta dưới thời Mỹ ngụy có lưu hành phổ biến một thứ nước uống mang tên côcacôla. Đối với nguyên liệu côla xin xem vị này, còn đối với côca vốn là nguyên liệu chế một chất ma túy tại sao lại đưa được vào thành nước uống? Việc sử dụng lá cô ca làm nguyên liệu chế nước uống giải khát cần chú ý những điểm gì? Bên cạnh vai trò nguyên liệu làm thuốc, dưới đây chúng tôi có đề cập đến những câu hỏi trên đây.
Cỏ chỉ - 鐵線草 (铁线草). Còn gọi là cỏ gà, cỏ ống. Tên khoa học Cynodon dactylon Pers. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Cỏ chỉ - cỏ ống (Rhizoma cynodoni) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ ống hay cây cỏ chỉ.
Cọ dầu - 油棕. Còn gọi là palmier à huile. Tên khoa học Elaeis guineensis Jacq. Thuộc họ Dừa (Palmae).
Cỏ đuôi lươn - 田葱. Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).
Cổ giải Tên khoa học Milletia sp. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cô la - 可樂 (可乐). Tên khoa học Cola sp. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae). Côla (Semen Colae) là hạt chế biến rồi phơi hay sấy khô của nhiều loài cola chủ yếu là loài Cola nitida A. Chev. (Cola vera K. Schum). Thường một số nước quy định hạt côla dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 1,5% cafein mà người ta cho rằng nhờ chất này mà hạt côla có tác dụng kích thích thần kinh và bắp thịt.
Cỏ mần trầu - 牛筋草. Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ may - 竹節草 (竹节草). Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Tên khoa học Chysopogon aciculatus (Retz.) Trin. (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphis trivialis Lour.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cỏ trói gà - 錦地羅 (锦地罗). Còn có tên là cỏ tỹ gà, cẩm địa là, bèo đất. Tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorseraceae rotundifolia Lour., non L.). Thuộc họ cây Bắt ruồi (Droseraceae).
Cóc mẳn - 石胡荽. Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Tên khoa học Centipeda minima (L.) A.Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên cóc mẳn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cà phê có tên khác là vương thái tô Oldenlandia corymbosa Sind.
Cốc tinh thảo - 谷精草. Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống. Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L. Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau. Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.
Cói - 茳芏. Còn gọi là lác. Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Côn bố - 昆布. Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái. Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt (có tên khoa học là Laminaria japonica). Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae). "Côn" có nghĩa là cùng, là giống; "bố" là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Con dế - 螻蛄 (蝼蛄). Còn gọi là con dế dũi, thổ cẩu, lâu cô. Tên khoa học: Gryllotalpa unispinalpa Sauss Gryllotalpa formosana thuộc họ Drrs (Gryllotalpidae). Ngoài con dế dũi nói trên, ta còn dùng cả con dế mèn hay tất suất hay súc chức Gryllodes berthellus Sauss, cùng họ. Đồng ruộng, bãi cỏ ở đâu cũng có. Bắt về, ngắt bỏ chân và cánh sao khô để dành. Cần để trong hộp kín có vôi vì dễ mốc và mọt.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]