Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TRÁM - 橄欖 (橄榄)

Còn gọi là cảm lãm, trám trắng, cà na, thanh quả, đêm ta lát (Cămpuchia).

Tên khoa học Canarium album (Lour) Raensch (Canarium sinensis Rumph, Pimela alba Lour.).

Thuộc họ Trám (Burseraceae). (1)

TRÁM, 橄欖, 橄榄, cảm lãm, trám trắng, cà na, thanh quả, đêm ta lát, Canarium album (Lour) Raensch, Canarium sinensis Rumph, Pimela alba Lour., họ Trám, Burseraceae

Trám trắng - Canarium album

Thanh quả (Fructus Canarii) là quả trám trắng chín phơi hay sấy khô.

Còn có tên là can thanh quả hay cảm lãm.

A. MÔ TẢ CÂY

Trám trắng là một cây cao từ 12-15m thân mọc thẳng đứng, đường kính đạt tới 0,40-0,60m.

Lá mọc so le, kép lông chim gồm 5-7 đôi lá chét; cuống lá chung dài bằng 1/4-1/3 toàn lá, cuống lá chét dài 5-8mm. Lá chét dài 5-17cm, rộng 2-5,5cm mép nguyên.

Hoa hình cầu, màu trắng, mọc thành từng nhóm 2-3 thành chùy ở đầu cành hay kẽ lá. Chùy dài 8-10cm.

Quả hình thoi, hai đầu tù, dài 45mm, rộng 20-25mm, hạch cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 8-10.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây trám mọc hoang và được trông ở nhiều nơi trong nước ta. Tại Trung Quốc, trám trắng được trồng ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến.

Thường người ta lấy quả, vào tháng 9-10, quả chín, hái về phơi khô trong mát là được.

Ngoài việc khai thác quả, nhân dân ta còn khai thác nhựa trám để làm hương thắp và để cất tinh dầu hay chế côlôphan trám.

Muốn lấy nhựa trám, người ta chích thân và nhiều khi cả trên rễ nổi trên mặt đất. Thường chỉ chích nhựa trên những cây to, đã bắt đầu cho quả. Mỗi năm, một cây trám cho từ 5 đến 8kg nhựa (cây chừng 20 tuổi). Nhựa khi mới chảy có màu trắng xanh nhạt, dần dần đặc lại và thường được đựng trong các thùng để đem tiêu thụ tại những chợ gần đó.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong quả trám có chừng 1,2% chất protit, 1% chất béo, 12% chất hydrat cacbon, 0,204% canxi, 0,06% photpho, 0,0014% chất sắt và 0,021% vitamin C (theo kết quả phân tích của Viện vệ sinh Trung Quốc, 1975).

Trong nhân quả trám có chừng 50-65% chất dầu béo.

Nhựa trám là một chất mềm, màu vàng nhạt, nhưng nhiều khi có màu sẫm đen là do các cành lá, vỏ lẫn vào. Mùi thơm dễ chịu. Đun nóng (90o) sẽ chảy lỏng. Tan trong ête dầu hoả (có thể dùng để tinh chế); khi cất kéo bằng hơi nước, nhựa trám sẽ cho 18-30% tinh dầu.

Tinh dầu này không màu hay màu hơi vàng nhạt, lỏng, mùi thơm, tỷ trọng 0,887-0,841, hơi hữu tuyền. Khi đun tinh dầu một phần bắt đầu cất từ 100oC, nhưng phần lớn cất từ 158-177oC. Nếu lắc tinh dầu với natri bisnfit, chừng 6% tinh dầu tan trong đó (chất andehyt) tinh dầu còn lại sẽ có mùi thơm. Thành phần chủ yếu của tinh dầu trám đã được xác định là sabinen (45%), một nguyên liệu để tổng hợp chất thơm dùng trong hương liệu. Ngoài ra còn tecpinen (16,7%), tecpineol (10,8%), pinen (9%), tecpinen (4,9%)...

Sau khi cất tinh dầu, còn lại một chất côlôphan, tan hoàn toàn trong ête, và tan một phần trong cồn lạnh. Chất nhựa trám được tiêu thụ trên thị trường quốc tế với tên Elemi.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Quả trám trắng chỉ mới thấy dùng trong nhân dân.

Tính chất chữa bệnh của trám ghi trong các tài liệu đông y cổ là: Vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc; vào 2 kinh phế, lợi yết hầu sinh tân chỉ khát, giải độc, là thuốc chữa yết hầu sưng đau, hòa hãn tư bổ, có thể giải được say rượu, nọc cá độc, nọc con dải, còn dùng chữa cổ họng sưng đau, ho nhiều đờm.

Ngày dùng 2 đến 3 quả hoặc có thể hơn.

Nhựa trám dùng cất tinh dầu dùng trong kỹ nghệ nước hoa, côlôphan còn lại có thể dùng trong kỹ nghệ xà phòng, vécni. Trong kháng chiến, tinh dầu đã được dùng làm dung môi chiết suất cafein trong lá chè. Trong nhân dân dùng nhựa trám trộn với thân đậu tương làm hương thơm tháp khi cúng bái ngày lễ.

Đơn thuốc có thanh quả hay quả trám trong nhân dân:

   - Chữa hóc xương cá: Ngậm quả trám, nuốt lấy nước. Hoặc sắc 5 quả trám, lấy nước cho ngậm và nuốt.

   - Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: 3 quả trám sắc lấy nước uống.

   - Cao quả trám: Quả trám bóc bỏ hột: 100g. Thêm nước nấu đặc thành cao lỏng, sau thêm 50g phèn chua cô đặc lại lần nữa. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2-3g chữa cổ họng sưng đau nhiều đờm.

Chú thích:

   Ngoài cây trám trắng kể trên, ở nước ta người ta còn trồng cây trám đen hay cây bùi, ô lãm (Canarium nigrum. Lour. Engl. hay Canarium pimela  Keen-Pimela nigra Lour.) cùng thuộc họ Trám (Burseraceae). Cây cao trung bình. Lá dài 20-25cm, kép hình lông chim, gồm 4 đôi lá chét. Hoa mọc thành chuỳ mang những nhánh gồm nhiều chùm tán 6-10 hoa. Quả hình trứng màu tím đen sẫm, dài 3-4cm, rộng 2cm, hạt cứng có 3 ngăn. Cây này được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy quả ăn và lấy nhựa trám. Mùa quả vào tháng 10-12. Quả trám đen thường luộc ăn. Khi luộc trám nấu nước sôi quả trám sẽ cứng, nhưng nếu non quá trám sẽ nát. Thường người ta cho muối vào nước (để cho đậm quả trám). Đun cho sôi, cho quả trám vào rồi bắc ra ngay để nguội dần là trám vừa chín và bùi, béo.

   Nhựa trám đen cũng lấy như nhựa trám trắng. Trong nhân trám trắng và trám đen có chừng 50-70% chất côlôphan.

   Nhựa trám đen cùng một công dụng như trám trắng. Trong nhân trám trắng và trám đen có chừng 50-65% chất dầu béo có thể dùng làm dầu chạy máy.

Chú thích (1): Hiện nay một số tác giả nhập họ Bursraceae vào họ Anacardiaceae.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Thị đế
14/04/2025 11:35 CH

- 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hàn the - 異葉山綠豆 (异叶山绿豆). Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Hành - 葱白. Còn gọi là hành hoa, đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule, cive. Tên khoa học Allium fistulosum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thông là rỗng, bạch là trắng; vì dọc cây hành (lá) thì rỗng, dò hành ("củ") có màu trắng, do đó có tên này.
Hành biển - 海蔥. Tên khoa học Scilla maritima L. (Urginea scilla Steinh., Urginea maritima (L.) Baker). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tên Scilla do chữ Hy lạp Skilla là tên một giống hành ở châu Âu. Urginea do chữ la tinh Urgere có nghĩa là dẹt vì hạt cây này dẹt. Maritima chữ la tinh có nghĩa là biển. Vì cây mọc ở bờ biển. Ta dùng dò thái nhỏ phơi hay sấy khô của cây hành biển với tên Bulbus Scillae. Hành biển là một vị thuốc hiện còn phải nhập; từ năm 1958 chúng tôi đã di thực thành công cây hành biển từ giống lấy ở miền Nam Liên Xô về nhưng chưa phát triển.
Hạt bí ngô - 南瓜子. Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Hạt bông - 棉花子. Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Hạt sẻn - 兩面針 (两面针). Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm. Tên khoa học Zanthozylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hạt sẻn hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Hạt tiêu - 胡椒. Còn gọi là hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc: Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum) là quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hạt tiêu; Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album) là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài đi của cây hạt tiêu. Tiêu là cay gắt; cây có vị cay gắt, sản sinh ở nước Hồ, do đó có tên. Tên cổ nguyệt là do chữ hồ (chữ hán) đọc làm hai phần: Cổ và nguyệt ghép lại thành chữ hồ.
Hậu phác - 厚朴. Tên hậu phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị hậu phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn hậu phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại. Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia offcinalis Redh, et Wils. Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magnolia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ mộc lan (Magnoliaceae).
Hẹ - 韭. Còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngàn (Thái). Tên khoa học Allium odorum L. (Allium teberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc: (1) Cử thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ; (2) Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.
Hoa hiên - 萱草. Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lêlô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva. L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái cần (Radix Hemerocalliris) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên. 2. Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Hoa tiên - 花葉細辛 (花叶细辛). Còn gọi là dầu tiên. Tên khoa học Asarum maximum Hemsl. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Hoắc hương - 藿香. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương (Herba Pogostemi hay Herba Patchouli) là cành và lá phơi hay sấy khô hoặc toàn cây (trừ rễ) phơi hay sấy khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thổ hoắc hương hay xuyên hoắc hương (Herba Agastachis rugosae) là toàn cây (trừ rễ) phơi khô của cây hoắc hương hay thổ hoắc hương - Agastacherugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze cùng họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng bá - 黃柏. Còn gọi là hoàng nghiệt. Tên khoa học Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Phellodendro amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam quít (Rutaceac).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]