Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM - 白千層 (白千层)

Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp).
Tên khoa học Melaleuca leucadendron L.

Thuộc họ Sim (Myrtaceae).

TRÀM, TINH DẦU TRÀM, 白千層, 白千层, cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, smach tachah, cajeputier, Melaleuca leucadendron L., họ Sim, Myrtaceae

Tràm - Melaleuca leucadendron

Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây:

   1. Cành non mang lá tươi hay phơi khô.

   2. Tinh dầu tràm thường gọi là tinh dầu khuynh diệp.

   3. Tinh dầu tràm tinh chế.

A. MÔ TẢ CÂY

Tràm là một cây nếu để phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m, nhưng đều bị cắt xén thường xuyên chỉ còn là những cây bụi chừng 40-50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài.

Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và dòn; thường dài 4-8cm, rộng 10-20mm.

Vì lá thường được nhân dân một số vùng (Vĩnh Phú) nấu uống thay chè lại mọc hoang ngoài đồng cho nên có tên chè đồng, vị nước uống hơi cay cho nên còn có tên chè cay.

Hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt, không cuống, mọc thành bông ở đầu cành, nhưng sau từ đầu bông hoa, cành lại mọc dài thêm và mang lá thành ra bông hoa nằm giữa cành lá trông rất đặc biệt.

Quả nang rất cứng, 3 ngăn, hình tròn, đường kính 13mm, cụt ở đỉnh, đài cứng tồn tại ôm sâu vào quả.

Hạt hình trứng, dài chừng 1mm.

Tên cajeput do chữ Malaixia của tên cây cajuputi hay kaiputi có nghĩa là gỗ trắng vì cây này có màu nhạt trông xa như một rừng màu trắng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam, tràm mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.

Tại miền Bắc, tràm nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng đồi núi huyện Kim Anh và Đa Phúc (Vĩnh Phú), huyện Phổ Yên (Bắc Thái) cũng có một số ít tràm, mọc hong. Chưa thấy ai tổ chức trồng cây tràm.

Trước đây tràm hầu như không được khai thác. Thường nhân dân chỉ hái lá và cành non về phơi khô nấu nước uống thay chè hay uống để giúp sự tiêu hoá. Mãi tới vào khoảng năm 1990, cây tràm vùng Quảng Bình, Quảng Trị mới được khai thác để cất tinh dầu bán rộng rãi trên thị trường với tên "dầu khuynh diệp" (đúng ra là tinh dầu) vì khuynh là nghiêng, diệp là lá, cây tràm có lá mọc nghiêng không giống những lá cây khác, từ đó cây này thêm tên là cây khuynh diệp.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) những cây tràm vùng Bắc Thái cũng được khai thác để cất tinh dầu dùng trong bộ đội.

Ngoài nước ta ra, tràm còn thấy mọc hoang ở Campuchia, Inđônêxya, Philipin, Malaixia.

Tại Tân Đảo, có mọc một loài tràm (Melaleuca viridiflora Gaertn.) cùng họ Sim, được khai thác cất tinh dầu mang tên tinh dầu niaouli, hoặc gomenol (do chữ Gomen là một tên một làng ở Tân Đảo gần thủ đô Numea, gần đó người ta tổ chức cất tinh dầu lần đầu tiên ở đây, và chữ ol là tinh dầu).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần chủ yếu của lá tràm là tinh dầu, với tỷ lệ 2,5%o (tính trên lá tươi), hoặc 2,25% (tính trên lá khô).

Tinh dầu tràm là một chất lỏng, không màu hay hơi vàng nhạt (một số có màu xanh là do nhuộm chứ không phải màu tự nhiên), vị hơi cay và mát sau nóng, mùi thơm đặc biệt, tả tuyền. Nếu tinh chế, tinh dầu trong, hầu như không màu, D: 0,920-0,930, chỉ số khúc xạ 1,466-1,472 quay từ 0o đến 3o40. Sôi ở 175o C; tan trong 2,5 đến 3 thể tích cồn 70o C.

Hoạt chất chủ yếu của tinh dầu là cajeputol hay xineola hoặc eucalyptola với tỷ lệ 35 đến 60%. Ngoài ra còn chứa pinen tả tuyền, tecpineola một ít andehyt (valeric, butyric, benzylic), các ête như ête axetic.

Tinh dầu tràm cất từ cây Melaleuca viridiflora ở Tân Đảo cũng chứa từ 35 đến 60%, xineolo ngoài ra còn chứa một ít tecpineola hữu tuyền (khác với tinh dầu tràm của ta), một ít andehyt.

Cả 2 thứ tinh dầu khi tinh chế rồi thì không được chứa andehyt; Muốn tinh chế tinh dầu tràm ta có thể ngâm tinh dầu với một hỗn hợp oxyt chì và dung dịch NaOH trong 3 giờ ở nhiệt độ đun cách thuỷ, hoặc dùng thuốc tím và axit sunfuric, sau đó cất lại. Tinh dầu tràm tinh chế không có màu hay chỉ có màu vàng rất nhạt, mùi thơm dễ chịu.

Mới đây A. Quevauviller và cộng sự đã chứng minh trên thực nghiệm và lâm sàng là tinh dầu khuynh diệp tinh chế làm tăng tác dụng kháng sinh của streptomyxin và đặc biệt của penixillin.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong nhân dân thường dùng lá và cành non mang lá để pha hay hãm hoặc sắc với nồng độ 20g lá trong 1 lít nước để uống thay nước giúp sự tiêu hóa, chữa ho hoặc để xông. Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 đến 5g cồn một ngày.

Phổ biến nhất là tinh dầu: Thường dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm.

Mặc dù tỷ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn giới thiệu sau đây nhưng người ta cho rằng tính chất sát trùng của tinh dầu tràm lại mạnh hơn tinh dầu bạch đàn, người lớn và trẻ con đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp; người ta có thể uống tinh dầu với liều X (10) đến L (50) giọt nhỏ vào nước thêm đường mà uống. Với tinh dầu tinh chế có thể chế thành thuốc tiêm với nồng độ 5-10 hoặc 20%. Ngày tiêm dưới da 1-2 ống chứa 0,10 đến 0,20 tinh dầu.
Dung dịch tinh dầu tràm 5-10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gomenol (buile goménolée) để nhỏ mũi chống cúm, ngạt mũi.

Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nước với nồng độ 2 phần nghìn để rửa các vết thương rất tốt.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây một lá
16/04/2025 09:42 CH

- 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phật thủ - 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Phèn đen - 龍眼睛 (龙眼睛). Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phòng phong - 防風 (防风). Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính: (1) Xuyên phòng phong - (Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tán Apiaceae(Umbelliferae); (2) Phòng phong hay thiên phòng phong - (Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa. Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., pimpinella candolleana Wright et Arn, v.v... đều thuộc họ Hoa tán.
Phù dung - 木芙蓉. Còn gọi là mộc liên, địa phù dung. Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Phục linh - 茯苓. Còn có tên là bạch phục linh, phục thần. Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.). Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Phượng nhỡn thảo - 臭椿. Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Preah phneou Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc dầu tiên cho nên cứ giữ tên này.
Qua lâu nhân - 瓜婁仁. Còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân. Tên khoa học Trichosanthes sp. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu nhân, qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim, Trichosanthes multiloba Miq. v.v...đều thuộc cùng một họ Bí (Cucurbitaceae). Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây: (1) Qua lâu bì Pericarpium Trichosanthis là vỏ quả phơi hay sấy khô. (2) Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu.
Quán chúng - 貫眾. Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong Đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và chú ý nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta. "Quán" là xâu, chuỗi; "chúng" là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây cho nên đặt tên như vậy. Trong sách vở, người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen, thịt đỏ.
Quít - Trần bì - 橘 - 橘皮. Còn gọi là quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, mandarinier (Pháp). Tên khoa học Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var. eliciosa Swigle. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Cây quít cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quít phơi càng để lâu càng coi là quý và tốt. 2. Quất hạch (Semen Citri diliciosae) là hạt quít phơi khô. 3. Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quít còn xanh.
Ráng trắc - 鐵線蕨 (铁线蕨). Còn có tên là đuôi chồn, thiết tuyến thảo, thạch trường sinh, capilaire de Montpellier, cheveux de Venus. Tên khoa học Adiantum capillus-veneris L. (A. capillus - Sw., A. emarginatum Bory). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên Adiantum capillus - veneris do chữ Capillus là tóc. Veneris là Vệ nữ vì cây có cuống lá đen bóng đẹp như tóc của thần vệ nữ (Trong thần thoại Hy Lạp, Vệ nữ là một nữ thần đẹp). Thiết là màu đen, tuyến là sợi nhỏ vì cây có cuống lá nhỏ, màu đen.
Rau cần tây - 旱芹. Tên khoa học Apium graveolens L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Rau đắng - 萹蓄. Còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá. Tên khoa hoc Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm (polygonaceae).
Rau đay - 長蒴黃麻 (长蒴黄麻). Còn gọi là rau đay quả dài, Corète potagère. Tên khoa học Corchorus olitorius L. Thuộc họ Đay (Tiliaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]