Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TỎI ĐỘC - 秋水仙

Còn gọi là colchique.

Tên khoa học Colchicum autumnale L.

Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

TỎI ĐỘC, 秋水仙, colchique, Colchicum autumnale L., họ Hành tỏi, Liliaceae

Tỏi độc - Colchicum autumnale

Cây tỏi độc cho ta những vị thuốc sau đây:

   1. Dò tỏi độc Tuber Colchici hay Bulbus Colchici là dò cây tỏi độc hái về phơi khô.

   2. Hạt tỏi độc: Semen Colchici là hạt phơi hay sấy khô của cây tỏi độc.

Ngoài cây tỏi độc - Colchicum autumnale L. ra, ta còn dùng dò và hạt của nhiều loài khác như Colchicum speciosum Stev... Colchicum variegatum L. hoặc cây Androcymbium gramineum Mac Bride cùng họ và cũng chứa hoạt chất colchixin.

A. MÔ TẢ CÂY

Tỏi độc là một loài cỏ sống lâu năm, do một dò to mẫm dài 3-4cm, đường kính 2-3cm mọc sâu dưới đất, quanh có phủ các vẩy nâu, tức là gốc những lá cũ khô đi. Từ dò mọc lên cán hoa với 3-4 hoa, hoa xuất hiện vào mùa thu (9-10) hoa có hình ống dài, cao vượt trên mặt đất chừng 10-15cm, phần ống phía trên loe thành hình chuông với 6 cánh hình bầu dục, màu tím hồng nhạt đẹp với 6 nhị; 3  nhị phía trong ngắn hơn, với bao phấn lớn màu vàng cam; nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành một bầu 3 ngăn với lối đính phôi trung trụ, 3 vòi rất dài nhưng dấu kín trong hành. Lối thụ tinh rất đặc biệt vì phấn hoa được truyền đi do sâu bọ hay do gió rơi trên nuốm sẽ phóng ra một ống dài để đi tới tận tiểu  noãn. Tuy nhiên sự phối hợp các giao tử (gamète) tiến hành chậm; sau khi thụ phấn nhiều tháng, chỉ vào mùa xuân tới, lúc vành lá xuất hiện, phát triển kéo theo bầu lên khỏi mặt đất; cuối cùng cho quả nang chín vào tháng 6; lá héo và hạt rụng sớm trước mùa thu hái rơm rạ do đó tránh súc vật ăn phải và khỏi bị  ngộ độc. Quả là một nang to 3 ngăn, phía trên của lá noãn xa ra, trong chứa nhiều hạt, mỗi ngăn có tới 60-80 hạt khá to, màu nâu nhạt xù xì có noãn tích (raphé) dày rõ, cắt ngang trông rõ phôi nhỏ nằm giữa phôi nhũ.

Lá cây tỏi độc to, dài, đầu lá hẹp nhọn, khi quả chín thì lá héo đi và trên  mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới đất xuất hiện; sát cạnh dò đã cho hoa và quả mọc một dò mới cho cây năm tới.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Tỏi độc là một loại cỏ mọc hoang ở những bãi cỏ những vùng ôn đới lạnh châu Âu: Rumani, Hungari. Vùng Capcadơ (Liên Xô cũ); có nơi trồng lấy hoa làm cảnh; trồng bằng dò hoặc bằng hạt; có nơi trồng cây không cho hạt. Tại Rumani (Cluj) và Hungari (Kolosvar) người ta trồng trên quy mô kỹ nghệ, hằng năm thu tới 7-8 tấn hạt (theo Emm. Perrot). Chúng tôi thí nghiệm di thực vào nước ta nhưng chưa thành công (Đỗ Tất Lợi, 1958).

Muốn thu hoạch dò cần đào sau khi lá đã hoàn toàn héo và trước khi ra hoa, thường ở châu Âu tháng thu hoạch tốt nhất là tháng 8; muốn có hiệu suất hoạt chất cao cần chú ý nơi cây mọc trước khi héo lá vì khi đó hầu như không còn dấu vết gì của cây rất khó tìm. Để dễ tìm thường người ta đào củ hơi sớm hơn một chút vào tháng 7; nếu chờ tới cuối thu hay đầu xuân thì tỷ lệ hoạt chất  còn kém hơn nữa. Sau khi đào dò về, người ta hái bỏ thân mang hoa, cắt bỏ rễ và 2 lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, mỏng và khô, sau đó để nguyên mà phơi hay cắt thành từng khoanh ngang rồi mới phơi. Tuy nhiên người ta thấy dùng dò tươi có tác dụng mạnh hơn. Dò tỏi độc có hình một hạt rẻ tây nhỏ, dài 3-4cm  rộng 2-3cm, phía đáy hơi cụt, phía bụng có một rảnh sâu rộng là vị trí của  thân cây cắt bỏ đi, phía dưới của rãnh là một sẹo của thân đính vào trước, phía dưới nữa lại có một sẹo nữa là nơi dò cũ dính vào; phía trên ở mặt lưng lại có một sẹo thứ 3 là vết của thân năm trước để lại; khi dò còn tươi, ta  thấy dò mẫm chắc, khi ép sẽ có một dịch chảy ra, vị đắng, màu đục như sữa vì chứa rất nhiều tinh bột.

Dò cắt ngang có hình mặt trăng khuyết, màu trắng, bột, có một đường nâu nhạt ở phía ngoài, rồi đến lớp vỏ trắng, phía trong màu hơi sẫm hơn có những bó libe-gỗ màu xám vàng nhạt; những mảnh dò khô hầu như không có mùi gì đặc biệt, vị cũng không đắng nữa mà hơi nhạt và nhầy.

Trên vi phẫu ta thấy tế bào chứa nhiều tinh bột, những bó libe-gỗ hình bầu dục, không có cương thể; hạt tinh bột rất đặc biệt hoặc đứng riêng hay tụ từng đám 2-3 hạt, tễ hình sao rất đặc biệt.

Hạt có thành phần ổn định hơn, dễ phơi hơn, bảo quản dễ hơn, do đó nhiều nước chỉ công nhận hạt dùng làm thuốc, tuy nhiên người ta vẫn dùng dò để chiết conchixin. Quy ước quốc tế ở Bruxelles chỉ công nhận hạt làm thuốc. Hạt hái vào lúc quả chín, loại bỏ tạp chất rồi phơi khô. Hạt hình cầu  đường kính 2mm, trên mặt nhăn nheo, nếu chưa cũ quá thì khi bóp vào nhau thường dính với nhau do có glucoza tiết ra, trên phía đầu có áo hạt nhỏ bao quanh tễ; không mùi, vị hắc và đắng, cắt ngang thấy một đường đen nhạt bao quanh phôi nhũ xám nhạt cứng như sừng, phôi rất nhỏ.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong dò tỏi độc có tinh bột, đường, gôm, tanin, nhựa và chất ancaloit gọi là conchixin. Tỷ lệ conchinin trong dò thay đổi tùy theo mùa, từ 0,1 đến 0,35%.

Trong hạt có vết axit galic, tanin, dầu, đường và 0,5 đến 3% conchixin.

Conchixin là một ancaloit được Pelletier và Caventou phát hiện đầu tiên vào năm 1820 nhưng các tác giả này lại nhầm là veratrin. Đến năm 1833, Geiger và Hesse cũng lấy ra được nhưng ở trạng thái chưa tinh khiết. Mãi tới năm 1884, Hubler mới chiết được dưới dạng tinh khiết và được Houdé nghiên cứu kỹ: conchixin hầu như ít tan trong nước, tan nhiều trong cồn và benzen, clorofoc, không tan trong ête dầu hỏa. Dưới tác dụng của axit loãng, hay kiềm loãng, cionchixin tách ra thành cồn metylic và conchixein vốn không có trong cây; vậy conchixin có thể coi như là metylconchixein. Conchixin kết tinh trong clorofoc với 2 phân tử clorofoc, với dạng hình kim màu vàng nhạt; nghiền trong tối cho huỳnh quang xanh. Ra không khí những tinh thể này mất dần clorofoc; trong nước nóng lại càng chóng mất clorofoc hơn và conchixin chính thức dưới  dạng vô định hình màu vàng nhạt, vị đắng lâu hơi nhầy, tả tuyền.

Năm 1950, người ta thấy trong tỏi độc một ancaloit mới đặt tên là conchamin có tác dụng dược lý giống như conchixin nhưng ít độc hơn (7 đến 8 lần kém độc hơn).

Năm 1952 Bellet còn tìm thấy trong hạt tỏi độc Colchicum speciosum Stev một glucoancaloit gọi là conchicozit glucozit của 2 demetylconchixin, 100 lần ít độc hơn.

Cũng vào thời kỳ gần đây người ta thấy rằng tên conchixerin thực tế là hỗn hợp conchixin và conchamin. Cấu tạo của conchixin và conchamin được xác định theo công thức khai triển sau:

IMG

Conchamin có thể coi như là chất desaxetylconchixin trong đó nhóm axetyl được thay bằng nhóm metyl.

Muốn xác định conchixin, ta có thể sắc hạt hay dò với nước, cô đặc sau khi lọc, rồi thêm vào cao còn lại axit sunfuric sẽ thấy xuất hiện màu vàng, màu này chuyển sang màu đỏ tím khi thêm axit nitric đặc.

Trong hạt, conchixin nằm ở những tế bào vỏ do đó khi dùng không cần thiết tán hạt; trong dò, conchixin tập trung ở những tế bào biểu bì và những tế bào quanh bó libe-gỗ (theo Errera, Fourment và Roques, 1927).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Từ hơn 200 năm trước đây, cây tỏi độc được nhân dân Đức dùng chữa bệnh gút (thống phong) và làm thuốc thông tiểu. Nhưng cơ chế tác dụng chưa được rõ lắm.

Hiện nay người ta thấy conchixin gây hạ nhiệt, tăng huyết áp, tăng nhu động một cách thái quá. Trên điểm nối thần  kinh cơ (jonction neuro-musculaire), conchixin gây nghẽn biểu hiện bằng tê  liệt và nếu kéo dài biểu hiện teo cơ xương.

Conchixin còn tác dụng trên tế bào đang phân chia: đối với hiện tượng này, conchixin có khả năng cản trở hiện tượng gián phân (mitose) trong giai đoạn biến kỳ (métaphase). Tác dụng này đang được dùng trong việc cải tạo giống cây trong nông nghiệp.

Chỉ có tác dụng hạ nhiệt, chống dị ứng (anti-allergique) và chống bệnh gút được dùng trong điều trị.

Gần đây người ta còn nêu giải thuyết là tác dụng của conchixin là do conchixin kích thích vỏ thượng thận và do sự tiết những hocmon như contison.

Dùng tỏi độc có thể có những hiện tượng ngộ độc như nôn mửa, đi lỏng, đau bụng: liều chết trung bình là 0,03mg đối với kg thể trọng; 1 centigam đã gây cho người những hiện tượng ngộ độc; sự bài tiết chất độc của conchixin chậm do đó những người viêm thận hay thiểu năng thận không nên dùng.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tỏi độc dùng dưới dạng cồn hạt 1/10 với liều 1,5g một lần, 3g trong 24 giờ; cao cồn nước với liều 0,05g một lần, 0,20g trong 24 giờ hoặc dùng conchixin với liều 2mg một lần, 4mg trong 24 giờ để chữa bệnh thống phong, đối với những cơn đau thường kết quả làm cho đỡ đau, đỡ sốt.

Không nên dùng lâu sợ bị ngộ độc. Khi thấy có hiện tượng ỉa lỏng thì ngừng thuốc ngay. Thường chỉ dùng trong 4-5 ngày lại nghỉ.

Thuốc độc, phải bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A.

Ngoài công dụng làm thuốc, conchixin còn dùng làm thuốc kích thích để tạo những giống cây nhiều quả, hoặc những giống mới.

Hiện nay người ta chú ý trồng cây tỏi độc với mục đích chế conchixin dùng trong nông nghiệp nhiều hơn là dùng làm thuốc. Tuy nhiên một số nước vẫn dùng tỏi độc và các chế phẩm của tỏi độc làm thuốc.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tỷ giải
24/01/2025 08:06 CH

- 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây ráy - 海芋. Còn gọi là cây ráy dại, dã vu. Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch. (Colocasia macrorhiza Schott). Thuộc họ Ráy (Araceae).
Cây rùm nao - 粗糠柴. Còn gọi là thô khang sài, kamala, camala, mọt. Tên khoa học Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây sầu đâu rừng - 鴉膽子. Còn gọi là cây sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An). Tên khoa học Brucea javanica (L.) Merr. (Brucea sumatrana Roxb.). Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae). Cây sầu đâu rừng cho vị nha đảm tử (Fructus Bruceae hay Brucea hoặc Semen Bruceae) còn gọi là khổ luyện tử hay khổ sâm hay quả xoan đâu rừng là quả khô của cây sầu đâu rừng. Chớ nhầm quả này với quả xoan Melia azedarach L. thuộc họ Xoan (Meliaceae) người ta lấy gỗ làm nhà, vỏ rễ để trị giun, người ta cũng gọi quả xoan là khổ luyện tử (xem cây xoan ở mục các vị thuốc chữa giun sán).
Cây sơn - 野漆樹 (野漆树). Còn gọi là tất thụ (Trung Quốc), arbre à laque (Pháp). Tên khoa học Rhus succedanea Linné - Rhus vernicifera D. C. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Cây sơn ngoài công dụng là một cây công nghiệp vì cho chất sơn, còn cho một vị thuốc mang tên can tất (can là khô, tất là sơn vì sơn để lâu ngày khô kiệt rắn lại dùng làm thuốc).
Cây sui - 箭毒木. Còn gọi là cây thuốc bắn, nỗ tiễn tử, nong (Lào, vùng Viêntian). Tên khoa học Antiaris toxicaria Lesch., (A. innoxia Blume, Antiaris saccidoin Dalz.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có chất độc thường dùng chế tên thuốc độc, cần hết sức cẩn thận.
Cây sung - 優曇 (优昙). Còn gọi là lo va (Campuchia). Tên khoa học Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga (Miq.) King (Ficus chittagonga Miq., C. mollis Miq.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ta dùng nhựa cây sung làm thuốc.
Cây tam thất - 三七. Còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất. Tên khoa học Panax pseudo-ginseng Wall. (Panax repens Maxim.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).Tam thất (Radix psendo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được. Tên tam thất có nhiều cách giải thích: Trong sách "Bản thảo cương mục" ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói "tam" = ba, có ý nói từ lúc nói gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm; "thất" = bảy, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Cây thạch lựu - 石榴. Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp. Tên khoa học Punica granatum L. Thuộc họ Lựu (Punicaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây thông thảo - 通草. Còn có tên là cây thông thoát. Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi hay sấy khô của thân cây thông thảo.
Cây thùn mũn Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), cây phi tử, cây chua ngút - vốn vén, tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái). Tên khoa học Embelia ribes Burn. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.
Cây tô mộc - 蘇木. Còn có tên là cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng. Tên khoa học Caesalpinia sappan L.. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Tô mộc (Lignum Caesalpiniae sappan) là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay cây tô mộc (vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng, "Tô" là Tô Phượng, "mộc" là gỗ).
Cây trắc bách diệp - 側柏葉 (侧柏叶). Còn có tên là bá tử nhân. Tên khoa học Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl.). Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae). Ta dùng cành và lá phơi hay sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) của cây trắc bách diệp. Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân (Semen Thujae orientalis) là nhân phơi hay sấy khô của trắc bách diệp.
Cây trạch tả - 澤寫. Còn có tên là cây mã đề nước. Tên khoa học Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson. Thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Trạch tả (Rhizoma Alismatis) là thân củ chế biến, phơi hay sấy khô của cây trạch tả ("trạch" = đầm, "tả" = tát cạn; vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao).
Cây vòi voi - 大尾摇. Còn gọi là vòi voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, promoi damrey - xantui damrey (Campuchia). Tên khoa học Heliotropium indicum L. (Heliotropium anisophyllum P. de B.). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae). Tên vòi voi vì cụm hoa của cây giống hình vòi con voi.
Cây xà sàng - 蛇床子. Còn có tên là cây giần sàng. Tên khoa học Cnidium monnier (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là "xà" = rắn, "sàng" = giường. Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
Cây xá xị Còn gọi là vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, bois de vierge. Tên khoa học Cinnamomun parthennoxylon Meissn, (Sassfras parthenoxylon Meissn). Thuộc dòng họ Long não (Lauraceae). Chú thích về tên tên cây xá xị chỉ mới được nhân dân các tỉnh phía Nam đặt ra ít năm gần đây, vì thấy tinh dầu, gỗ thân và gỗ rễ cây này có mùi rất giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) đóng chai, một loại nhập của Mỹ hay của Pháp bao gồm các vị thổ phục linh, cam thảo, salixylat metyl, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu sassafras (xem thổ phục linh và vị sassafras).
Cây xương sáo - 凉粉草. Còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo. Tên khoa học Mesona chinensis Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chanh trường - 旋花茄. Còn gọi là mắc dit (Lào). Tên khoa học Solanum spirale Roxb. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]