Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TIỀN HỒ - 前胡

Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái.

Tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat.

Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).

Tiền hồ, 前胡, quy nam, tử hoa tiền hồ, thổ dương quy, sạ hương thái, Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat., họ Hoa tán, Umbelliferae

Tiền hồ - Peucedanum decursivum

Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thuộc thảo, cao 0,7-1,4m, mọc thẳng đứng, trên có phân nhánh trên thân có khía dọc.

Lá ở gốc cây lớn, 1-2 lần xẻ lông chim, cuống dài 14-30cm; phiến lá chia thành thuỳ hình bầu dục có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá ở phía không cuống hay thu lại còn bẹ lá.

Cụm hoa tán kép. Hoa màu tím.

Quả hình bầu dục, cụt ở hai đầu, 5-7mm, rộng 3-5mm. Phân liệt quả, có múi ở cạnh; khi chưa chín 2 phân liệt quả dính chặt vào nhau. Khi chín phân liệt quả nở tung ra, có dìa rộng và hơi dày.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Hiện nay mới phát hiện thấy có nhiều ở Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ở đây người ta thu mua với tên Quy nam. Có người lại gọi nhầm nó là độc hoạt hay khương hoạt.

Thực ra độc hoạt và khương hoạt là rễ những cây khác.

Vào mùa thu, đông hay mùa xuân, đào lấy rễ về, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô là được.

Tại Trung Quốc, tiền hồ mọc ở Thiểm Tây, Quảng Châu, Hàng Châu, An Huy; Thiểm Tây, Hàng Châu được coi là nơi tiền hồ tốt nhất. Tại Trung Quốc, còn khai thác rễ một cây khác gọi là bạch hoa tiền hồ (tiền hồ hoa trắng) Peucedanum praeruptorum Dunn cùng họ Hoa tán. Cây này có hoa trắng và chưa thấy ở Việt Nam; cũng thấy ở Thiểm Tây, Quảng Tây, Phúc Kiến, An Huy, Trung Quốc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong tiền hồ, người ta phân tích thấy có chất glucozit gọi là nodakenin có công thức C20H24O9, tinh dầu, tanin, spongosterola.

Chất nodakenin, khi thủy phân sẽ cho nodakenitin hay nodagenin C14H24O9 và glucoza.

IMG

Nodakenin có độ chảy 215o, tan trong nước lạnh, cồn, axit axetic, không tan trong ête, dầu hỏa, benzen.

Nodakentin có độ chảy 185o.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo Cao ứng Đẩu và Chu Thọ Bành (1954. Trung Hoa y học tạp chí, 5) thí nghiệm trên mèo gây mê thì tiền hồ có tác dụng trừ đờm.

Nhưng Hoàng Khánh Chương (1954. Trung Hoa y học tạp chí, 11) gây ho cho mèo bằng cách tiêm dung dịch 1% iôt vào dưới sườn, sau đó cho uống nước sắc tiền hồ 0,8-2g cho 1kg thân thể, thì không thấy có tác dụng trừ ho rõ rệt.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn; vào 2 kinh Phế và Tỳ. Có tác dụng tuyên tán phong nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm. Dùng chữa phong nhiệt sinh ho, đờm đặc, xuyễn tức. Không thực nhiệt, ngoại cảm không dùng được.

Thường tiền hồ là một vị thuốc chữa ho, trừ đờm. Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu nhức.

Liều dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Đơn thuốc có tiền hồ:

   - Chữa viêm khí quản, đờm không tiết ra được: Tiền hồ 10g, tang bạch bì 10g, đào nhân 10g, khoản đông hoa 8g, bối mẫu 10g, cát cánh 5g, cam thảo 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. (Đơn thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Rau khúc
28/04/2025 12:05 SA

- 鼠麴草. Còn gọi là khúc nếp, thử cúc thảo. Tên khoa học Gnaphalium indicum L. Thuộc họ Cúc Asteracea (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Mật động vật (đởm) Đông y và Tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng Tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn Đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, mật dê, mật lợn, mật bò, mật trăn, mật rắn, mật gà, mật cá chép, .v.v.
Mật gấu - 熊膽 (熊胆). Còn gọi là hùng đởm. Tên khoa học Fel Ursi. Thuộc họ Gấu (Ursidae). Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp. Ở Việt Nam, thường là loài gấu ngựa Selenarctos thibetanus G. Cuvier. có khoang như chữ V trắng ở ngực. Đôi khi có loài gấu chó hay gấu đen, gấu xám (hiếm hơn) Ursus arctos lisiotus Gray.
Mật lợn, mật bò - 豬膽, 牛膽 (猪胆, 牛胆). Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc đem tinh chế thành cao mật bò, cao mật lợn tinh chế.
Mật mông hoa - 密蒙花. Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mật mông. Tên khoa học Buddleia officinalis Maxim., (Buddleja madagascariensis Hance). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Mật mông hoa (Flos Buddlejae), là nụ hoa hoặc cụm hoa của cây mật mông hoa phơi hay sấy khô.
Mặt quỷ - 羊角藤. Còn gọi là đơn mặt quỷ, dây đất, nhầu đó, cây ganh, khua mak mahpa (Lào). Tên khoa học Morinda umbellata L. (Morinda scandens Roxb., Stigmanthus cymosus Lour). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Máu chó - 小葉紅光樹 (小叶红光树). Còn gọi là muscadier à suif. Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms). Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Tên là máu chó vì khi chặt cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
Mẫu đơn bì - 牡丹皮. Còn gọi là đơn bì, phấn đơn bì, hoa vương, mộc thược dược, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa. Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr. (Paeonia arborea Donn, Paeonia moutan Sims.). Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae hay Cortex Moutan) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây mẫu đơn. Đơn là đỏ, bì là vỏ, da. Vị thuốc là vỏ màu đỏ.
Mẫu lệ - 牡蠣. Còn gọi là vỏ hầu, vỏ hà, hầu cồn, hầu cửa sông, hà sông. Tên khoa học Ostrea sp. Thuộc họ Mẫu lệ (Ostridae). Mẫu lệ (Concha Ostreae), là vỏ phơi khô của nhiều loại hầu hay hà như hầu cửa sông (còn gọi là hầu cồn, hà sông), Ostrea rivularis Gould hầu ve, hầu đá, hầu lăng v.v... Mẫu là đực, lệ là giống sò to; vì người xưa cho rằng giống sò này chỉ có đực.
Me - 酸角. Còn gọi là cây me, ampil, khua me (Campuchia), mak kham (Lào). Tên khoa học Tamarindus indica L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Mía - 甘蔗. Còn gọi là cam giá. Tên khoa học Saccharum offcinarum L. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Saccharum do chữ Ấn Độ, sakhara có nghĩa là đường; cam giá vì "cam" là ngọt, "giá" là gậy, cây trông giống cái gậy, có vị ngọt.
Mía dò - 樟柳頭 (樟柳头). Còn gọi là tậu chó (Lạng Sơn), đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc. Tên khoa học Costus speciosus Smith, (Costus loureiri Horan., Amomum hirsutum Lamk., Amomum arboreum Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Mít - 波羅蜜 (波罗蜜). Còn gọi là mac mi, may mi (Lào), khnor (Cămpuchia). Tên khoa học Artocarpus integrifolia L.f. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
- 杏. Còn có tên là ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân, abricotier (Pháp), má pheng (Thái), mai. Tên khoa học Prunus armenniaca L. (Armenniaca vulgarris Lamk). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây mơ cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Khổ hạnh nhân (Semen Armeniaca amarae) là hạt khô của cây mơ; (2) Nước cất hạt mơ Aqua Armeniniacae chế từ hạt mơ; (3) Ô mai (Fructus Armeniacae praeparatus) là quả mơ chế và phơi hay sấy khô; (4) Dầu hạnh nhân (Oleum Armeniacae) dầu ép từ hạt mơ.
Mơ tam thể - 絨毛雞矢藤 (绒毛鸡矢藤). Còn có tên khác là dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ta dùng lá cây mơ tam thể.
Mộc hoa trắng - 止瀉木 (止泻木). Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông. Tên khoa học Holarrhena antidysenteria Wall (Echites antidysenterica Roxb, Wrightia antidysenterica Grah.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng.
Mộc hương - 木香. Trên thị trường có nhiều loại mộc hương, nhưng sau đây là 2 vị chính: (1) Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurealappa lappa Clarke) thuộc họ Cúc (Compositae). (2) Thổ mộc hương còn gọi là hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương (Inula helenium L.) cũng thuộc họ Cúc (Composiae). Ngoài ra còn một số cây khác cũng cho vị mộc hương cùng thuộc họ Cúc như vị xuyên mộc hương mà có tác giả xác định là Inula racemosa Hook. f., nhưng có tác giả lại xác định là Jurinea aff. souliel Franch.
Móc mèo núi - 大托葉雲實 (大托叶云实). Còn gọi là vuốt hùm, bonduc, cni- quier, pois - quenique, yeux de chat. Tên khoa học Caealpinia bon du-cella Flem. Thuộc họ Vang (Caesalpinceae).
Mộc nhĩ - 木耳. Còn gọi là nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc. Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]