Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TÍA TÔ - 紫蘇 (紫苏)

Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh.

Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit].

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.).

TÍA TÔ, 紫蘇, 紫苏, tử tô, tử tô tử, tô ngạnh, Perilla ocymoides L., Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit], họ Hoa môi Lamiaceae, Labiatae.

Tía tô - Perilla ocymoides

Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc say đây:

   1. Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô (ta gọi nhầm là hạt) của cây tía tô.

   2. Tử tô (Herba Perilae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô.

   3. Tử tô diệp – Folium Perillae là lá phơi hay sấy khô.

   4. Tô ngạnh (Tử tô ngạnh - Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Tía tô là một loại cỏ mọc hằng năm, cao chừng 0,5-1,50cm. Thân thẳng đứng có lông.

Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa to; phiến lá dài 4-12cm rộng 2,50-10cm, màu tím hoặc xanh tím, trên có lông màu tím. Người ta phân biệt thứ tía tô có lá màu tím hung là Perilla ocymoides var. purpurascens và thứ tía tô có lá màu lục, chỉ có gân màu hung (Perilla ocymoides var.bicolor). Cuống lá ngắn 2-3cm.

Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm dài 6-20cm.

Quả là hạch nhỏ, hình cầu, đường kình 1mm, màu nâu nhạt, có mạng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng hạt, chọn ở những cây to khoẻ, không có sâu bệnh. Thời kỳ gieo hạt tốt nhất là sau lập xuân vào tháng 1-2 dương lịch. Mỗi hecta cần chừng 20-30kg hạt giống.

Tùy theo mục đích trồng lấy lá hay lấy hạt, cách thu hoạch có thay đổi: Tía tô gieo vào tháng 1-2 thì tháng 3-4 đã có thể hái lá lần thứ nhất. Lúc hái chỉ nên hái lá già, sau đó ít lâu (một tháng sau) lại có thể hái một lần nữa. Sau lần thứ nhất, cần chăm sóc bằng cách tưới nước tiểu pha thêm nước lã, hay dùng khô dầu giã nhỏ, bón vào gốc sau khi xới đất cho nhỏ. Thông thường một cây chỉ hái 2-3 lần lá. Nếu cây tía tô sau khi hái lá cứ để nguyên, thì đến đầu mùa thu, quả sẽ già và hái được, nhưng thường những cây tía tô đã hái lá rất ít hát hay hạt nhỏ và kém cho nên sau khi hái hết lá, người ta chặt cây, lấy đất trồng cây khác. Cành chặt ra dùng làm thuốc với tên tô ngạnh.

Những cây để lấy hạt làm giống hay làm thuốc thì không hái lá. Cây tía tô để lấy hạt, sau khi hạt đã già, cắt cả cành có hạt mang về phơi hay sấy khô trong mát (tránh phơi nắng to, hay sấy ở nhiệt độ cao hoạt chất sẽ giảm), rũ lấy hạt, bỏ cành và tạp chất.

Tiêu thụ nhiều nhất là lá. Lá hái về, cũng phải phơi khô trong mát hay sấy nhẹ độ để giữ lấy hương vị.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong toàn cây tía tô có chứa 0,50% tinh dầu; trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là perilla-andehyt C10H14O, (55%), limonen (20-30%), α-pinen và dihydrocumin C10H14O. Chất perilla andehyt có mùi thơm đặc biệt của tía tô, chất perilla andehyt anti-oxim ngọt gấp 2.000 lần đường, khó tan trong nước, đun nóng sẽ phân giải, có độc, cho nên không dùng làm chất điều vị được, nhưng có người dùng làm ngọt thuốc lá.

Chất màu trong lá tía tô là do este của chấy xyanin clorit C27H31O16Cl. Ngoài các chất trên, trong tía tô còn chứa adenin C5H5N5 và acgubub C6H14N4O2.

Trong hạt tía tô có 45-50% chất dầu lỏng, màu vàng, mùi và vị của dầu lanh (huilede lin), thuộc loại dầu khô, có chỉ số iôt vào loại cao nhất (206), chỉ số xà phòng 189,6 tỷ trọng 0,930. Hằng năm Nhật Bản và Triều Tiên trước đây sản xuất tới 60.000 tấn dầu này để quét lên dù làm cho dù không thấm nước hoặc quét lên loại giấy không thấm nước.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Tía tô có vị cay, tính ôn; vào 2 kinh Phế và Tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.

Thông thường lá tía tô (tô diệp) có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.

Cành tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Liều dùng hằng ngày: Lá và hạt ngày uống 3-10g; cành ngày uống 6-20g dưới dạng thuốc sắc.

Dầu hạt tía tô: Ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản dùng trong kỹ nghệ vễ trên đồ sứ, thực phẩm.

Đơn thuốc có tía tô:

   1. Sâm tô ẩm - Chữa bệnh cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương: Lá tía tô, nhân sân, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hồ mỗi vị 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

   2. Tử tô giải độc thang - chữa trúng độc đau bụng do ăn phải cua cá: Lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn đang nóng.

   3. Chữa sưng vú: Tía tô 10g sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú.

   4. Ăn phải cua hay cá mà trúng độc: Giã lá tía tô tươi vắt lấy nước hoặc sắc lá khô (10g khô) uống nóng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Lười ươi
28/04/2025 07:59 CH

- 胖大海. Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Cămpuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tam bayang, noix de Malva, graine gonfl...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bối mẫu - 貝母. Người ta phân biệt ra hai loại bối mẫu: (1) Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirr - hosae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria royleo Hook. - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D.Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae); (2) Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei Hook - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Chú thích về tên - Có hai cách giải thích về tên bối mẫu: (1) Đào Hoàng Cảnh, một thầy thuốc cổ, cho rằng vì bối mẫu giống như hạt bối tử, một vị thuốc trung dược khác, tụ tập lại nên gọi bối mẫu; (2) Một thuyết khác lại cho rằng vì vị thuốc bám vào rễ chi chít như đàn con bám vào mẹ và lại quý như bảo bối cho nên gọi tên như vậy.
Bòn bọt - 毛果算盤子 (毛果算盘子). Còn gọi là toán bàn tử, chè bọt (Xuân Mai - Hà Tây). Tên khoa học Glochidion eriocarpum Chaimp. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.
Bông báo - 大花老鸦嘴. Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha chủy, madia (Mèo). Tên khoa học Thunbergia grandiflora (Rottl. et Willd.) Roxb. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bông gạo - 木棉. Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar. Tên khoa học Gossampinus malabarica (D. C.) Merr. (Bombax malabaricum DC., Bombax heptaphylla Cav.). Thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
Bỏng nổ - 白飯樹 (白饭树). Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cáng pa (Thái). Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Will) Baill. (Fluggea microcarpa Blume). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bóng nước - 鳳仙花 (凤仙花). Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, phượng tiên hoa, cấp tính tử, boong móng tay, balsamina. Tên khoa học Impatiens balsamina L. Thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae).
Bông ổi - 馬纓丹 (马缨丹). Còn gọi là ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (Quảng Bình). Tên khoa học Lantana camara L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bứa - 木竹子. Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
Bụng báng - 桄榔. Còn gọi là báng, cây đoác, palmier à sucre. Tên khoa học Arenga saccharifera Labill., (Saguerus rumphii Roxb., Borassus gomutus Lour.). Thuộc họ Cau Arecaceae (Palmae).
Bùng bục - 毛桐. Còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa kok po hou (Lào). Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. et Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bưởi - 柚. Còn gọi là bòng, co phúc (Mường), kanbao tchiou (Thái), kroth thlong (Cămphuchia) makkamtel, makphuc, maksom (Lào). Tên khoa học Citrus maxima (Buru) Merrill;Citrus grandis Osbeck. Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Bưởi bung - 山小橘. Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái). Tên khoa học Glycosmis pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ 2 cây: 1 cây có tên khoa học và mô tả sau đây, 1 cây nữa có lá đơn nguyên sẽ giới thiệu trong phần chú thích và có tên khoa học là Acronychia laurifolia Bl. thuộc cùng họ.
Bướm bạc - 玉葉金花 (玉叶金花 ). Còn gọi là bướm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái). Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cà chua - 番茄. Còn gọi là cà dầm, tomate (Pháp). Tên khoa học Lycopersicum esculentum Mill. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dái dê tím - 茄子. Tên khoa học Solanum melongena L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa tím - 刺天茄. Còn gọi là cà hoang, cà gai, cà hoang gai hoa tím. Tên khoa học Solanum indicum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa trắng - 水茄. Còn gọi là cà pháo, trăng lao (Buôn ma thuột). Tên khoa học Solanum torvum Swartz. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa vàng - 薊罌粟 (蓟罂粟). Còn có tên là cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực. Tên khoa học Argemone mexicana L.. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]