Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THỒM LỒM - 火炭母

Còn gọi là đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang).

Tên khoa học Polygonum sinense L.

Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

thồm lồm, 火炭母, đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy, Polygonum sinense L., họ Rau răm, Polygonaceae

thồm lồm, 火炭母, đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy, Polygonum sinense L., họ Rau răm, Polygonaceae

Thồm lồm - Polygonum sinense

Ta dùng toàn cây hay lá tươi hoặc phơi khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo sống dai, thân đứng, nhiều khi mọc rất dài và leo, nhẵn và có rãnh dọc. Lá hình bầu dục hay hơi thuôn, phía cuống lá bầu bầu, ngọn lá hẹp nhọn, lá phía trên nhỏ hơn và gần như không cuống và ôm vào thân, cuống ngắn, ở phía dưới có 2 tai nhỏ tròn, bẹ chìa mỏng và ngắn hơn các dóng của thân. Cụm hoa thành đầu họp thành xim ngù tận cùng, có cuống phủ rất nhiều lông có hạch tiết. Quả 3 cạnh thuôn dài.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi giã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh "thồm lồm ăn tai".

Trâu bò thích ăn vì thân cây có vị ngọt.

Dùng lá hay toàn cây tươi hoặc phơi hay sấy khô. Thường dùng tươi hơn, không phải chế biến gì đặc biệt.

Hiện cũng không ai đặt vấn đề trồng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thồm lồm hầu như ít được dùng trong nhân dân ta, trừ công dụng chữa thồm lồm ăn tai.

Theo Petelot, tại Inđônêxya, nước ép của cây này dùng chữa bệnh về mắt.

Theo Quảng Tây trung dược chí (1963, tập 2) nhân dân Quảng Tây dùng cây này với tên địa hồ điệp, hay hỏa không đăng, hỏa khôi mẫu với tính chất vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh Can, Tỳ và Đại trương, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, tiêu thũng, chỉ thống (làm hết đau), chữa lỵ, trị bì phu thấp độc, ung thũng sưng đau. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài không kể liều lượng.

Nguyễn Xuân Hiều - Khoa da liễu Quân y viện 108 (Sức khỏe, 79-7/1968) căn cứ vào kinh nghiệm nhân dân dùng thồm lồm chữa thồm lồm ăn tai mà thực chất là một loại loét kẽ tai do nhiễm liên cầu khuẩn, đã thử áp dụng chữa những bệnh ngoài da nhiễm liên cầu khuẩn khác như chốc đầu, chốc mép, chốc da thường, eczema nhiễm khuẩn, .v.v. Kết quả trong 18 tháng đã chữa 11 trường hợp chốc đầu khỏi 9 (từ 4 đến 8 ngày), loét kẽ tai chữa 5 khỏi 4 (sau 5 đến 10 ngày), chốc mép chữa 1 khỏi 1 (sau 15 ngày), viêm da nhiễm khuẩn chữa 4 khỏi 4 (sau 4 đến 7 ngày) đặc biệt đã chữa một em bé bị chảy dãi nặng, da cằm bị viêm đỏ trợt, tanh hôi đã dùng nhiều thứ thuốc không khỏi, khi dùng dung dịch lá thồm lồm chấm mỗi ngày 2-3 lần chỉ sau 5 ngày cằm hết viêm đỏ. Gia đình tự động cho em bé uống mỗi ngày từ 2-3 thìa con dung dịch lá thồm lồm (việc sử dụng này ngoài chỉ định của thầy thuốc) thì cùng với bệnh viêm da cằm, bệnh chảy dãi cũng khỏi dần, sau hơn 1 năm không thấy tái phát.

Cách và liều sử dụng của bệnh viện 108: Hoặc lấy lá tươi rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm nước lã đun sôi để ấm, lọc qua gạc thành một dung dịch đặc. Hoặc lấy 5kg lá tươi cho vào 10 lít nước, đun cạn còn 2 lít lọc và cô thành cao. Dùng dung dịch lá tươi hoặc cao bôi lên nơi có tổn thương ngày 2-3 lần. Trước khi bôi thuốc có thể kết hợp rửa, ngâm, tắm bằng nước lã đun sôi để ấm pha thêm muối, thuốc tím loãng hoặc nước có vò lá thồm lồm tươi. Cần chú ý tránh kỳ cọ, vò xát mạnh làm bật máu trợt da thêm.

Eczema thì chữa 14 bệnh nhân khỏi hẳn 1 người, 9 bệnh nhân đỡ chảy nước, 2 không chuyển biến, 2 nặng thêm cho nên tác giả kết luận đối với eczema thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng cấp tính.

Đơn thuốc thồm lồm uống:

    Ngoài cách uống tự động nói ở trên, Trung Quốc người ta uống thồm lồm theo như sau: Thồm lồm 12g khô, sao với mật cho vàng, sắc với nước chữa lỵ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Lấu
01/02/2025 04:50 SA

- 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
Địa liền - 山柰. Còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. Tên khoa học Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Ridl.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sơn nại (Rhizoma Kaempferiae) là thân rễ thái mỏng phơi khô của cây địa liền. Tên địa liền vì lá mọc sát mặt đất.
Điều nhuộm - 紅木 (红木). Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Cămpuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato. Tên khoa học Bixa orellana L. Thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae).
Đỗ trọng - 杜仲. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia vì có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này, do đó mà đặt tên.
Độc hoạt - 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae); (2) Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ; (4) Cửu nhỡn độc hoạt: Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn buốt - 鬼针草. Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn đỏ Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea (Cămpuchia). Tên khoa học Ixora coccinea L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn lá đỏ - 紅背桂 (红背桂). Còn gọi là đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học Excoecaria cochinchinesis Lour. (Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm., Antidesma bicolor Hassk). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đơn răng cưa - 包疮叶. Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào). Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb). Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]