Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THIÊN TIÊN TỬ - 天仙子

Còn gọi là sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules.

Tên khoa học Hyoscyamus niger L.

Thuộc họ Cà (Solanaceae).

THIÊN TIÊN TỬ, 天仙子, sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame, mont aux poules, Hyoscyamus niger L., họ Cà, Solanaceae

Thiên tiên tử - Hyoscyamus niger

Trước và sau ít ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975) ở các tỉnh phía Nam, một số cơ sở có mua một số hạt có tên thiên tiên tử để xuất sang Hồng Kông cho người Hoa dùng làm thuốc bắc.

Đối chiếu hạt đó với thiên tiên tử được mô tả trong sách Trung Quốc chúng tôi thấy không giống, rất tiếc là chúng tôi chưa có điều kiện xác định những hạt này được nhân dân ta thu hái ở cây nào ở nước ta, cũng như nước ngoài mua hạt này của ta về làm gì.

Cho nên chúng tôi cung cấp ở đây những tài liệu của chính Trung Quốc và một số nước về thiên tiên tử.

A. MÔ TẢ CÂY

Thiên tiên tử là hạt của cây thiên tiên tử, một loại cỏ sống hàng năm hay hai năm, có thể cao 0,50m hay hơn. Thân và lá phủ nhiều lông.

Phiến lá có thể dài 20-25cm, rộng 5-7cm, lá phía dưới có cuống, lá phía trên thân không cuống hơi ôm vào thân. Phiến lá chia nhiều thùy, gân chính lá nổi rõ.

Hoa mọc thành xim một ngả, tràng hoa màu vàng nhạt với những thùy tràng không đều nhau, với những đường gân của cánh tràng màu tía, 5nhị. Ngoài loài Hyoscyamus niger kể trên, người ta còn khai cả thiên tiên tử hoa trắng (Hyoscyamus albs) cũng có cánh tràng màu vàng nhạt nhưng không có đường gân màu tía.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Thiên tiên tử được dùng trong cả đông y và tây y. Tây y hoàn toàn nhập và theo chúng tôi biết đông y cũng phải nhập. Có người nói ở nước ta cũng có cây này. Nhưng rất tiếc cho đến nay chúng tôi chưa được biết.

Đông y và Tây y đều thống nhất cây này có độc, vì trong Thần nông bản thảo (Tập bản thảo cổ nhất thế kỷ 2) thì thiên tiên tử được xếp vào hạ phẩm (nghĩa là có tác dụng nhưng có độc). Chúng ta cũng không rõ Trung Quốc có vị này không hay cũng chỉ nhập rồi bán sang ta.

Tại các nước châu Âu, thiên tiên tử được trồng và thu hoặch ở các vùng ven biển Địa Trung Hải, các nước Trung Á và  Tây Á. Người ta thường chọn cây sống 2 năm (chỉ có những cây này mới được công nhận chính thức làm thuốc). Tại những nước này trồng vào tháng 2-3, thu lứa đầu vào tháng 7, có thể thu lứa thứ 2 vào tháng 9, lứa thứ 3 vào tháng 10. Nhưng muốn thu hái lá đủ tiêu chuẩn (thu hái lúc cây ra hoa) thì phải trồng vào tháng 6, nếu không cây ra hoa ngay trong những năm đầu. Pháp lại qui định thu hái lá ở những cây có quả non. Hạt để làm thuốc phải được thu hái trên những cây có quả chín hay gần chín. Mỗi quả chứa tới 500 hạt. Hạt rất nhỏ, đường kính 1mm hơi hình thận, màu nâu nhạt hay xám tro.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá thiên tiên tử chứa 0,045 đến 0,08-0,12 và đặc biệt tới 0,20% arcaloit toàn phần trong đó chủ yếu là hyoscyamin.

Hạt thiên tiên tử chứa 0,10 đến 0,14% ancaloit toàn phần trong đó có những ancaloit giống như trong lá. Ngoài ra trong hạt còn chứa 20-30% dầu béo màu vàng lục nhạt và chừng 30% tinh bột.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tương tự cà độc dược, dãn đồng tử, giảm bài tiết (nước bọt...) làm liệt đối với đầu thần kinh tim của các sợi thần kinh điều chỉnh của thần kinh phế vị dẫn đến làm tim đập nhanh gây liệt các trung tâm thần kinh, giảm tính kích thích của vỏ não dãn đến các tác dụng làm dịu và gây ngủ.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong các tài liệu đông y cổ: Thiên tiên tử có tính hàn (lạnh), vị đắng; có tác dụng giảm đau chấn kinh dùng trong những trường hợp đau răng, điên cuồng. Ngày dùng 1,5-3g. Những trường hợp khí hư, vị nhược cấm được dùng. Đau răng thì nhét bột thiên tiên tử vào nơi răng sâu hoặc hun khói sau khi đốt. Hạ phẩm vì có độc.

Tây y. Cả hạt và lá đều được xếp vào thuốc độc bảng A. Thường dùng dưới dạng bột (phải chứa 0,20% ancaloit) với liều 0,1-0,2g cho người lớn, liều tối đa một lần 0,20g, 24 giờ là 0,6g, trẻ em dùng mỗi tuổi một centigam. Còn dùng dưới dạng cao mềm chế bằng cồn (cao này phải chứa 1,5% ancaloit) và với liều dùng 0,05 đến 0,10 cho người lớn, trẻ em mỗi tuổi dùng 5miligam liều tối đa trong một lần là 0,10g, trong 4 giờ là 0,30g dưới dạng thuốc viên hay pôxiô. Cồn thiên tiên tử (thuốc độc bảng C) mỗi gam tương đương với 57 giọt. Ngày dùng 1 đến 3g dưới dạng giọt. Liều tối đa một lần 1g, trong 24 giờ là 4g. Cùng những chỉ định như cà độc dược (xem vị này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/cay-ca-doc-duoc).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây thuốc phiện
01/04/2025 09:00 CH

- 罂粟. Còn có tên là a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác. Tên khoa học Papaver somniferum L. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Anh túc xác (Fructus Pa...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thuốc giấu - 紅雀珊瑚 (红雀珊瑚). Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô. Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilanthus tithymaloides (Linn.), Poit). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thường sơn - 常山. Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae). Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Vị Thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn; (2) Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc hiện nay).
Thương truật - 蒼术 (苍术). Còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật. Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lance Thunb.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tía tô - 紫蘇 (紫苏). Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit]. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.). Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc say đây: (1) Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô (ta gọi nhầm là hạt) của cây tía tô. (2) Tử tô (Herba Perilae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô. (3) Tử tô diệp – Folium Perillae là lá phơi hay sấy khô. (4) Tô ngạnh (Tử tô ngạnh - Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Tía tô dại - 山香. Còn gọi là é lớn tròng, tía tô giới ballote camphée. Tên khoa học Hyptis suaveolens (Linn). Poir. Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae).
Tiền hồ - 前胡. Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái. Tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.
Tơ mành - 風車藤 (风车藤). Còn có tên là mạng nhện, dây chỉ. Tên khoa học Hiptage madablota Gaertn, (Hiptage benghalensis (l.) Kurz.). Thuộc họ Măng rô (Malpighiaceae).
Tỏi - 大蒜. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii) là dò của cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.
Tỏi đỏ - 紅蔥 (红葱). Còn gọi là tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào). Tên khoa học Eleutherine subaphylla Gagnep. Thuộc họ La dơn (Iridaceae). Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây tỏi đỏ làm thuốc với tên khoa học Bulbus Eleutherinis subaphyllae.
Tỏi độc - 秋水仙. Còn gọi là colchique. Tên khoa học Colchicum autumnale L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây tỏi độc cho ta những vị thuốc sau đây: 1. Dò tỏi độc Tuber Colchici hay Bulbus Colchici là dò cây tỏi độc hái về phơi khô. 2. Hạt tỏi độc: Semen Colchici là hạt phơi hay sấy khô của cây tỏi độc. Ngoài cây tỏi độc - Colchicum autumnale L. ra, ta còn dùng dò và hạt của nhiều loài khác như Colchicum speciosum Stev... Colchicum variegatum L. hoặc cây Androcymbium gramineum Mac Bride cùng họ và cũng chứa hoạt chất colchixin.
Trà tiên - 羅勒疏柔毛變種 (罗勒疏柔毛变种). Còn gọi là é, é trắng, tiến thực. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Trầm hương - 沉香. Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d'aigle, bois d'aloes. Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre). Thuộc họ Trầm (Thymelacaceae). Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm - chìm). Tên kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Trẩu - 石栗. Còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin. Tên khoa học Aleurites montana (Lour.) Wils. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu trẩu là một nguồn phân bón ruộng, có tác dụng trừ sâu.
Trầu không - 蒟醬 (蒟酱). Còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Cămpuchia), hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.). Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Trinh nữ hoàng cung - 西南文殊蘭 (西南文殊兰). Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan. Tên khoa học Crinum latifolium L. Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.
Trúc nhự - 竹茹. Còn gọi là trúc nhị thanh, đạm trúc nhự. Tên khoa học Caulis Bvambusae in Taeniis. Trúc nhự là vị thuốc chế bằng cách cạo vỏ xanh của cây tre (Bambusa sp.), cây vầu (Phyllostachys sp.) và nhiều loại tre bương khác thuộc họ Lúa (Gramineae), sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng, rồi phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]