Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẦU DẦU - 蓖麻

Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma.

Tên khoa học Ricinus communis L.

Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

THẦU DẦU, 蓖麻, đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma, Ricinus communis L., họ Thầu dầu, Euphorbiaceae

Thầu dầu - Ricinus communis

Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây:

   1. Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu.

   2. Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu.

   3. Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thầu dầu là một cây sống lâu năm, thân yếu nhưng có thể cao tới 10-12m. Khi trồng tranh thủ giữa các vụ lúa, người ta chỉ để nó cao tới 1-2m.

Lá mọc so le có cuống dài, 2 lá kèm hai bên họp thành một túi màng, sớm rụng; phiến là hình chân vịt, gồm 5-7-9 có khi tới 11 thùy, cắt sâu, mép có răng cưa không đều.

Hoa mọc thành chùm xim nhiều hoa, xim dưới gồm toàn hoa đực, xim trên toàn hoa cái.

Quả 3 mảnh vỏ dài 2-3cm, rộng 2cm, trên mặt có nhiều gai mềm, đầu tròn và có 3 vết lõm chia 3 ngăn, trên lưng mỗi ngăn lại có 1 rãnh nông nữa.

Hạt hình trứng, hơi dẹt, dài 8mm, rộng 6mm, ở đầu có mồng (chính là áo hạt của noãn khổng). Mặt hạt nhẵn bóng màu nâu xám, có vân đỏ nâu hay đen.

Có nhiều loại thầu dầu: Thầu dầu thường và thầu dầu tía chỉ có lá loại tía được chọn dùng làm thuốc.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi vùng nhiệt đới: Việt Nam (Hà Bắc, Vĩnh Phú), Ấn Độ, bắc châu Phi, Braxin v.v...

Mùa thu hoạch hạt vào tháng 4-5, nhưng chủ yếu với mục đích ép dầu dùng trong công nghiệp.

Làm thuốc chỉ dùng rất ít hạt và dầu. Lá hái quanh năm. Thường chỉ dùng lá tươi.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt thầu dầu có 40-50% dầu, 25% chất anbuminoit, một chất có tinh thể và nitơ (rixiđin), axit malic, đường muối, xenluloza, rixin và rixinin, các men trong đó có men lipaza.

Dầu thầu dầu là một chất lỏng sền sệt, trong, không màu hay hơi vàng, mùi vị nhạt và buồn nôn, tỷ trọng ở 15oC là 0,950-0,970 độ nhớt Engle 18,8 (nếu là dầu ép) hoặc 17,4-13,3 (nếu là dầu chiết bằng dung môi).

Thành phần của dầu ngoài các glyxerit chung như stearin, panmitin, có một glyxerit đặc biệt là rixinolein (xà phòng hóa sẽ cho axit rixinoleic) một ít axit isorixinoleic và axit dioxystearic.

Axit rixinoleic là một axit béo rượu công thức sau đây:

IMG

Thuỷ phân axit rixinoleic sẽ cho axit onantylic và axit unđexylenic có tác dụng chống nấm rất mạnh và được dùng trong kỹ nghệ nước hoa (tổng hợp unđecanon, nonanon, anđehyt unđexylenic, heptin cacbonat metyl) kỹ nghệ cao phân tử rinsan.

Chất rixin tỷ lệ 3-5% trong hạt là một protein rất độc. Khi ép dầu, chất này nằm lại trong khô dầu, làm thức ăn được. Có thể chiết chất rixin bằng nước muối (ngâm) rồi kết tủa bằng amon sunfat. Nó không tan trong dầu.

Rixinin là một ancaloit có tinh thể, không màu, tan trong nước, công thức thô C8H8N2O2, cấu tạo hóa học của nó đã được Sparth và Koller (1923) xác định là 3 xyanô 4 metoxyl-metyl 2 pyriđon. Khi phân giải, ta sẽ có cồn metylic và axit rixinic.

Tỷ lệ rixinin trong hạt là 0,15%; trong lá non là 1,3%; trong lá úa là 2,5%.

Thành phần lá thầu dầu chưa thấy giới thiệu nhiều; chỉ mới biết có rixinin với tỷ lệ như trên.

Trong lá thầu dầu có axit tactric, axit xitric, axit corydalic, (Hoá học học báo 1957, 23, 201), nhiều axit amin, rutonozit (khoảng 0,2%), quexitrin, astragalin, axit b eleostrearic, và axit oleic, axit hữu cơ no, lá tươi còn chứa corilagin C27H22O18, axit galic, axit ellagic và axit shikimic (Aethur H. R. Symposium on Phytochemistry, 1964, 164 và Kariyone et al. Annual Index of the Reports on Plant Chemistry in 1959, 69).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dầu thầu dầu có tác dụng tẩy nhẹ và chắc chắn.

Uống lúc đói với liều 10-30g. Sau khi uống 3 đến 4 giờ sẽ gây đi ỉa nhiều, mà không đau bụng. Với liều 30-50g, đi ỉa sẽ kéo dài 5-6 giờ.

Dầu này không gây một hiện tượng sót nào trong ruột. Theo dõi bằng X quang, người ta thấy ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn. Nó không ảnh hưởng tới xương chậu nhỏ, do đó rất tốt cho phụ nữ có thai mà táo bón. Nhưng dùng luôn, nó có thể gây chán ăn (anorexie), lưỡi trắng và có khi sốt.

Nguyên nhân hiện tượng này có thể là do không tiêu, chứ không gây tổn thương nào trên niêm mạc.

Theo Valette và Salvanet (1936), tác dụng tẩy của dầu thầu dầu là do axit rixinoleic được giải phóng trong ruột. Axit này tác dụng lên mẩu đầu ruột non.

Chất rixin là một chất độc. Với liều 0,002mg, đối với 1kg thân thể đã làm chết một con thỏ. Tác dụng độc của nó giống như vi trung. Nó có thể gây miễn dịch: Cho súc vật ăn với liều nhỏ, nhiều lần, thì sau đó súc vật có thể ăn với liều khá cao mà không chết.

Rixin bị nhiệt độ cao phá hủy, cho nên có nơi có thể cho lợn ăn khô thầu dầu đã hấp nóng ở 115oC trong một giờ rưỡi. Và có thể do đó một vài nơi ở ta ăn hạt thầu dầu xào nấu mà không thấy hiện tượng ngộ độc.

Nếu không bị phá huỷ, độ độc của nó rất cao: 3g khô dầu đủ giết chết một con bò non nặng 100kg; chỉ cần tiêm 0,03mg cho 1kg thân thể chó là đủ giết chết chó. Liều độc đối với một con chuột bạch nặng 500g là 6 phần triệu gam tức là đối với chuột bạch, rixin độc gấp 7 lần chất aconitin là một chất độc vào loại độc nhất có trong ô dầu (Aconitum).

Liều độc với người là 3mg tiêm dưới da, 180mg uống; một hạt đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt đủ làm trẻ con chết, 14-15 hạt làm chết người lớn. Tiêm chất rixin đã đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc, antirixin để lâu có thể giảm bớt hiệu lực.

Cơ chế tác dụng của rixin là làm vón hồng cầu và bạch cầu.

Chất rixinin không thấy có tài liệu về tác dụng dược lý.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Dầu thầu dầu dùng làm thuốc tẩy với liều 10-15g (trẻ con), 30-50g (người lớn). Sau khi uống 2 giờ hày uống nước. Còn dùng làm mềm dẻo chất côlôđiông.

Trong kỹ nghệ, dầu thầu dầu dùng làm dầu máy bay, tổng hợp nước hoa, làm mềm da, chế sunforixinat (đỏ Thổ Nhĩ Kỳ-rouge de Turquie) dùng để in trên vải v.v...

Còn là một chất phá bọt rất mạnh. Với liều 1/100.000 nó làm hết bọt trong một phút trong nồi súp de (nồi hơi).

Lá thầu dầu và hạt thầu dầu tía là một vị thuốc trong nhân dân để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, vì cảm mà méo miệng, xếch mắt. Hiện nay chưa rõ cơ chế tác dụng.

Chỉ kể một số trường hợp để chú ý theo dõi:

   - Chữa sót nhau: Giã nhỏ 15 hạt thầu dầu, đắp vào gan bàn chân. Sau khi nhau ra rồi cần rửa chân tay (Y học thực hành 10/1961); để chữa đẻ khó, cũng làm như vậy (kinh nghiệm nhân dân và có ghi trong sách cổ Bản Thảo đại minh).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Khoai tây
04/02/2025 08:15 CH

- 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thương truật - 蒼术 (苍术). Còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật. Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lance Thunb.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tỏi - 大蒜. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii) là dò của cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.
Tỏi đỏ - 紅蔥 (红葱). Còn gọi là tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào). Tên khoa học Eleutherine subaphylla Gagnep. Thuộc họ La dơn (Iridaceae). Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây tỏi đỏ làm thuốc với tên khoa học Bulbus Eleutherinis subaphyllae.
Tỏi độc - 秋水仙. Còn gọi là colchique. Tên khoa học Colchicum autumnale L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây tỏi độc cho ta những vị thuốc sau đây: 1. Dò tỏi độc Tuber Colchici hay Bulbus Colchici là dò cây tỏi độc hái về phơi khô. 2. Hạt tỏi độc: Semen Colchici là hạt phơi hay sấy khô của cây tỏi độc. Ngoài cây tỏi độc - Colchicum autumnale L. ra, ta còn dùng dò và hạt của nhiều loài khác như Colchicum speciosum Stev... Colchicum variegatum L. hoặc cây Androcymbium gramineum Mac Bride cùng họ và cũng chứa hoạt chất colchixin.
Trầm hương - 沉香. Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d'aigle, bois d'aloes. Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre). Thuộc họ Trầm (Thymelacaceae). Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm - chìm). Tên kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Trẩu - 石栗. Còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin. Tên khoa học Aleurites montana (Lour.) Wils. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu trẩu là một nguồn phân bón ruộng, có tác dụng trừ sâu.
Trầu không - 蒟醬 (蒟酱). Còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Cămpuchia), hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.). Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Trinh nữ hoàng cung - 西南文殊蘭 (西南文殊兰). Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan. Tên khoa học Crinum latifolium L. Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.
Trứng cuốc - 斑果藤. Còn có tên là mắc năm ngoa (Viêntian), con go, mang nam bo (Thổ). Tên khoa học Stixis elongata Pierre. Thuộc họ Màn màn (Capparidaceae).
Tục tùy tử - 續隨子 (续随子). Còn gọi là Thiên kim tử. Tên khoa học Euphorbia lathyris Lin. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tùng hương - 松香. Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao. Tên khoa học Resina Pini - Colophonium. Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.
Tỳ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Tỷ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Vải - 荔枝. Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Campuchia). Tên khoa học Litchi sinensis Radlk. (Nephelium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Vạn niên thanh - 萬年青 (万年青). Còn gọi là co vo dinh (Thổ), han phan (Lào), kom ponh (Cămpuchia). Tên khoa học Aglaonema siamense Engl. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Vạn tuế - 蘇鐵 (苏铁). Còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu. Tên khoa học Cycas revoluta Thunb. Thuộc họ Tuế (Cycadaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]