Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THANH CAO HOA VÀNG - 黄花蒿

Còn gọi là thanh hao, thanh cao, thảo cao.

Tên khoa học Artemissia annua L.

Thuộc họ Cúc Asteriaceae (Compositae).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ven suối, ven sông. Cao từ 1,5 - 2m.

Lá xẻ lông chim 2 lần, thành phiến hẹp, phủ lông mềm. Có mùi thơm. Cụm hoa hình cầu hợp thành một chùy kép. Lá bắc tổng bao, hình trứng hoặc hình bầu dục.

Hoa màu vàng nhạt, mỗi cụm hoa gồm 6 hoa: giữa là hoa lưỡng tính, xung quanh là hoa cái. Hoa chỉ có kích thước 0,5-1mm.

Quả bế hình trứng, dài 1mm. Mặt vỏ có tuyến chứa tinh dầu.

Trên thị trường tại Trung Quốc, thường bị trộn một cây khác gọi là hoàng cao hay xú cao cũng họ Cúc nhưng lá quanh năm màu vàng lục, và có mùi hôi, còn cây thanh hao hoa vàng thật thì chỉ về mùa thu lá mới vàng, còn trước đó có màu lục.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây thanh hao hoa vàng mọc hoang dại ở nước ta từ lâu đời, nhưng thường mọc lẫn với một số loài khác tương tự nên chỉ được xác định là Artemisia apiaceae Hance (hay Artemisia pavifolia). Thực tế thanh cao hoa vàng chỉ là 1 trong 4 loài Artemisia đều có ở Việt nam nhưng rất dễ lầm lẫn là Artemisia Apiaceae, A. Annua, A. Capillaris và A. Campestris.

Trước năm 1980, cây thanh hao chưa được chú ý sử dụng lắm cho nên cũng không ai chú ý phát hiện đính chính lại. Sau năm 1979, do tiếng vang của những kết quả thu được ở Trung Quốc về tác dụng chữa sốt rét của loài thanh cao hoa vàng của Trung Quốc, Viện Khoa học Việt nam, sau đó Trung tâm kiểm nghiệm nghiên cứu dược quân đội phát hiện một số cây mang tên thanh cao, thanh hao ở vùng Lạng Sơn chính là loài Artemisia apiaceae L. Ngoài Lạng Sơn, thanh cao hoa vàng còn mọc ở Cao Bằng, Lào Cai, và đang được trồng thử ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Thanh cao hoa vàng còn thấy mọc hoang ở Liên Xô cũ, Iran, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Mỹ và một số nước thuộc vùng Đông Nam châu Á. Đang được nghiên cứu trồng mở rộng làm nguyên liệu chiết artemisinin chữa sốt rét và sốt.

Tại những địa phương có thanh cao hoa vàng mọc hoang dại, nhân dân thường hái lá non của cây non về nấu canh ăn thay rau. Còn dùng lá, hoa và toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô làm thuốc chữa sốt cao, sốt, giải độc, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa. Thời gian thu hái tốt nhất vào tháng 8 lúc cây chuẩn bị ra hoa.

C. THÀN PHẦN HÓA HỌC

Cây thanh cao hoa vàng mọc hoang dại ở Lạng Sơn đã được Đinh Huỳnh Kiệt, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự nghiên cứu (Dược học 1, 1989, 11-14 và Dược học 2, 1990, 11-13) kết quả như sau:
Trong phần trên mặt đất của cây thanh cao mọc hoang dại có khoảng 0,6% tinh dầu có tỷ trọng d25 0,9011 và n25 1,47574. Tinh dầu mầu vàng nhạt gồm khoảng 35 thành phần, trong đó đã nhận dạng khoảng 20 chất với 12 cấu tử chính chiếm trên 73% tổng hàm lượng tinh dầu campho (23,75%), 1 - 8 cineol (15,44%), β farnesen (9,59%), β caryophyllen (6,29%), β cubeben (5,59%),  artemisia ceton (4,42%), β myrcen (4,38%), p- cymem (4,08%)...

IMG

Từ phần trên mặt đất của thanh cao hoa vàng dại các tác giả còn chiết được chất artemisinin với tỷ lệ 0,3 đến 0,4% so với dược liệu khô.

So sánh với công bố của Klayman (Mỹ) thì từ cây trồng ở Mỹ chỉ chiết đuợc 0,06% artemisinin, còn theo tài liệu công bố của Trung Quốc thì hàm lượng thấp nhất là 0,01%, nhưng nếu thu hoạch đúng, bảo quản tốt thì có thể thu 0,3 đến 0,5% artemisinin. Artemisinin là một sesquiterpen lacton chứa nhóm peroxyt nội, được các nhà khoa Trung Quốc với sự tài trợ của Liên hiệp quốc đã chiết xuất được từ thân lá cây thanh hao hoa vàng từ 1972, có tác dụng chữa sốt rét và được đặt tên là artemisinin.

Tinh thể hình kim không mầu, điểm nóng chảy 156-157oC, α17D=66,3 có công thức thô C15H22O5 chứa nhóm peroxyt nội, chính nhóm này quyết định tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét.

Artemisinin khó tan trong nước và trong dầu, có thể bị phá hủy trong dung môi phân cực do vòng lacton bị mở.

Artemisinin hòa tan và khá bền trong các dung môi không phân cực, không bị phá hủy ngay cả ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nó vì vậy có thể tinh chế artemisinin bằng phương pháp thăng hoa. Có thể định lượng artemisinin bằng phương pháp chuẩn độ kiềm và phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Trung Quốc đã dùng artemisinin chiết từ thanh cao hoa vàng chữa 2353 bệnh nhân sốt rét trong đó 1511 nhiễm Plasmodium vivax, 558 nhiễm P.f alcaparum, 141 sốt rét ác tính, 143 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Liều dùng 300 - 400mg.

Kết quả tác dụng 10 - 30% đối với P. vivax, 10 -20% với P. falciparum, liều độc DL 50 là 5015mg/kg thể trọng.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo các tài liệu cổ: Thanh cao có vị đắng (khổ), tính hàn (lạnh); vào 2 kinh Can và Đởm. Có tác dụng thanh thư tịch uế, trừ phục nhiệt ở âm phận. Dùng chữa những trường hợp cốt trưng lao nhiệt (đau xương, nóng), đạo hãn (mồ hôi trộm), ngược tật (sốt rét), lở ngứa. Còn dùng chữa cảm mạo, thanh nhiệt, giúp sự tiêu hoá, lợi gan mật. Dùng riêng hay phối hợp với một số vị thuốc khác. Ngày dùng từ 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên.

Theo khoa học hiện nay, dùng làm nguyên liệu chiết artemisinin để chữa sốt, sốt rét dưới dạng thuốc viên.

Đơn thuốc có thanh cao dùng trong nhân dân:

   - Thanh cao miết giáp thang: Thanh cao 12g, miết giáp 16g, tri mẫu 12g, sinh địa 20g, đan bì 12g. Sắc uống trị sốt rét (ngược tật), còn dùng trị các chứng ôn nhiệt với các triệu chứng đêm sốt nóng, ngày không sốt, lúc nhiệt thoái không có mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, môi miệng khô ráo.

   - Chữa sốt chỉ dùng một vị thanh cao (Bản thảo cương mục trích từ Trửu hậu phương): Thanh cao 1 nắm (khoảng 20g), nước 2 thăng (300ml). Sắc uống. Chữa sốt, sốt rét.

Theo những tài liệu cổ thì thanh cao thích hợp với giai đoạn giữa của bệnh do nhiệt với các triệu chứng sợ lạnh, sốt không có mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, lạnh ít, nóng nhiều, không có mồ hôi. Đối với chứng sốt ở bệnh kết hạch cũng hay dùng vị này, nhưng nếu có mồ hôi không nên dùng. Thanh cao là một vị thuốc phát hãn, giải nhiệt mà không gây trở ngại cho tim và bộ máy tiêu hóa.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Ruột gà
28/04/2025 01:42 SA

- 假馬齒莧 (假马齿苋). Còn gọi là rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích. Tên khoa học Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L. ) H. B. K (Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia indica Lamk). Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrofulariaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây ba kích - 巴戟天. Còn có tên ba kích thiên, cây Ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích. Tên khoa học Morinda offcinalis How. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây bã thuốc - 塔花山梗菜. Còn gọi là sang dinh (Mèo). Tên khoa học Lobelia pyramidalis Wall. Thuộc họ Lôbêli (Lobeliaceae).
Cây bách bộ - 百部. Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi. Tên khoa học Stemona tuberosa Lour. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.
Cây ban - 地耳草. Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, dạ quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương. Tên khoa học Hypericum japoncum Thunb. Thuộc họ Ban (Hypericaceae). Ta dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Tên điền cơ hoàng vì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), tên dạ quan môn vì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Cây bọ mắm - 霧水葛 (雾水葛). Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.). Thuộc họ Gai (Urticaceae).
Cây bông - 棉花根. Tên khoa học Gossypium sp.. Thuộc họ bông (Malvaceae). Ta dùng vỏ rễ cây bông (Cortex Gossypii radicis) là dư phẩm của kỹ nghệ trồng bông. Sau khi hái cây bông ta đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô.
Cây bồng bồng - 牛角瓜. Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Cây cà độc dược - 曼陀羅 (曼陀罗). Còn gọi là mạn đà la. Tên khoa học Datura metel L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Thuốc độc - Bảng A. Ta dùng hoa (Flos Daturae) và lá (Folium daturae) phơi hay sấy khô cuả cây cà độc dược. Tên mạn đà la do tiếng Trung Quốc phiên âm tên chữ Phạn (Ấn Độ) của cây có nghĩa là cây có màu sắc sặc sỡ.
Cây cam xũng - 龍利葉 (龙利叶). Còn gọi là lưỡi cọp, đơn lưỡi cọp, đơn lưỡi hổ, lưỡi hùm. Tên khoa học Sauropus rostratus Miq. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây cau - 檳榔 (槟榔). Còn gọi là binh lang, tân lang. Tên khoa học Areca catechu L. Thuộc họ cau dừa (Palmae). Họ cau dừa hiện nay có tên khoa học là Arecaceae.Người ta dùng hạt cau hay binh lang, tân lang (Semen Arecae) là hạt phơi khô của cây cau. ("Tân" = khách, "tân" = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời cho nên gọi là tân lang). Có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây câu đằng - 鉤藤 (钩藤). Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Câu đằng - Rynchophylla - Ramulus et Uncus Uncariae - gai móc câu là mẩu thân có gai của cây câu đằng.
Cây chân bầu Còn có tên là cây chưng bầu, song ke (Cămpuchia). Tên khoa học Combretum quadrangulare Kurz (Combretum attenuatum Wall). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Người ta dùng quả và vỏ cây chân bầu.
Cây chè - 茶. Còn gọi là trà. Tên khoa học Camellia sinensis O. Ktze (Thea chinensis Seem.). Thuộc họ Chè (Theaceae). Ta dùng làm thuốc búp và lá chè non (Folium Theae), sao khô thường gọi là chè hương hay chè tàu. Còn gọi là trà diệp.
Cây chẹo Còn gọi là chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui deng, nhân khởi, cây cơi. Tên khoa học Engelhardtia chrysolepis Hance (Engelhardtia wallichiana Lindl). Thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).
Cây cho curarơ Curarơ là những chế phẩm phức tạp chủ yếu chế từ một số cây thuộc chi Mã tiền (Strychnos) họ Mã tiền (Loganiaceae) như Strychnos toxifera, S. gubleri, S. curare v.v... có khi phối hợp với một số cây thuộc chi và họ khác như cây Chondodrendron tonmentosum thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), một số cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) v.v...
Cây chổi xuể - 崗松 (岗松). Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao. Tên khoa học Baeckea frutescens L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây chua me lá me - 感應草 (感应草). Còn gọi là lá chua me. Tên khoa học Biophytum sensitivum (Lour.) DC. (Oxalis sensitiva Lour., Biophytum candolleanum Wight). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Cây cổ bình - 葫蘆茶 (葫芦茶). Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây cổ cò, thóc lép. Tên khoa học Desmodium trique-trum (L.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]