Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THĂNG MA - 升麻

THĂNG MA, 升麻, Cimicifuga foetida

Thăng ma - Cimicifuga foetida

Thăng ma là một vị thuốc thường dùng trong đông y. Ngọn và lá hơi giống cây gai (ma), lại có tính làm bốc lên trên (thăng) do đó có tên. Trên thị trường, vị thăng ma do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chủ yếu là những cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), nhưng vùng Quảng Đông, Quảng Tây giáp nước ta người ta dùng rễ một cây thuộc họ Cúc với tên thăng ma.

Cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Những vị thăng ma thường gặp là:

1. Thiên thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae heracleifoliae) - là thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).

2. Bắc thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae dahuricae) - là thân rễ khô của cây bắc thăng ma hay đông bắc thăng ma - (Cimicifuga dahurica Maxim.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).

3. Tây thăng ma - Còn gọi là lục thăng ma hay xuyên thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) - là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).

4. Quảng đông thăng ma (Radix Serratulae) - là rễ khô của thăng ma (Serratula sinensis S. Moore.) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

A. MÔ TẢ CÂY

Vị thăng ma hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập của Trung Quốc, chúng tôi mô tả ở đây để chú ý phát hiện, hoặc để tránh nhầm lẫn.

Cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia) là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, cao từ 1-1,5m, nhẵn hoặc có ít lông mềm. Lá kép 2 hay 3 lần lông chim, lá có cuống dài, lá chét cũng có cuống, cuống lá chét giữa dài hơn các lá chét bên; mặt lá đều có lông mềm trắng; phiến lá chét hình trứng dài 9-11cm, rộng 5-9cm; phiến lá chét nhiều khi (nhất là lá chét giữa) lại chia thùy: mép phiến lá có răng cưa to. Lá phía ngọn thường nhỏ hơn, cuống lá cũng ngắn hơn. Cụm hoa chùm; hoa màu vàng trắng. Quả kép với 3-5 lá noãn rời nhau.

Cây bắc thăng ma (Cimicifuga dahurica) cũng là một cây sống lâu năm, thường chỉ cao 1m, trên thân có lông mềm; lá cũng kép 2 đến 3 lần lông chim, lá chét giữa thường có cuống, còn lá chét 2 bên thường không cuống. Cụm hoa chùm, nhưng hoa đơn tính, khác đại tam diệp thăng ma có hoa lưỡng tính. Quả kép có 5 lá noãn.

Cây thăng ma (Cimicifuga foetida) cũng là một cây sống lâu năm, cao 1-2m; lá kép nhiều lần lông chim (khác những loài thăng ma kể trên). Cụm hoa hình chùy; hoa lưỡng tính, màu trắng. Quả kép; trên mặt có lông.

Cây thăng ma đầu (Serratula sinensis) là một cây sống lâu năm, lá mọc so le, nguyên, mép có răng cưa, dài 10-18cm, rộng 4,5-7cm; lá dưới có cuống dài, phía trên có cuống ngắn hơn. Hoa hình đầu, lưỡng tính, màu trắng. Quả bế hình thoi, một đầu nhọn.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Như trên đã nói, vị thăng ma hiện nay chủ yếu nhập của Trung Quốc. Trong số thăng ma nhập của Trung Quốc, nhiều nhất là loại bắc thăng ma chủ yếu sản suất ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Nội Mông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, sau đến Quảng Đông thăng ma chủ yếu sản xuất ở Quảng Đông, Quảng Tây. Ngoài ra có một số ít thiên thăng ma chủ yếu sản xuất ở Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và tây thăng ma chủ yếu sản xuất ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam.

Đối với thiên thăng ma, bắc thăng ma và tây thăng ma người ta đào thân rễ vào mùa thu, phơi khô nửa chừng thì đem đốt cháy lớp rễ con rồi tiếp tục phơi cho thật khô; đối với Quảng Đông thăng ma, người ta đào rễ vào mùa hạ và mùa thu, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô là được.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong vị thăng ma Cimicifuga foetida người ta đã chiết ra được chất đắng gọi là ximitin (cimitin) với công thức thô là C20H34O7; ximitin là một chất bột màu vàng nhạt, vị đắng, tan trong axeton, cồn metylic, cồn etylic, clorofoc, không tan trong nước, ête, benzen và ête dầu hòa, độ chảy 169o đến 175o thì phân giải.

Theo Orêkhov thì trong thăng ma Cimicifuga foetida mọc ở Liên Xô cũ (Xibêri) có chứa một ít ancaloit.

Các loài thăng ma khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Độ độc của thăng ma: Dùng ximitin tiêm tĩnh mạch cho chuột với liều 100mg cho chuột 10g vẫn không thấy hiện tượng trúng độc.

Người uống quá liều thì có hiện tượng bắp thịt mềm sỉu, đầu váng mắt hoa, mạch và hơi thở giảm xuống, dạ dày bị kích thích đến gây nôn mửa kịch liệt; nếu quá liều nhiều quá thì choáng váng, nhức đầu, suy nhược và phát cuồng nhẹ.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thăng ma chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

Tính chất của thăng ma theo tài liệu cổ của đông y là vị ngọt cay hơi đắng, tính bình và hơi độc; vào 4 kinhTỳ, Vị, Phế và Đại trường; có năng lực thăng thanh, giáng trọc (đưa cái trong lên trên, hạ chất đục xuống), tán phong giải độc, là thuốc thăng đề và chữa phong nhiệt; thường dùng làm thuốc giải độc, trừ ôn dịch, chướng khí, trúng độc mà sinh đau bụng, sốt rét, lở cổ họng.

Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc để uống hay súc miệng.

Đơn thuốc có thăng ma dùng trong đông y:

1. Chữa sốt khi mới lên đậu: Thăng ma 8g, cát căn 5g, đại táo 10g, thược dược 2g, sinh khương 2g, cam thảo 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Đau nhức răng, cổ họng lở loét: Thăng ma 4g, sắc với 200ml nước ngậm trong miệng lâu rồi nuốt. Ngày 2-3 lần.

Chú thích:

   Triều Tiên xem vị thiên thăng ma (Ciicifuga heracleifolia) là vị thuốc chính thức công nhận trong Triều Tiên hán dược cục phương và quy định như sau: Độ ẩm dưới 13%, độ tro dưới 13%, tro không tan trong axit clohydric dưới 5%, cao tan trong cồn trên 13%.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cúc tần
25/03/2025 07:57 CH

- 欒樨 (栾樨). Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia). Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hành biển - 海蔥. Tên khoa học Scilla maritima L. (Urginea scilla Steinh., Urginea maritima (L.) Baker). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tên Scilla do chữ Hy lạp Skilla là tên một giống hành ở châu Âu. Urginea do chữ la tinh Urgere có nghĩa là dẹt vì hạt cây này dẹt. Maritima chữ la tinh có nghĩa là biển. Vì cây mọc ở bờ biển. Ta dùng dò thái nhỏ phơi hay sấy khô của cây hành biển với tên Bulbus Scillae. Hành biển là một vị thuốc hiện còn phải nhập; từ năm 1958 chúng tôi đã di thực thành công cây hành biển từ giống lấy ở miền Nam Liên Xô về nhưng chưa phát triển.
Hạt bí ngô - 南瓜子. Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Hạt bông - 棉花子. Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Hạt sẻn - 兩面針 (两面针). Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm. Tên khoa học Zanthozylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hạt sẻn hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Hạt tiêu - 胡椒. Còn gọi là hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc: Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum) là quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hạt tiêu; Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album) là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài đi của cây hạt tiêu. Tiêu là cay gắt; cây có vị cay gắt, sản sinh ở nước Hồ, do đó có tên. Tên cổ nguyệt là do chữ hồ (chữ hán) đọc làm hai phần: Cổ và nguyệt ghép lại thành chữ hồ.
Hậu phác - 厚朴. Tên hậu phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị hậu phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn hậu phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại. Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia offcinalis Redh, et Wils. Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magnolia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ mộc lan (Magnoliaceae).
Hoa hiên - 萱草. Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lêlô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva. L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái cần (Radix Hemerocalliris) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên. 2. Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Hoa tiên - 花葉細辛 (花叶细辛). Còn gọi là dầu tiên. Tên khoa học Asarum maximum Hemsl. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Hoắc hương - 藿香. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương (Herba Pogostemi hay Herba Patchouli) là cành và lá phơi hay sấy khô hoặc toàn cây (trừ rễ) phơi hay sấy khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thổ hoắc hương hay xuyên hoắc hương (Herba Agastachis rugosae) là toàn cây (trừ rễ) phơi khô của cây hoắc hương hay thổ hoắc hương - Agastacherugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze cùng họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng bá - 黃柏. Còn gọi là hoàng nghiệt. Tên khoa học Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Phellodendro amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam quít (Rutaceac).
Hoàng cầm - 黃芩. Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) (Labiatae). Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]