Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THÀN MÁT - 鬧魚崖豆 (闹鱼崖豆)

Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút.

Tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

THÀN MÁT, 鬧魚崖豆, 闹鱼崖豆, mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút, Milletia ichthyochtona Drake, họ Cánh bướm, Fabaceae, Papilionaceae

Thàn mát - Milletia ichthyochtona

Hạt cây thàn mát được nhân dân miền núi nước ta dùng để duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).

A. MÔ TẢ CÂY

Thàn mát là một cây to, cao chừng 5-10m, có lá kép 2 lần lông chim lẻ, sớm rụng, lá non dài 12cm, cuống chung dài 7-8cm, gầy, cuống lá chét dài 3-4mm, lá chét 5-6cm, rộng 15-25mm. Hoa trắng, mọc thành chùm, thường mọc trước lá làm cho cây có một dáng đặc biệt trong rừng. Quả là một giáp, dài 13cm (cuống 1cm), rộng 2-3cm, từ 1/3 phía trên hẹp lại trông giống con dao mã tấu lưỡi rộng, trong chứa một hạt hình đĩa màu vàng nhạt nâu, đường kính 20mm. Thường người ta thu hoạch hạt vào tháng tư.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang tại các tỉnh miền thượng du nước ta: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây và Bắc Thái. Tại một vài nơi ở Hà Nội cũng có trồng để làm cảnh và lấy bóng mát.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt mác bát hay thàn mát có chứa tới 38-40% dầu. Ngoài ra trong hạt còn chứa các chất độc đối với cá như rotenon, sapotoxin, chất gôm và các chất anbumin (theo Guichard F. Les toxiques de pêche indochinois, 1940).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Đối với người và động vật máu nóng, rotenon uống vào không gây triệu chứng ngộ độc nào.

Nhưng đối với người thợ phụ trách tán bột thuốc này thì có thể gây chảy nước mắt, hắt hơi và buồn nôn.

Đối với động vật khác cũng không thấy gây các triệu chứng khó chịu: người ta có thể cho chó uống tới liều 150mg cho một kg thể trọng.

Nếu tiêm mạch máu, rotenon và những chất cùng loại như deguelin gây tê liệt do nguồn gốc thần kinh trung ương: con vật ngạt mà chết.

Triệu chứng ngộ độc như sau: khó thở, thở hổn hển, nôn mửa, cơ liệt, liệt  dần và cuối cùng ngạt thở.

Với liều gây chết, mạch chậm, tim loạn nhịp, cuối cùng liệt tâm thất.

Đối với cá: Cá rất nhậy cảm đối với rotenon. Một dung dịch 75mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23o đủ giết cá vàng trong vòng 2 giờ, với triệu chứng ngừng thở và trước khi chết có một thời kỳ bị kích thích.

Tổ thuốc trừ sâu Học viện nông lâm (1960) đã thí nghiệm giã nhỏ hạt thàn mát rồi ngâm với nước lã từ 4-12 giờ sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây thấy hạt thàn mát có thể dùng làm thuốc để trừ nhiều loại sâu như Cirphis salebrosa hại ngô, sâu keo Spodoptera mauritia, rệp khoai, nhậy hại  bông v.v...

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thàn mát để duốc cá: tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngăn lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.

Gần đây nhiều nơi đã dùng làm thuốc trừ sâu bọ hại mùa màng: giã nhỏ hạt, pha thêm nước với tỷ lệ 4-16% phun lên cây. Rất có hiệu quả đối với nhiều loại sâu bọ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây bồng bồng
09/04/2025 11:53 CH

- 牛角瓜. Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây ngưu tất - 牛膝. Còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô - Radix Achyranthis bidentatac - của cây ngưu tất. Sách cổ nói: Vị thuốc giống đầu gối con trâu lên gọi là ngưu tất ("ngưu" là trâu, "tất" là đầu gối).
Cây nhàu - 海濱木巴戟 (海滨木巴戟). Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giầu. Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây nhót tây - 枇杷葉 (枇杷叶). Còn có tên là phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp. Tên khoa học Eriobotrya japonica Lindl. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá khô của cây nhót tây hay tỳ bà.
Cây ổi - 番石榴. Còn gọi là ủi, phan thạch lựu, gouavier. Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum Linn. Psidium Pyriferum L.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây rau má - 積雪草 (积雪草). Còn gọi là tích tuyết thảo, phanok (Vientian), trachiek kranh (Campuchia). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L. Trisanthus cochinchinensis Lour.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Cây rau má lá rau muống - 一點紅 (一点红). Còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời. Tên khoa học Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura caluculata DC.). Thuộc họ Cúc asteraceae (Compositae).
Cây râu mèo - 貓須草 (猫须草). Còn có tên gọi là cây bông bạc. Tên khoa học Orthisiphon stamineus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ta dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây râu mèo hay bông bạc.
Cây rau ngót - 天綠香. Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây ráy - 海芋. Còn gọi là cây ráy dại, dã vu. Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch. (Colocasia macrorhiza Schott). Thuộc họ Ráy (Araceae).
Cây rùm nao - 粗糠柴. Còn gọi là thô khang sài, kamala, camala, mọt. Tên khoa học Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây sầu đâu rừng - 鴉膽子. Còn gọi là cây sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An). Tên khoa học Brucea javanica (L.) Merr. (Brucea sumatrana Roxb.). Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae). Cây sầu đâu rừng cho vị nha đảm tử (Fructus Bruceae hay Brucea hoặc Semen Bruceae) còn gọi là khổ luyện tử hay khổ sâm hay quả xoan đâu rừng là quả khô của cây sầu đâu rừng. Chớ nhầm quả này với quả xoan Melia azedarach L. thuộc họ Xoan (Meliaceae) người ta lấy gỗ làm nhà, vỏ rễ để trị giun, người ta cũng gọi quả xoan là khổ luyện tử (xem cây xoan ở mục các vị thuốc chữa giun sán).
Cây sơn - 野漆樹 (野漆树). Còn gọi là tất thụ (Trung Quốc), arbre à laque (Pháp). Tên khoa học Rhus succedanea Linné - Rhus vernicifera D. C. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Cây sơn ngoài công dụng là một cây công nghiệp vì cho chất sơn, còn cho một vị thuốc mang tên can tất (can là khô, tất là sơn vì sơn để lâu ngày khô kiệt rắn lại dùng làm thuốc).
Cây sui - 箭毒木. Còn gọi là cây thuốc bắn, nỗ tiễn tử, nong (Lào, vùng Viêntian). Tên khoa học Antiaris toxicaria Lesch., (A. innoxia Blume, Antiaris saccidoin Dalz.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có chất độc thường dùng chế tên thuốc độc, cần hết sức cẩn thận.
Cây sung - 優曇 (优昙). Còn gọi là lo va (Campuchia). Tên khoa học Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga (Miq.) King (Ficus chittagonga Miq., C. mollis Miq.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ta dùng nhựa cây sung làm thuốc.
Cây sừng dê - 羊角拗. Còn gọi là cây sừng trâu, dương giác nữa, dương giác ảo, hoa độc mao ư hoa tử, cây sừng bò. Tên khoa học Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. et Arn, (Strophanthus divergens Graham, Penploca divaricata Spreng). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng hạt phơi hay sấy khô của quả sừng dê đã chín gọi là Semen Strophan thidi divaricati.
Cây tam thất - 三七. Còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất. Tên khoa học Panax pseudo-ginseng Wall. (Panax repens Maxim.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).Tam thất (Radix psendo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được. Tên tam thất có nhiều cách giải thích: Trong sách "Bản thảo cương mục" ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói "tam" = ba, có ý nói từ lúc nói gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm; "thất" = bảy, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Cây thạch lựu - 石榴. Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp. Tên khoa học Punica granatum L. Thuộc họ Lựu (Punicaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây thông thảo - 通草. Còn có tên là cây thông thoát. Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi hay sấy khô của thân cây thông thảo.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]