Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẰN LẰN - 蜥蜴

Còn gọi là rắn mối.

Tên khoa học Mabuya sp.

Thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae).

THẰN LẰN, 蜥蜴, rắn mối, Mabuya sp., họ Thằn lằn bóng, Scincidae

Thằn lằn - Mabuya sp

A. MÔ TẢ CON VẬT

Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng: Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense).

Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thằn lằn) có hình dạng giống cá cóc nhưng thân vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và thân có vảy nhỏ tròn xếp lên nhau như vảy cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chính thức thiếu làm da thằn lằn  rất khô. Nhờ màng phổi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn.

Thằn lằn bóng đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm canxi và phát triển ở ngoài, còn thằn lằn bóng hoa và thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn quản cho tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai.

Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng đẻ khoảng 6-8 trứng, (thằn lằn bóng đuôi dài) hoặc 3-5 con (thằn lằn hoa và thằn lằn Sapa). Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập.

B. PHÂN BỐ, SĂN BẮT VÀ CHẾ BIẾN

Ở miền đồng bằng và trung du có thằn lằn hoa và thằn lằn bóng đuôi dài. Miền trung du và miền núi có thằn lằn bóng Sapa. Thằn lằn bóng thường sống ở khe bụi gần nhà, mương, suối, ...

Thằn lằn bắt mồi bằng cách rình ở nơi trú ẩn, chủ yếu ăn côn trùng cánh thẳng (dán, dế, châu chấu...) đôi khi ăn cả cây xanh (lá cỏ).

Thằn lằn bóng hoạt động ban ngày, vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định  (từ 20-30o). Khoảng thời gian này thay đổi tùy theo mùa. Vào mùa hè thằn  lằn ra kiếm ăn từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn, vào buổi trưa chui vào chỗ râm ở bụi cây để tránh nắng. Mùa đông thằn lằn trú trong hang, chỉ ra vào những ngày nắng ấm và vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày, thường là buổi trưa.

Khi nguy hiểm con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời gian rồi lặng lẽ bò trong lớp cỏ hay trong cây đi nơi khác. Thằn lằn cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi bị bắt và ở chỗ cắt sẽ mọc đuôi mới. Đuôi có thể mọc lại vài lần.

Dựa vào đặc tính sinh hoạt của thằn lằn người ta câu thằn lằn ở những nơi và vào những giờ chúng hay đi lại.

Thằn lằn lột xác vào mùa hè, thường sau những cơn mưa và có thể lột xác ba bốn lần trong mùa. Sau khi lột, thằn lằn cũng ăn da như nhiều loài thằn lằn khác.

Người ta chủ yếu bắt thằn lằn sống về làm thịt ăn.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chỉ mới biết trong thằn lằn có protit ăn được.

Còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác chưa rõ.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân tại nhiều vùng bắt thằn lằn làm thịt cho những trẻ em bị hen suyễn, gầy yếu ăn. Mỗi ngày ăn nửa hay một con tùy theo tuổi.

Chú ý:

   Nhân dân miền Bắc gọi con thằn lằn mô tả trên đây là thằn lằn, hay rắn mối và gọi con vật giống thằn lằn, nhưng nhỏ hơn, sống torng nhà là con thạch sùng (xem vị này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/thach-sung), nhưng ở một số tỉnh miền Nam lại gọi con thằn lằn mô tả trên là con rắn mối, còn con thạch sùng sống trong nhà là con thằn lằn. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cá nóc
26/06/2025 09:21 CH

- 河豚. Còn gọi là cá cóc. Tên khoa học Tetrodon ocellatus. Thuộc họ Cá nóc (Tetrodontidae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đào lộn hột - 檟如樹 (槚如树), 腰果. Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Đào tiên - 葫蘆樹 (葫芦树). Còn gọi là Quả trường sinh. Tên khoa học Crescentia cujete Lin. Thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae).
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dâu gia xoan - 假黄皮. Còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại, mác mật mu (Thổ), tcho kounhia (Lào), sanitrok damrey (Cămpuchia). Tên khoa học Clausena excavata Burm. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Đậu nành - 大豆. Còn gọi là đậu tương, đại đậu. Tên khoa học Glycine sojia Siebold et Zucc, Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên khoa học: Việt Nam ta phân biệt rõ ràng ra đậu nành hay đậu tương (hạt mầu vàng nhạt) với đậu đen, đậu đỏ,... nhưng trong các tài liệu nước ngoài với tên khoa học Glycine soja hay Glycine max hoặc Soja hispida người ta dùng chỉ nhiều loài đậu có hạt màu vàng nhạt, màu nâu, màu đen...
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dâu rượu - 楊梅 (杨梅). Còn gọi là dâu tiên (Quảng Bình - Vĩnh Linh), giang mai, thanh mai (Trung Quốc), ko mak ngam, kom gam (Lào). Tên khoa học Myrica rubra Sieb. et Zucc. Thuộc họ Dâu rượu (Myricaceae). Tên thanh mai thường chỉ thấy ghi trong một số sách thực vật, có lẽ dựa theo tên Trung Quốc của cây. Trên thực tế điều tra trong nước, chúng tôi hầu như chưa thấy nơi nào nhân dân gọi cây này là cây thanh mai, mà thường chỉ gọi là cây dâu, cây dâu rượu hay cây dâu tiên. Cho nên chúng tôi chọn tên này là chính. Tên họ do đó cũng đổi lại là họ Dâu rượu.
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Đậu xanh - 綠豆 (绿豆). Còn gọi là lục đậu, boubour, haricot dorém, green bean. Tên khoa học Phaseolus ayreus Roxb., Vigna aurea Roxb. Thuộc họ Đậu Fabaceae (Papilionaceae).
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây ký ninh - 千里找根. Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. cispus DC.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]