Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẦN KHÚC - 神曲

Còn gọi là lục thần khúc, lục đình khúc, kiến thần khúc.

Tên khoa học Massa medicata fermentata.

THẦN KHÚC, 神曲, lục thần khúc, lục đình khúc, kiến thần khúc, Massa medicata fermentata

Thần khúc - Massa medicata fermentata

Thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa bốn mùa cảm mạo, ăn uống không tiêu v.v...

Nhưng thần khúc không phải do một cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo tạo nên một môi trường đặc biệt gây mốc rồi phơi khô.

Vì lúc đầu thần khúc chỉ gồm có 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch), những ngày này theo mê tín cũ là những ngày các thần hội họp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần = ông thần).

Nguồn gốc thần khúc ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vì vậy còn có tên kiến thần khúc (thần khúc của Phúc Kiến).

A. NGUỒN GỐC VÀ CHẾ BIẾN

Qua 400-500 năm lịch sử từ khi thần khúc được ghi trong các sách cổ đến nay công thức và cách chế biến có nhiều thay đổi, chúng ta cần chú ý thay đổi cho thích hợp.

Hiện nay ngay tại Trung Quốc cũng chưa thống nhất đơn. Do cách chế biến khác nhau, có thể đưa đến kết quả điều trị khác nhau.

Có mấy điểm cần chú ý:

   - Số vị thuốc dùng để chế thần khúc lúc đầu chỉ có 4-6 vị, dần dần tăng lên 30-50 vị thuốc. Phần nhiều là những vị thuốc có tinh dầu.

   Các vị thuốc ấy phối hợp với bột mì, hay bột lúa mạch, cám, ủ cho lên mốc, cuối cùng phơi khô.

   - Thời gian chế thuốc tốt nhất là mùa nực, từ ngày 5 tháng 5 đến 20 thágn 7 Âm lịch (khí hậu Trung Quốc).

Lúc đầu thần khúc chỉ là một loại men để chế rượu, về sau mới dùng làm thuốc.

Công thức đầu tiên về thần khúc (ghi trong Tề dân yếu thuật):

   Lúa mạch 100 lít: 60 lít sao lên, 30 lít nấu chín, 10 lít để sống. Sau đó đem tán thành bột.

   Dùng đơn thuốc sau đây: Lá dâu 5 phần; Cây ké đầu ngựa 1 phần; Cây ngải cứu 1 phần; Ngô thù du hoặc cây nghể 1 phần

   Các vị này nấu đặc, vắt lọc lấy nước trộn với bột lúa mạch cho đều nắm thành bánh hay ép thành khuôn. Công việc tiến hành từ đầu tháng 7 đến 20 tháng 7 Âm lịch là muộn nhất.

Công thức ghi trong "Bản thảo cương mục" (cân lạng do chúng tôi tính lại theo cân lạng mới): Bột mì 60kg, thanh cao ép lấy nước 3 lít, bột xích tiểu đậu, hạnh nhân giã nát, mỗi vị 3 lít, nước ép cây thương nhĩ và cây nghể, mỗi thứ 3 lít. Những nước này trộn đều với bột mì rồi ủ kín cho lên mốc, đến khi mốc vàng đem ra phơi.

Những công thức thần khúc hiện nay càng ngày càng phức tạp:

   a) Thần khúc các quốc doanh dược liệu Việt Nam đang sản xuất và lưu hành ở thị trường gồm 22 vị thuốc tán bột, trộn với hồ nếp rồi đóng bánh 40g một, phơi khô ngay không cho lên mốc.

   Cân lượng các vị thuốc như sau: Thanh hao 1000g, hương nhu 1000g, hương phụ 1000g, thương nhĩ thảo 1000g, sơn tra 1000g, ô dược 1000g, thiên niên kiện  800g, quế 800g, hậu phác 800g, trần bì 800g, bán hạ chế 700g; bạc hà, sa nhân, bạch đàn hương, tô diệp, kinh giới, thảo đậu khấu mỗi vị 600g; mạch nha, địa liền mỗi vị 200g.

   b) Thần khúc của xưởng quốc doanh tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, chế theo đơn gia truyền của một gia đình làm thuốc chuyên chế thần khúc từ năm 1741, gồm tới 52 vị thuốc khác nhau, tán bột đóng thành bánh 40g một, ủ cho lên mốc rồi mới phơi khô.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Do công thức biến chế không thống nhất cho nên thành phần hóa học rất thay đổi.

Theo Diệp Quyết Tuyền, có tác giả đã nghiên cứu thấy một loại thần khúc có các tinh dầu, glucozit, chất béo và men lipaza.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thần khúc là một vị thuốc nhân dân.

Sách cổ ghi về thần khúc như sau: Vị cay, ngọt, tính ôn, vào hai kinh Tỳ và Vị. Có tác dụng tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, dưỡng vị, dùng chữa các bệnh cảm mạo trong bốn mùa, cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa.

Ngày dùng 9-18g, có thể tới 40g dưới hình thức thuốc sắc hoặc thuốc bột, có khi sao lên mới dùng. Có khi được kê lẫn với các vị thuốc khác coi thần khúc như là một vị thuốc.

Đơn thuốc có thần khúc:

   1. Thần khúc, thương truật, trần bì, hậu phác, mạch nha mỗi vị 14g. Các vị tán nhỏ. Ngày 3-6g chia làm 2 hoặc 3 lần uống (đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền). Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, đi lỵ.

   2. Sơn tra, mạch nha, thần khúc, mỗi vị 4g. Sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày. Chữa bệnh ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa (đơn thuốc kinh nghiệm nhân dân).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn
16/04/2025 09:33 CH

- 藍桉 (蓝桉). Còn gọi là cây khuynh diệp. Tên khoa học Eucalyptus globulus Labill. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh tên khuynh diệp là do mùi tinh dầu có mùi tinh dầu tràm; cây cũng có lá nghiêng cho nên đặt tên. ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bỏng nổ - 白飯樹 (白饭树). Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cáng pa (Thái). Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Will) Baill. (Fluggea microcarpa Blume). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bóng nước - 鳳仙花 (凤仙花). Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, phượng tiên hoa, cấp tính tử, boong móng tay, balsamina. Tên khoa học Impatiens balsamina L. Thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae).
Bông ổi - 馬纓丹 (马缨丹). Còn gọi là ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (Quảng Bình). Tên khoa học Lantana camara L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bứa - 木竹子. Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
Bụng báng - 桄榔. Còn gọi là báng, cây đoác, palmier à sucre. Tên khoa học Arenga saccharifera Labill., (Saguerus rumphii Roxb., Borassus gomutus Lour.). Thuộc họ Cau Arecaceae (Palmae).
Bùng bục - 毛桐. Còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa kok po hou (Lào). Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. et Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bưởi - 柚. Còn gọi là bòng, co phúc (Mường), kanbao tchiou (Thái), kroth thlong (Cămphuchia) makkamtel, makphuc, maksom (Lào). Tên khoa học Citrus maxima (Buru) Merrill;Citrus grandis Osbeck. Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Bưởi bung - 山小橘. Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái). Tên khoa học Glycosmis pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ 2 cây: 1 cây có tên khoa học và mô tả sau đây, 1 cây nữa có lá đơn nguyên sẽ giới thiệu trong phần chú thích và có tên khoa học là Acronychia laurifolia Bl. thuộc cùng họ.
Bướm bạc - 玉葉金花 (玉叶金花 ). Còn gọi là bướm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái). Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cà chua - 番茄. Còn gọi là cà dầm, tomate (Pháp). Tên khoa học Lycopersicum esculentum Mill. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dái dê tím - 茄子. Tên khoa học Solanum melongena L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa trắng - 水茄. Còn gọi là cà pháo, trăng lao (Buôn ma thuột). Tên khoa học Solanum torvum Swartz. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa vàng - 薊罌粟 (蓟罂粟). Còn có tên là cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực. Tên khoa học Argemone mexicana L.. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
Cà gai leo - 細顛茄 (细颠茄). Còn gọi là cà quính, cà quánh, trap khar (Campuchia), Blou xít (Lào). Tên khoa học Solanum proucumbens Lour. (Solanum hainanense Hance). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà rốt - 胡蘿蔔 (胡萝卜). Còn gọi là hồ la bặc (Trung Quốc). Tên khoa học Daucus carota L. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Cà tàu - 黄果茄. Còn gọi là cà dại trái vàng. Tên khoa học Solanum xanthocarpum Schrad và Wondl. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cải bắp - 卷心菜. Tên khoa học Brassia oleracea Linn. var capitata D. C. Thuộc họ cải (Brassicaceae).
Cải canh - 芥菜. Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử. Tên khoa học Brassica juncea (l.) Czermet Coss. (Sinapis juncea L.). Thuộc họ Cải (Brassicaceae). Giới tử Sinapis - Semen Sinapis hay Semen Brassicae junceae là hạt phơi hay sấy khô lấy ở quả chín của cây cải canh.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]