Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẠCH - 凉粉

Còn gọi là quỳnh chi.

Tên khoa học agar, agar-agar.

THẠCH, 凉粉, quỳnh chi, agar, agar-agar

Thạch hoa thái - Gelidium amensii

Thạch (agar hay agar-agar) là một chất nhầy phơi khô chế từ một số hồng tảo như nhiều loại rau câu (gracilaria sp.) của ta hoặc từ một loại hồng tảo gọi là thạch hoa thái Gelidium amensii Lamour. thuộc họ Thạch hoa thái (Gelidiaceae) lớp hồng tảo (Rhodophyceae).

A. MÔ TẢ MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CHẾ THẠCH

Thạch có thể chế từ nhiều hồng tảo (Rhodophyta) khác nhau như thạch hoa thái (Geli- pium amensii Lamour., Geeldium lichenoides Harv.), rau câu (Gracilaria sp.), Eucheuma (Eucheuma spinosum J.Ag. và Eucheuma isiforme Harv.), Gloiopeltis tcnax v.v...

Trong các chi đó, chi Gelidium cho nhiều thạch nhất.

Sau đây chỉ giới thiệu một số thường gặp:

   Thạch hoa thái (Gelidium amensii Lamour.) là loài được dùng chế thạch ở Trung quốc và Nhật Bản. Qua nghiên cứu sự phân bố loại này trên thế giới chúng tôi cho rằng có thể gặp nó ở nước ta vào một loại rau câu, nhưng chưa đủ tài liệu để xác định chắc chắn. Tản hình lá màu hồng tím, phân chia trên một mặt phẳng hình lông chim hai lần giống như san hô, cành nhỏ rộng 2-3 cm.

   Thạch hoa thái thường mọc ở trên mặt đá ngầm sâu chừng 3-10m. Thông thường vào mùa hạ và thu, người ta dùng một loài cào đặc biệt để lôi lên bờ, rửa sạch, phơi nắng nhiều ngày để tẩy trắng và phơi khô. Chờ đến những ngày thật rét mới đem nấu thạch.

   Rau câu của ta hiện mới tạm xác định theo tài liệu cũ là Gracilaria. Những như trên đã nói, có thể một loại ra câu của ta thuộc loài Gelidiuum amensii (thạch hoa thái). Hiện nay, trong giới anh em công tác thuỷ sản, người ta tạm chia rau câu ở nước ta ra làm hai lại: Loại sinh trưởng ở các vùng có rạn đá ngầm ngoài biển và loại sinh trưởng ở các vịnh, cửa lạch có nước ngọt chảy về.

   Trong loại sinh trưởng ở vùng đá ngầm ngoài biển, người ta lại gọi tên khác tuỳ theo hình dáng và nơi mọc như rau câu chân vịt (giống chân con vịt), còn gọi là rau câu kỳ lân, rau câu đá. Loại này thường mọc ở nước sâu 2-7m, trên các tảng đá san hô, tảng đá thường nơi có nước thuỷ triều chảy thông suốt. Rau cầu loại này khi thì hình bán trụ, khi thì dẹt, khi lại nhỏ như tơ trên đầu, nhọn như kim lại rất dài.

   Rau câu bể này phân bố khắp ở các tỉnh có nhiều rạn đá nhưng đáng kể nhất là từ Nam Định trở vào, nhiều nhất vùng Quỳnh Lưu (Nghệ An, Hà Tĩnh).

   Loại sinh trưởng ở vịnh, cửa lạch gọi là vùng nước lợ thường gọi là rau câu đông, rau vai đen, rau câu ống. Màu sắc thay đổi từ hung hung đỏ, xanh, vàng tím, trắng. Loại này được trồng ở Trung Quốc vì sinh trưởng nhanh, sản lượng cao, chất lượng thạch cho ra cũng tốt. Loại này phân bố rộng nhiều nhất ở vùng Xuân Hội (Nghệ An), Hoằng Hoá (Thanh Hoá), Hải Ninh (Quảng Ninh).

B. PHÂN BỐ THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Theo sự phân bố đã nghiên cứu của thạch hoa thái thì loài này mọc ở ven biển Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Trên cơ sở đó, mặc dầu chưa có đủ tài liệu và trước đây chưa thấy xác định ở Việt Nam có loại Gelidum, nhưng sơ bộ chúng tôi thấy có thể một loại rau câu của chúng ta thuộc loại này.

Những thứ rau câu của ta tùy theo loại, có thứ ưa bám trên đá san hô, có thứ ưa những chỗ rạn nứt, nhưng nói chung hay gặp tại những tỉnh miền duyên hải nước ta có nhiều núi, nhiều cù lao như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh. Tuỳ theo từng địa phương loại này nhiều hơn loại khác, ví dụ như rau câu rễ tre nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Thanh Hóa, loại rau cầu chỉ nhiều ở những vùng nửa mặn nửa ngọt tại Nghệ An, Hà Tĩnh,, Thanh Hóa, Nam Hà và loại rau câu cạo có nhiều ở Thanh Hóa.

Vào tháng 3-10 dương lịch người ta thu hoạch rau câu. Thường người ta chờ thủy triều xuống rồi dùng tay hớt hay dùng cào sắt để cào, vùng nước sâu thì lặn xuống mà cào lấy.

Sau khi hái về, người ta đập bỏ vỏ ốc, vỏ sò và đất cát, rửa nước thường cho sạch rồi phơi nắng, phơi đêm nhiều ngày cho thật trắng, cất đi hoặc làm rau ăn hoặc chế thạch.

Muốn chế thạch phải qua những bước sau (cần chờ trời lạnh):

   Đem nấu rau câu đã đập hết đất cát và vỏ sò, phơi trắng với nước (cứ 1 kg rau cầu, dùng 50-60 kg nước) ở nhiệt độ 80-100o chất thạch tan vào nước. Lọc. Khi nhiệt độ thấp hơn 35-50o thạch sẽ động lại.

   Cắt thành từng thỏi hoặc ép qua một bàn ép có lỗ làm thạch có hình sợi. Rồi để từng thỏi thạch hay sợi thạch trên các mảnh chiếu cói. Rồi cho vào nơi lạnh (nếu nhiệt độ không lạnh). Thường ở Trung Quốc và Nhật Bản, ban đêm trời lạnh, thạch đông rắn lại; ngày hôm sau trời nắng ấm, nước lại chảy lỏng, các chất tan trong nước cũng ra theo và chảy qua các khe chiếu. Chờ ít ngày thạch sẽ thành từng thỏi hoặc từng sợi, phân loại đen trắng mà đóng gói.

Một số nơi chế thạch theo phương pháp hơi khác: Đáng lẽ dùng nước lã, người ta dùng nước phèn chua (100 kg rau câu, thêm 4 kg phèn chua mà nấu với nước) hoặc dùng nước có axit axetic, axit sunfuric hay clohydric (cứ 100kg rau câu dùng 280ml axitsunfu-ric); muốn tẩy trắng người ta dùng hyposunfitnatri.

Trước đây ta hoàn toàn nhập thạch của Nhật Bản; cả Trung Quốc cũng vậy. Từ ngày giải phóng, Trung Quốc đã bắt đầu chế lấy được thạch mà dùng. Việt Nam ta mấy năm gần đây cũng đã bắt đầu chế lấy thạch từ nguyên liệu của ta. Tuy chưa giải quyết yêu cầu, nhưng chất lượng bảo đảm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần chủ yếu của thạch là muối canxi của phức chất giữa axit sunfuric và hydrat cacbon R (O-SO2-O)Ca.

Thuỷ phân bằng HCl loãng đun sôi, sẽ được một dung dịch trong (gồm Galactoza và một ít axit sunfuric).

Theo sự nghiên cứu của Peat (1941), thạch là một loại đa đường gồm chuổi dài phân tử trong đó cứ 9 phân từ d-galactoza thì có một phân từ 1-galactoza kết hợp với một phân tử axit sunfuric.

Ta có thể dự kiến biểu thị công thức cấu tạo của thạch như sau:

IMG

Trong thạch còn một tỷ lệ rất thấp Protit ((chừng 1-2%) chưa đủ để cho amoniac khi đun với NaOH khan do đó có thể phân biệt thạch và cao động vật.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

1. Chữa táo bón:

   Khi uống thạch vào trong cơ thể, thạch sẽ hút nước, phồng lên, làm cho thể tích phân trong ruột lớn lên, gây một môi trường rất tốt cho trực trùng ruột phát triển; trực trùng này đóng vai trò rất quan trọng trong sự co bóp của ruột già.

   Liều dùng: 1-10g bột một ngày (phải dùng bột mới có tác dụng) dùng nhiều ngày.

2. Dùng làm thực phẩm: Món ăn mát, ăn với nước đường làm xirô, làm kem, dành thị, giả làm chất nhầy trong quả.

3. Trong kỹ nghệ hồ vải, hồ giấy: Làm môi trường cấp vi trùng, tốt hơn gelatin vì cùng một trọng lượng như Gêlatin cho môi trường nhiều gấp 10 lần, ở nhiệt độ dưới 70o vẫn cứng đặc.

Chú thích:

   Ngoài rau câu ra, ở miền duyên hải người ta còn khai thác một loại tảo gọi là rau mơ (Sargassum), rau mã vĩ Fucus hay rau ngoai.

   Loại rau mơ mọc ở vùng nước sâu từ 3-6m, những nơi sóng gió tương đối lớn. Rau mọc bán vào đá và san hô. Thân rau mơ có màu nâu nhạt và có nhiều quả tròn nhỏ bằng hạt tiêu đó là những phao dùng cho rong mơ mọc đứng thẳng trong nước.

   Rau mơ vớt về nhặt sạch tạp chất, ngâm nước ngọt cho hết nước mặn rồi phơi khô. Rau mơ dùng chế keo rau mơ dùng hồ vải, dán gố, chế tơ nhân tạo, các tổng, lie làm mũ.

   Rau mơ rửa sạch muối, phơi hay sấy khô tán nhỏ làm thành viên dùng chữa bệnh bướu cổ tên Lotamin, tác dụng do chất iôt ở dạng hữu cơ. Mỗi ngày uống 2-4 viên. Uống luôn trong 3-4 tháng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hồng bì
16/04/2025 09:48 CH

- 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hoàng cầm - 黃芩. Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) (Labiatae). Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
Hồi - 大茴香. Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. Hồi là về, hương là thơm; thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm lại trở về do đó có tên.
Hồi đầu thảo - 水田七. Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu. Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Hồi núi - 八角. Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo). Tên khoa học Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Húng chanh - 左手香. Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày lá, rau thơm, dương tử tô, sak đam ray (Cămpuchia). Tên khoa học Coleus aromaticus Benth. (Colus crassifolius Benth). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Húng quế - 羅勒 (罗勒). Còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào) mreas preou (Campuchia), gand basilic, basilic commum. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. basilicum. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hương bài - 山菅蘭 (山菅兰). Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan. Tên khoa học Dianella ensifolia DC. (Dianella odorata Lamk. Dianella javanica Kunth., Dianella sandwicensis Hook. et Arn. Dianella nemorosa (L.) DC.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên hương bài dùng để chỉ hai cây khác nhau về hình dáng cũng như về họ thực vật. Cây hương bài thứ hai còn có tên là hương lau (Vetiveria zizanioides Nash) thuộc họ Lúa (Gramineae), rễ dùng nấu nước gội đầu cho thơm và cất tinh dầu hương bài.
Hương diệp Còn gọi là cây lá thơm, giêranium. Tên khoa học Pelargonium roseum Willd. Thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng mới di thực cây này với mục đích cất một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt. Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]