Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẠCH VĨ - 石韋 (石韦)

Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo.

Tên khoa học Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.).

Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).

thạch vĩ, 石韋, 石韦, thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo, Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell, Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv., họ Dương xỉ, Polypodiaceae

Thạch vĩ - Pyrrhosia lingua

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thạch vĩ là một loại dương xỉ nhỏ, có thân rễ nằm ngang, dài tới 0,50m, dày vào khoảng 4mm, có nhiều nhánh phân chia theo lối đơn túc. Trên thân rễ có nhiều vẩy to, ở mặt dưới từng quãng có nhiều rễ hình sợi, phân nhánh mọc đối. Lá có hai loại, lá bất thụ và lá hữu thụ. Lá hữu thụ có cuống dài tới 9cm, phiên lá hình lưỡi mác rộng, dài 11-13cm, rộng 2-3cm. Mặt trên nhẵm màu xanh lục, mặt dưới màu nâu nhạt có nhiều ổ tử nang phủ khắp trừ trên gân giữa. Nhìn qua kính hiển vi, ta sẽ thấy ổ tử nang cấu tạo bởi một đám tử nang phân cách nhau bởi những lông hình sao có cuống dài. Các lá bất thụ có cuống ngắn hơn, độ 5cm, với phiến lá hình trái xoan hơi hình mác, dài khoảng 9-11cm, rộng 3-4cm. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu lục nâu, gân lá hình lông chim. Cả hai mặt đều nhẵn.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây thạch vĩ mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường hay gặp mọc bám trên các cây to hoặc trên các bức tường cũ nát. Còn thấy mọc cả ở Trung Quốc (Phú Kiến, Đài Loan, Triết Giang, Giang Tô, An Huy, Hoa Nam), Nhật Bản.

Người ta dùng lá, toàn cây hay thân rễ tươi hay phơi khô. Có thể thu hái quanh năm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Sơ bộ nghiên cứu vị thuốc, thấy có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, những đường khử ôxy, các chất béo và các chất vô cơ (G. Herman, 1. Ciulei và Vũ Văn Chuyên, 1960).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng trên giun đất. Lấy 350g cây, dùng ête êtilic lấy kiệt trong máy soxhlet. Bốc hơi chỗ êtê, sẽ được chừng 13g cao. Chất cao này không có tác dụng trên giun đất. Bã còn lại sau khi chiết bằng ête, được chiết lại bằng cồn 90o, rồi bốc hơi rượu sẽ được 14g cao mềm. Hòa tan cao này trong nước cất. Dùng dịch cao này trong nước với nồng độ 5% thử trên giun đất, làm giun chết sau 45 phút.

Phòng thí nghiệm ký sinh trùng thuộc Trường đại học y khoa Hà Nội (1960) có thử tác dụng trên nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, thì thấy có tác dụng rõ rệt đối với sán lá ruột (Fasciolopsis buski) ký sinh trùng chết 15 phút sau khi cho thuốc.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính vị theo tài liệu cổ: Vị đắng ngọt, hơi hàn; vào 2 kinh Phế và Bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Vị thuốc mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, người ta dùng thạch vĩ làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong trường hợp tiểu tiện ra sỏi, tiểu tiện ra máu, viêm niệu đạo, bàng quang. Còn dùng làm thuốc bổ, thân rễ dùng chữa bệnh than, ung nhọt lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh. Nấu với dầu, bôi lên nơi tóc không mọc để chữa bệnh tóc rụng.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Chú thích: Ngoài cây thạch vĩ kể trên, người ta còn dùng nhiều loại Pyrrhosia khác như Pyrrhosia sheareri (Bar.) Ching (lô sơn thạch vĩ), Pyrrhosia petiolosa (Christ) Ching, Pyrrhosia pekinensis (C. Chr) Ching, .v.v. cùng họ và cùng một công dụng. Năm 1958, Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh (hệ dược) có nghiên cứu vị thạch vĩ Pyrrhosia sheareri thì thấy trong thạch vĩ có chừng 0,83% saponozit, chất tanin, anthraglucozit và phản ứng flavonozit.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Khoai tây
04/02/2025 08:15 CH

- 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Vàng đằng Còn gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng. Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]