Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TỀ THÁI - 薺菜 (荠菜)

Còn gọi là tề, tề thái hoa, địa mễ thái.

Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic.

Thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae).

TỀ THÁI, 薺菜, 荠菜, tề, tề thái hoa, địa mễ thái, Capsella bursa pastoris (L.) Medic., họ Chữ thập Brassicaceae, Cruciferae

Tề thái - Capsella bursa pastoris

Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây mọc hằng năm hay 2 năm. Thân gầy nhỏ, màu xanh lục nhạt có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20-40cm.

Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thô to, trên phiến lá có lông nhỏ. Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cây, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu.

Hoa mọc thành chùm ngắn ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa nhỏ màu trắng. Đầu xuân nở hoa, 4 cánh, 4 lá đài xếp thành hình chữ thập. Nhị 4. Bầu thượng, 2 ngăn.

Quả hình tim ngược dẹt giống cái túi của người chăn cừu bên châu Âu, do đó có tên Bursa là túi, pasoris có nghĩa là người chăn cứu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Sapa (Lào Cai), Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Nội thường thấy trên các bãi hoang.

Tại các nước khác như Trung Quốc, Liên Xô cũ, Pháp và một số nước châu Âu đều có mọc.

Thu hoạch vào mùa hạ (từ ngày lập hạ đến hạ chí - theo nông lịch). Nhổ toàn cây lên, cắt bỏ rễ, phơi khô.

Liên Xô cũ công nhận tề thái là vị thuốc được dùng chính thức với những tiêu chuẩn sau đây: Độ ẩm không quá 13%, tro toàn bộ không quá 10%, tro không tan trong HCl không quá 2%, tạp chất hữu cơ lẫn vào không quá 2%, thân còn cả rễ không quá 3%.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Read và Bernard trong quả tề thái có 28% chất béo, tinh dầu, axit bursic, diosmin (một loại glucozit), hysopin, colin, 0,4% axetylcolin, men emunsin, vitamin A2, vitamin B2, C, K và các flavonozit, 10-15% tro. Ngoài ra còn axit fumaric và inozit.

Năm 1973, S.M.Yurisson phát hiện trong tề thái có rutin và hesperidin (Pharmacia 5.1973) Diosmin có công thức C34H44O21; thủy phân sẽ cho diosmetin C16H12O6 hai phân tử glucoza và một phân tử ramnoza; diosmetin là một flavon.

Trong hạt có chất béo.

Trong cây có axit fumaric (diên hồ sách toan) và nhiều muối kaki (40% tro là muối kaki) ngoài ra còn có colin. Gần đây người ta còn thấy trong tề thái có vitamin K. Không thấy ancaloit.

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tề thái có tác dụng dược lý giống như cựa lõa mạch; cao lỏng tề thái tác dụng trên tử cung cô lập hay trên mẩu ruột đều gây co bóp rõ rệt; axit bursic có tác dụng cầm máu. Vì trong tề thái có colin và axetylcolin cho nên cao lỏng tề thái tiêm dưới da động vật, lập tức gây hạ huyết áp và co thắt cơ hô hấp (Hòa hán dược dung thực vật, 1940 và Dược lý đích sinh dược học, 1933).

Năm 1957, (Thượng hải trung y dược tạp chí, 1: 15-27) đã báo cáo dùng nước sắc và cao lỏng tề thái thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch, tử cung tại chỗ của thỏ và mèo, tử cung trường diễn của thỏ thì đều thấy có tác dụng hưng phấn. Thành phần gây hưng phấn tử cung tan trong nước, trong rượu loãng, không tan hoặc rất khó tan trong cồn nguyên chất, ête dầu hỏa, ête etylic và clorofoc không có nước. Các tác giả cho uống nước sắc tề thái và tiêm cao lỏng vào màng bụng rồi quan sát thời gian xuất huyết ở đuôi chuột nhắt; lại tiêm cao lỏng vào mạch máu thỏ rồi theo dõi thời gian đông máu thì thấy tề thái có tác dụng cầm máu và máu chóng đông lại.

Tiêm cao lỏng tề thái vào tĩnh mạch của chó đã gây mê thì thấy có tác dụng hạ huyết áp, đồng thời hô hấp được hưng phấn; nếu như tiêm atropin trước thì có thể làm cho hiện tượng hạ huyết áp không xuất hiện, nhưng hiện tượng hô hấp hưng phấn không bị ảnh hưởng.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Đông y và tây y đều dùng tề thái làm thuốc cầm máu chữa sốt, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp ruột, tử cung xuất huyết, khái huyết, kinh nguyệt quá nhiều.

Trong Bản thảo cương mục ghi rằng: Tề thái có khả năng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng, rễ dùng chữa đau mắt, làm sáng mắt, ích dạ dày, rễ và lá đốt thanh than chữa xích bạch lỵ; hạt minh mục (làm sáng mắt) chữa đau mắt, thong manh, bổ ngũ tạng, chữa lỵ lâu ngày.

Gần đây nhân dân Trung Quốc dùng chữa có kết quả bệnh đi tiểu đục.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng cao lỏng mỗi lần 1-3ml, ngày 3 lần, hoặc cồn 1/10 ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 15ml.

Đơn thuốc có tề thái:

   - Chữa kinh nguyệt quá nhiều: Tề thái 15g (khô), nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Rau khúc
28/04/2025 12:05 SA

- 鼠麴草. Còn gọi là khúc nếp, thử cúc thảo. Tên khoa học Gnaphalium indicum L. Thuộc họ Cúc Asteracea (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây ba kích - 巴戟天. Còn có tên ba kích thiên, cây Ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích. Tên khoa học Morinda offcinalis How. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây bã thuốc - 塔花山梗菜. Còn gọi là sang dinh (Mèo). Tên khoa học Lobelia pyramidalis Wall. Thuộc họ Lôbêli (Lobeliaceae).
Cây bách bộ - 百部. Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi. Tên khoa học Stemona tuberosa Lour. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.
Cây ban - 地耳草. Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, dạ quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương. Tên khoa học Hypericum japoncum Thunb. Thuộc họ Ban (Hypericaceae). Ta dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Tên điền cơ hoàng vì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), tên dạ quan môn vì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Cây bọ mắm - 霧水葛 (雾水葛). Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.). Thuộc họ Gai (Urticaceae).
Cây bông - 棉花根. Tên khoa học Gossypium sp.. Thuộc họ bông (Malvaceae). Ta dùng vỏ rễ cây bông (Cortex Gossypii radicis) là dư phẩm của kỹ nghệ trồng bông. Sau khi hái cây bông ta đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô.
Cây bồng bồng - 牛角瓜. Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Cây cà độc dược - 曼陀羅 (曼陀罗). Còn gọi là mạn đà la. Tên khoa học Datura metel L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Thuốc độc - Bảng A. Ta dùng hoa (Flos Daturae) và lá (Folium daturae) phơi hay sấy khô cuả cây cà độc dược. Tên mạn đà la do tiếng Trung Quốc phiên âm tên chữ Phạn (Ấn Độ) của cây có nghĩa là cây có màu sắc sặc sỡ.
Cây cam xũng - 龍利葉 (龙利叶). Còn gọi là lưỡi cọp, đơn lưỡi cọp, đơn lưỡi hổ, lưỡi hùm. Tên khoa học Sauropus rostratus Miq. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây cau - 檳榔 (槟榔). Còn gọi là binh lang, tân lang. Tên khoa học Areca catechu L. Thuộc họ cau dừa (Palmae). Họ cau dừa hiện nay có tên khoa học là Arecaceae.Người ta dùng hạt cau hay binh lang, tân lang (Semen Arecae) là hạt phơi khô của cây cau. ("Tân" = khách, "tân" = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời cho nên gọi là tân lang). Có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây câu đằng - 鉤藤 (钩藤). Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Câu đằng - Rynchophylla - Ramulus et Uncus Uncariae - gai móc câu là mẩu thân có gai của cây câu đằng.
Cây chân bầu Còn có tên là cây chưng bầu, song ke (Cămpuchia). Tên khoa học Combretum quadrangulare Kurz (Combretum attenuatum Wall). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Người ta dùng quả và vỏ cây chân bầu.
Cây chè - 茶. Còn gọi là trà. Tên khoa học Camellia sinensis O. Ktze (Thea chinensis Seem.). Thuộc họ Chè (Theaceae). Ta dùng làm thuốc búp và lá chè non (Folium Theae), sao khô thường gọi là chè hương hay chè tàu. Còn gọi là trà diệp.
Cây chẹo Còn gọi là chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui deng, nhân khởi, cây cơi. Tên khoa học Engelhardtia chrysolepis Hance (Engelhardtia wallichiana Lindl). Thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).
Cây cho curarơ Curarơ là những chế phẩm phức tạp chủ yếu chế từ một số cây thuộc chi Mã tiền (Strychnos) họ Mã tiền (Loganiaceae) như Strychnos toxifera, S. gubleri, S. curare v.v... có khi phối hợp với một số cây thuộc chi và họ khác như cây Chondodrendron tonmentosum thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), một số cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) v.v...
Cây chổi xuể - 崗松 (岗松). Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao. Tên khoa học Baeckea frutescens L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây chua me lá me - 感應草 (感应草). Còn gọi là lá chua me. Tên khoa học Biophytum sensitivum (Lour.) DC. (Oxalis sensitiva Lour., Biophytum candolleanum Wight). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Cây cổ bình - 葫蘆茶 (葫芦茶). Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây cổ cò, thóc lép. Tên khoa học Desmodium trique-trum (L.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]