Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SƠN THÙ DU - 山茱萸

Còn gọi là sơn thù, thù nhục, táo bì.

Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. et zuce.

Thuộc họ Sơn thù du (Cornaccae).

SƠN THÙ DU, 山茱萸, sơn thù, thù nhục, táo bì, Cornus officinalis Sieb. et zuce., họ Sơn thù du, Cornaccae

Sơn thù du - Cornus officinalis

Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn thù du (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông.

Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn; phiến lá hình trứng dài 5-7cm, rộng 3-4,5 cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ.

Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài, 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ.

Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn, nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5-2cm. Hạch hình trứng.

Mùa hoa tháng 5-6; mùa quả tháng 8-10.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Vì sơn thù du hiện còn hoàn toàn phải nhập chủ yếu của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc cây này mọc hoang và được trồng ở Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên.

Vị thuốc là quả đã loại hạt rồi phơi hay sấy khô. Dùng với tên sơn thù nhục hay du nhục và theo Trung dược chí thì vị thuốc xuất khẩu với tên táo bì. Tại nước ta, một số người dùng thịt quả táo hay táo chua thay cho vị sơn thù phải chăng vì tên gọi này? Thực tế ta thấy đây là quả của hai cây xa hẳn nhau về thực vật. Cần chú ý phân biệt và cố đặt vấn đề di thực cây sơn thù.

Tại những nơi có sơn thù mọc ở Trung Quốc, vào các tháng 10-11 người ta thu hoạch lấy quả, cho vào giá tre hong cho khô rồi bóc bỏ hạt, rồi tiếp tục sấy cho khô hẳn. Loại này tốt hơn. Vì có nơi hái quả về đem đồ cho hơi chín hay cho vào nước sôi trong 10 phút rồi lấy ra bóc bỏ hạt. Loại này thịt mỏng và được xem như chất lượng kém hơn  loại trên. Vị thuốc dai, khó xé, vị chua, nhưng hơi chát và đắng. Trên thị trường người ta cho những quả sạch hết hạt, thịt dày, màu hồng, không bị cháy đen, vị chua là loại tốt.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo kết quả nghiên cứu của hệ dược Viện y học Bắc Kinh, 1958 thì trong sơn thù du có 13% saponozit, phản ứng tanin.

Theo một tài liệu khác thì trong sơn thù du có các axit hữu cơ (axit galic, axit malic, axit tactric) và một chất có tinh thể và có độ chảy 245ºC, phản ứng axit, ngoài ra còn chứa một glucozit gọi là cocnin.

Trong quả có morroninizit C17H26O11, 7 metylmorronizit C18H28O11, sworozit C16H22O9, loganin C17H26O10 (Dược học tạp chí, 1973,93 30).

Ngoài ra còn axit ursolic, axit tactric, axit malic, axit gallic và ước chừng 13% saponin. (Trung dược chí, 11,1961,7).

Lá chứa longixerozit, secologanin C17H24O10 (Jensen S.R. et al. Phytochemisrty 1973,12,2064).

Trong lá tươi phát hiện thấy vitamin E và C.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo báo cáo của Đ. V. Lebeder thì rễ, thân và hoa sơn thù du có tác dụng kháng sinh, nhất là đối với nhóm vi trùng thương hàn và lỵ.

Theo Lưu Thọ Sơn (Trung dược nghiên cưu văn hiến trích yếu 1963, 56) sơn thù du có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp.

Gan H. Z. và cộng sự (Science 1949, 110, 11) còn thấy dịch chiết nước có tác dụng ức chế đối với vi trùng Staphyllococ aureus.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Sơn thù du có vị chua, sáp, tính hơi ôn; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng ôn bổ can thận, sáp tính, chỉ hàn (làm cho tinh khí bền, cần không ra mồ hồi). Thường dùng chữa di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, không ra, mồ hôi trộm.

Hiện nay thường người ta vẫn dùng sơn thù du theo những kinh nghiệm cổ trong những đơn thuốc gồm nhiều vị như bài thuốc lục vị hay lục vị địa hoàng hoàn để chữa những người tinh khí không kiên, hay đi tiểu, tai ù điếc do tuổi già hay do thận kém, mắt vàng do can hư.

Ngoài ra theo nghiên cứu mới người ta còn dùng vỏ cây sơn thù du chữa sốt rét, vị sơn thù làm thuốc thu liễm, thuốc bổ.

Mỗi ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Đơn thuốc có sơn thù du trong nhân dân:

   - Chữa thận hư, tai ù: Sơn thù du, thạch xương bồ, địa hoàng, cam cúc hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, các vị đều nhau 6g sắc uống hằng ngày hay ngâm rượu uống. Uống trong thời gian 15 hôm lại nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 đến 5 lần.

   - Chữa đau xương óc: Theo quan niệm trong đông y, óc là bể chứa tủy có đầy thì mới khỏi đau: Sơn thù du, sữa người, sa uyển, tật lê, thục địa hoàng, nhân sâm, mạch môn, ngưu tất, cam cúc hoa, các vị bằng nhau, mỗi vị 4g, sắc uống hằng ngày. Uống luôn trong 20 ngày.

   - Lục vị địa hoàng hoàn: Xem vị thục địa.

Chú ý:

   Tại Trung Quốc, vùng Sơn Đông, có lẽ do vì hình thức quả gần giống nhau cho nên người ta đã dùng quả một loại hoàng liên gai (Berberis) làm sơn thù du; tại Vân Nam người ta còn dùng quả một cây khác thay làm sơn thù nhưng các tác giả Trung Quốc cũng chưa có dịp xác định tên khoa học; vì vị sơn thù còn phải nhập của Trung Quốc cho nên kể lại đây để khi mua dùng cần kiểm tra thực giả.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Muối ăn
06/07/2025 08:59 CH

- 食鹽 (食盐). Còn gọi là thực diêm. Tên khoa học Natrium chloridum crudum. Muối ăn là những tinh thể hình lập phương dính với nhau thành hình tháp rỗng, không màu hay hơi đục bẩn, vị mặn, đặc biệt để ở những nơi ẩm ướt thì hay hút nước chảy ướt, nhưng khi rang...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Kẹo mạch nha - 飴糖 (饴糖). Còn gọi là kẹo mạ, di đường. Tên khoa học Sacharum granorum. Kẹo mạch nhà là chất đường do tác dụng của men trong hạt thóc nẩy mầm trên tinh bột gạo nếp, gạo tẻ hay một ngũ cốc nào khác, rồi cô đặc lại. Kẹo mạch nha được dùng từ lâu đời. Các tài liệu cổ cho kẹo mạch nha làm mạnh dạ dày, bổ tỳ nhuận phổi.
Keo nước hoa - 金合歡 (金合欢). Còn gọi là keo ta, mân côi, mak ku kong, kum tai (Lào), sambor meas (Cămpuchia), cassie du Levant. Tên khoa học Acacia farnesiana Willd. (Mimosa farnesiana L.). Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Kha tử - 訶子 (诃子). Còn gọi là cây chiều liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Kha tử (Fructus Teminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.
Khế - 陽桃 (阳桃). Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử. Tên khoa học Averrhoa carambola L.. Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaccae). Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).
Khế rừng - 小葉紅葉藤 (小叶红叶藤). Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà. Tên khoa học Rourea microphylla Planch. Thuộc họ Khế rừng (Connaraceae).
Khỉ - 獼猴 (猕猴). Còn gọi là hầu. Tên khoa học Macaca sp. Thuộc họ Khỉ (Cercopithecidae). Khỉ cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cao xương khỉ còn gọi là cao khỉ, cao hầu nấu bằng xương khỉ; (2) Cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ, cả xương và thịt; (3) Hầu táo còn gọi là hầu đan hay hầu tử táo (Calculus macacae) tức là sỏi trong túi mật của con khỉ.
Khiếm thực - 芡實 (芡实). Còn có tên kê đầu, khiếm. Tên khoa học Euryale rerox Salisb. Thuộc họ súng (Nympheceae). Ở Việt Nam hiện nay dùng hai vị thuốc mang tên khiếm thực, ta cần chú ý để phân biệt. (1) Hạt phơi hay sấy khô (Semen Euryales) của cây khiếm thực nói trên.Vị này mới đúng là vị khiếm thực nhưng còn phải nhập của Trung Quốc vì nước ta chưa thấy cây này. (2) Thân rễ củ phơi hay sấy khô của cây củ súng nhỏ Nymphaea stellata Wild. cùng họ Súng (Nymphaeaceae). Nhiều người và nhiều nơi vẫn dùng vị này với tên khiếm thực.
Khiên ngưu - 牽牛. Còn gọi là hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ). Tên khoa học Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa khiên ngưu (Resina Pharbitidis). Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Khinh phấn - 輕粉 (轻粉). Còn gọi là thủy ngân phấn, hồng phấn, cam phấn. Tên khoa học Calomelas. Khinh phấn là muối thủy ngân clorua (HgCl2) chế bằng phương pháp thăng hoa.
Khổ sâm Tên khổ sâm có nghĩa sâm đắng được dùng để chỉ ba vị thuốc nguồn gốc và công dụng khác hẳn nhau. (1) Hạt khổ sâm: Thực tế là quả của cây sầu đâu rừng Brucea sumatrana thuộc họ Khổ sâm (Simarubaceae), hay nha đảm tử - khổ luyện tử; (2) Lá của cây khổ sâm Croton tonkinensis thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); (3) Rễ cây dã hòe (hòe mọc hoang) Sophora flavescens. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm lẫn.
Khoai lang - 番薯. Còn gọi là phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Khoai nưa - 蒟蒻. Còn gọi là củ nưa, khoai na. Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Khoản đông hoa - 款冬花. Còn gọi là Tussilage (Pháp) - Chassetoux (Pháp). Tên khoa học Tussilago farfara L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Khoản đông cho hai vị thuốc: (1) Hoa khoản đông (Flos Farfarae) thường gọi là khoản đông hoa, hái khi còn ở dạng nụ, hái song phơi hay sấy ngay; (2) Lá khoản đông - Folium farfarae cũng được sử dụng, nhưng ít hơn.
Khương hoạt - 羌活. Tên khoa học Rhizoma Notopterygii. Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác. Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim anh - 金樱子. Còn gọi là thích lê tử, đường quân tử. Tên khoa học Rosa laevigata Michsx. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Kim anh tử (Fructus Rosae laevigatae) là quả giả hay đế hoa chín phơi hay sấy khô hoặc loại bỏ hết quả thực (ta vẫn gọi nhầm là hạt) rồi mới phơi hay sấy khô của cây kim anh (Rosa laevigata). Kim là vàng, anh là cái chén, vĩ quả giả giống cái chén, có màu vàng do đó có tên gọi như vậy.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]