Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SỞ - 茶梅

Còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè.

Tên khoa học Camellia sasanqua Thunb. [Thea sasanqua (Thunb.) Nois.].

Thuộc họ Chè (Theaceae).

SỞ, 茶梅, trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè, Camellia sasanqua Thunb, Thea sasanqua Thunb. Nois., họ Chè, Theaceae

Sở - Camellia sasanqua

Cây sở cho ta những sản phẩm sau đây:

   Dầu sở còn gọi là dầu chè dùng làm thực phẩm hay trong kỹ nghệ xà phòng.

   Khô sở dùng làm phân bón, nguyên liệu chiết saponozit, làm thuốc trừ sâu, duốc cá.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây sở là một cây nhỏ, cao chừng 5-7m. Lá không rụng, hầu như không cuống, hình mác thuôn hay hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống hơi hẹp lại, phiến lá dai, nhẵn, mép có răng cưa, dài 3-6cm, rộng 1,5-3cm. Hoa mọc ở nách hay ở ngọn, tụ từng 1 đến 4 cái, màu trắng, đường kính 3,5cm. Quả nang, đường kính 2,5-3 cm, hơi có lông, đỉnh tròn hay hơi nhọn, thành dày, có 3 ngăn, mở dọc theo ngăn, mỗi ngăn có 1 đến 3 hạt có vỏ ngoài cứng, lá mầm dày, chứa nhiều dầu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây dầu sở đượcc trồng nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Phú, rồi đến các tính khác có ít hơn như Hòa Bình, Hà Tây, vùng huyện Nho Quan thuộc Ninh Bình, Hà Bắc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tại miền Trung ở các tỉnh Thanh  Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đến cả những tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên cũng có mọc. Có một số nơi có cây sở mọc hoang.

Sở còn mọc và được trồng ở các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Miến Điện.

Muốn trồng sở cần chọn những đất nham thạch, (schisteux), cát và đất thó, có độ dốc, hình như cây rất sợ nước đọng do đó những ven hồ ao, những bãi ẩm cây không mọc được. Nó còn đòi hỏi độ ẩm cần thiết của không khí và tránh những nơi có gió hanh. Thường trồng xen kẽ với cây chè và cây sơn.

Cuối tháng 2 vào mùa mưa phùn, người ta vùi hạt sâu chừng 3-4cm; cần chọn những hạt vừa thu hái trong mùa vừa qua. Thường trồng theo những hàng cách nhau 6m và mỗi cây trên mỗi hàng lại cách nhau chừng 4,5 đến 5m; nếu trồng xen kẽ với sơn thì mỗi hàng cách nhau 4 cây sơn, trên mỗi hàng mỗi cây lại cách nhau 3 cây sơn.

Sau 4 năm cây đã cao 1,8-2m; sau 6 năm bắt đầu thu hoạch được quả thì cây cao chừng 3m. Cây 8 tuổi cao chừng 4,5-5m và cho chừng 8 đến 10kg quả, vào năm thứ 15 là năm cho thu hoạch cao nhất, cây sở cho chừng 40kg quả. Cây lúc này có dáng rất đặc biệt, đứng xa cũng nhận được dáng hơi hình cầu của tán cây.

Mùa hoa tháng 11-12; quả chỉ chín và thu hái vào tháng 9-10 năm sau. Thường cây sở cho 2 năm thu hoạch cao thì 1 năm lại thu hoạch thấp. Nếu đong bằng lít thì 2 năm thu hoạch cao chừng 90 lít quả thì năm thấp chỉ được 20 lít. Việc chăm sóc hầu như rất ít; chỉ mấy năm đầu cần làm cỏ, nhưng thường chăm sóc cho chè và sơn là chủ yếu, còn cây sở ít đòi hỏi hơn.

Thường 100kg quả cho chừng 50kg nhân hạt và 100kg hạt cho chừng 15-16 lít dầu và chừng 80-85kg khô sở.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong lá có chứa 0,4-1% tinh dầu. Tỷ trọng ở 21o là 1,061, thành phần chủ yếu của tinh dầu là eugenol C10H12O2, tỷ lệ đạt tới 95-96%.

Trong hạt có chứa chừng 58 đến 60% chất dầu lỏng, màu nâu vàng nhạt hay vàng rơm, mùi nhẹ dễ chịu; tỷ trọng ở 15oC là 0,900, không tan trong cồn 95o, độ axit biểu thị bằng axit oleic là 2,876g trong 1kg dầu.

Từ khô sở, F.Guichard và Bùi Đình Sang đã chiết được 28% saponozit có phản ứng trung tính của những sapotoxin. Sapotoxin này màu vàng nhạt, tan trong nước, trong cồn 90o, trong cồn metylic , không tan trong cồn tuyệt đối và cồn amylic nguội nhưng tan trong cồn nóng. Thủy phân cho fructoza và một sapogenin chảy ở 238-245oC.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dầu sở được dùng làm thực phẩm, nấu xà phòng, thắp đèn, chữa ghẻ lở.

Khô dầu sở dùng làm phân bón, thuốc trừ sâu, trừ giun đất; không thể dùng cho súc vật ăn được vì có độc. Khô dầu sở còn có thể dùng làm nguyên liệu để chiết saponozit dùng trong những kỹ nghệ khác.

Bó gẫy xương: lá sở 50g, lá náng 50g, hai thứ giã nhỏ. Đắp và bó.

Lá sở ở ta chưa thấy khai thác. Tại Liên Xô cũ người ta coi đây là một nguồn tinh chứa eugenol quan trọng. Ta nên chú ý nghiên cứu để tận dụng.

Chú thích:

   Ngoài cây sở nói trên, trong Quảng Châu thực vật chí có phân biệt và kể cây du trà Camellia oleosa (Lour Rehd.), cùng họ với sở và có các tên khác là Thea  oleosa Lour, Camellia drupifera Lour.

   Theo Quảng Châu thực vật chí thì cây này mới được nhân dân vùng trung, tây nam và nam Trung Quốc trồng để lấy dầu dùng ăn, làm thuốc.

   Cần chú ý đi sâu xác định lại, đối chiếu với cây của ta.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bồ kết
14/04/2025 12:16 SA

- 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Chìa vôi - 盒果藤. Còn gọi là bình vôi, bặch phấn đằng, turbith vegetal. Tên khoa học Ipomoea turpethum R. Br., Operculina turpethum (L) Silva Manso. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Chó đẻ răng cưa - 葉下珠 (叶下珠). Còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle (Cămpuchia). Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chua me đất hoa vàng - 酢浆草. Còn gọi là tạc tương thảo, toàn tương thảo, toàn vị thảo, toan vị vị, chua me bá chìa, tam diệp toan. Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalis repens Thunb, Oxalis javanica Blume). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Chút chít - 酸模, 刺酸模. Còn gọi là trút trít, lưỡi bò, ngưu thiệt, dương đề. Tên khoa học Rumex wallichii Meisn. Rume sinensis (Rumex maritimus Hook). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Dương là dê, đề là gót, vì rễ cây giống chân dê do đó có tên. Lưỡi bò hay ngưu thiệt (cũng có nghĩa là lưỡi bò hay lưỡi trâu) vì lá cây giống lưỡi bò. Trẻ con thường cọ 2 lá vào nhau, làm phát ra tiếng kêu "chút chít" do đó thành tên.
Cỏ bạc đầu - 猴子草. Còn gọi là cỏ nút áo, smao kak kdam (Camupuchia). Tên khoa học Kyllinga monocephala Rottb. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Cỏ bợ - 蘋, 田字草. Còn gọi là tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn (Lào - Vientian). Tên khoa học Marsilea quadrifolia L. (Lemna quadrifolia Desr. Pteris quadrifoliata L.). Thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides).
Cỏ chỉ - 鐵線草 (铁线草). Còn gọi là cỏ gà, cỏ ống. Tên khoa học Cynodon dactylon Pers. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Cỏ chỉ - cỏ ống (Rhizoma cynodoni) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ ống hay cây cỏ chỉ.
Cỏ đuôi lươn - 田葱. Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).
Cổ giải Tên khoa học Milletia sp. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cỏ mần trầu - 牛筋草. Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ may - 竹節草 (竹节草). Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Tên khoa học Chysopogon aciculatus (Retz.) Trin. (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphis trivialis Lour.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cỏ trói gà - 錦地羅 (锦地罗). Còn có tên là cỏ tỹ gà, cẩm địa là, bèo đất. Tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorseraceae rotundifolia Lour., non L.). Thuộc họ cây Bắt ruồi (Droseraceae).
Cóc mẳn - 石胡荽. Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Tên khoa học Centipeda minima (L.) A.Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên cóc mẳn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cà phê có tên khác là vương thái tô Oldenlandia corymbosa Sind.
Cốc tinh thảo - 谷精草. Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống. Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L. Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau. Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]