Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÌ TO - 蜘蛛香

Còn gọi là valerian.

Tên khoa học Valeriana jatamansi Jones.

Thuộc họ Nữ lang (Valerianaceae).

SÌ TO, 蜘蛛香, valerian, Valeriana jatamansi Jones., họ Nữ lang, Valerianaceae

Sì to - Valeriana jatamansi

Thuốc an thần hiện là một loại thuốc có nhu cầu lớn ở các nước châu Âu. Sau khi phát hiện sự nguy hiểm của thuốc an thần tổng hợp (thuốc thalidomide), người ta quay trở lại sử dụng thuốc an thần valerian có ưu điểm là ít độc, không gây những phản ứng phụ tai hại cho người bệnh và có thể dùng cho trẻ em.

Sì to là một loài valerian mọc hoang dại và được dân tộc Mèo sử dụng gần như Valeriana officinalis L. ở châu Âu. Nhưng hiện nay chúng ta còn ít chú ý nghiên cứu và khai thác.

A. MÔ TẢ CÂY

Sì to là tên gọi cây này của dân tộc Mèo vùng Sapa (Lào Cai). Cây thuộc thảo, sống lâu năm, cao 25-30cm. Rẽ mập có những khoanh tròn đỏ do vết tích của cuống lá, có nhiều rễ con.

Lá mọc từ gốc, phiến lá hình tim, hai mặt có lông mịn, cuống lá dài 20-25cm, có lông mịn.

Cụm hoa hình xim ngù, cuống dài 30-40cm. Hoa nhỏ màu trắng, quả bết dẹt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây học hoang dại ở những vùng núi cao lạnh ẩm độ cao trên 1000m của nước ta. Một số gia đình đồng bào Mèo biết đưa về trồng quanh nhà để dùng làm thuốc.

Người ta đào lấy rễ hay toàn cây, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy cho khô.

Ở nước ta nhu cầu chưa đáng kể và chỉ mới có tính chất gia đình tại vùng dân Mèo. Nhưng để có một khái niệm về nhu cầu của cây này, chúng ta biết rằng chỉ riêng Pháp, mỗi năm tiêu thu hết 40 đến 50 tấn rễ tươi, đồng thời 40 đến 50 tấn rễ khô nữa của cây Valeriana officinalis L.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần sì to chưa thấy được nghiên cứu ở nước ta.

Nhưng mùi tinh dầu của sì to rất giống mùi của cây Valeriana officinalis ở châu Âu. Và chính nhờ mùi của cây đã giúp cho A. Petelot - một nhà thực vật học Pháp xác định tên khoa học của cây này ở Sapa: Vào năm 1939-1944, A. Petelot thu thập được một số tiêu bản cây ở Sapa đưa về Hà Nội. Nhiều cây chưa được định tên. Một người đồng nghiệp vào phòng tiêu bản, phát hiện thấy mùi của cây Valerian (mùi này chỉ xuất hiện khi cây từ tươi chuyển sang khô) hỏi A. Petelot. Nhờ sự gợi ý đó, A. Petelot tìm lại đống tiêu bản và xác định được tên khoa học của cây này.

Trong cây Valeriana officinalis L. có từ 0,5 đến 1% tinh dầu (tính trên cây khô) vì cây tươi chỉ có không đáng kể. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là pinen, camphen, bocneol quay trái có trong cây dưới dạng este (của axit focmic, axetic, butyric, và valeric, izovalerianat bocnyl).

Ngoài tinh dầu, trong Valeriana officinalis còn có 5-10% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (tinh bột, sacaroza, đường khử) các axit hữu cơ (benzoic, salixylic, cafeic, clorogenic), một ít lipit, sterol (sitosterol), nhựa, một ít tanin, protit, axit amin, men enzym (glucozidaza, oxydaza).

Tuy nhiên hoạt chất của Valeriana officinalis là gì thì mặc dù đã được nghiên cứu từ 1830 (năm phát hiện thấy trong Valeriana officinalis có axit izovalerianic, hiện nay được gọi thống nhất là izovaleric) đến nay vẫn còn được nhiều người nghiên cứu và chưa đến kết luận thống nhất.

Năm 1966, Thies và Funkes (Tetrahedron letters 1966, 1155-1970) đã chiết được những este đặc biệt có tác dụng gọi là valepotriate hay valtratum (valepotriate để nhắc rõ nguồn gốc từ cây Valeriana có một chức epoxyde, 3 chức este-2 este izovaleric và 1 este axetic), chất axetoxy - valepotriate và dihydro - 5, 6 valepotriate; Tất cả được 0,50% trong dược liệu khô). Trên thực nghiệm những este valepotriate này có tác dụng an thần.

Trước đó người ta đã chiết được từ Valeriana officinalis các ancaloit như chatinin, valerin và actinidin, một ít heterozit nhưng chưa phải là hoạt chất.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Trong y học cổ truyền phương tây, Valeriana officinalis được dùng làm một vị thuốc lợi tiểu, giảm đau và chữa hen, ho. Chỉ từ thế kỷ 18 một thầy thuốc Anh tên là Hill mới phát hiện tính chất an thần thần của vị thuốc.

Trên lâm sàng cũng như trên thực nghiệm đối với súc vật đã chứng minh là Valeriana officinalis có tác dụng chống co thắt thuốc ngủ nhẹ và dịu hệ thần kinh trung ương. Ưu điểm của vị thuốc là rất ít độc.

Trên người, Valeriana officinalis là một vị thuốc làm giảm hiện tượng "lo âu" "bồn chồn" cùng loại với những thuốc reserpin và phenothiazin. Người ta cho rằng toàn vị thuốc có tác dụng hiệp đồng của các chất: Tinh dầu riêng ít tác dụng, tác dụng dịu thần kinh chủ yếu là do các chất valepotriate.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo sự điều tra sưu tầm của Bùi Xuân Chương (Dược học 1974, 6,18-19), thì dân tộc Mèo vùng núi cao lạnh đã biết sử dụng cây sì to chữa đau dạ dày do co thắt và an thần, động kinh, sốt cuồng nghĩa là tác dụng dịu thần kinh, chống co thắt như Valeriana officinalis bên châu Âu. Cho nên chúng ta có thể đặt vấn đề nghiên cứu sử dụng cây này theo những kinh nghiệm sử dụng đối với Valeriana officinalis.

Cây này được sử dụng làm thuốc chống co thắt, an toàn nhất là gần đây chữa những trường hợp bồn chồn, lo âu, dưới hình thức thuốc hãm 10% nước cất, hoặc dưới dạng thuốc bột (ngày uống 1-4g), cồn thuốc (ngày dùng 2-10g cồn 1/5 với cồn 60o), cao mềm 1-4g.

Chú thích:

   Ngoài cây sì to nói trên, tại vùng cao lạnh ẩm thấp nước ta còn thấy mọc hoang cây nữ lang - Valeriana hardwickii Wall cùng họ.

IMG

Cây nữ lang - Valeriana hardwickii

   Đây là một loại cỏ cao 1-1,5m, thân nhẵn, có lông ở đốt, và đôi khi ở phía dưới gốc.

   Lá ở gốc thường héo rụng, trước khi cây ra quả, lá trên thân thường kép lông chim với 3-5 lá chét, nguyên hay khía răng, không cuống, lá chét ở đỉnh lớn hơn cả. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim dạng ngù, quả bế dẹt. Hoa quả từ tháng 10 đến tháng 2.

   Thường gặp mọc ven đường ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tây Nguyên. Thân rễ dài 5cm, đường kính 6-12mm, nâu, với những rãnh ngang, và những bướu nổi ở quanh, đôi khi có những rễ con mọc lên, vết bẻ nâu lục nhạt, mùi có khi mạnh hơn mùi thân rễ Valeriana officinalis.

   Hiện cũng chưa thấy nghiên cứu khai thác ở nước ta. Tại Ấn Độ cây này được sử dụng làm chất thơm.

   Ta có thể nghiên cứu dùng làm thuốc như cây sì to.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây xấu hổ
10/05/2025 12:44 SA

- 含羞草. Còn có tên là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên khoa học Mimosa pudica L. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Tên xấu hổ do lá cây và cành cụp xuống khi có người đụng vào lá cây.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
Thảo quả - 草果. Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái). Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quyết minh - 草决明. Còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thầu dầu - 蓖麻. Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma. Tên khoa học Ricinus communis L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây: (1) Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu. (2) Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu. (3) Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.
Thị - 黃柿. Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Thị đế - 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.
Thìa là - 蒔蘿 (莳萝). Còn gọi là rau thìa là, phăk si (Lào-Vientian), aneth (Pháp). Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth. et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Thìa là cho quả dùng làm thuốc.
Thiên đầu thống - 破布木. Còn gọi là cây lá trắng, cây ong bầu, trường xuyên hoa. Tên khoa học Cordia obliqua Willd. (Corlia dichotoma Forst). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae).
Thiên đông môn - 天門冬. Còn có tên là thiên môn, thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông.
Thiên lý - 夜来香. Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương. Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Thiên niên kiện - 千年健. Còn gọi là sơn thục. Tên khoa học Homalomena aromatica (Roxb). Schott (Calla aromatica Roxb). Thuộc họ Ráy (Araceae). Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên niên kiện. Tên thiên niên kiện vì người ta cho rằng uống vị thuốc này thì nghìn năm khỏe mạnh (thiên là nghìn, niên là năm, kiện là khỏe mạnh).
Thiến thảo - 茜草. Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn. Tên khoa học Rubia cordifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).
Thiên tiên tử - 天仙子. Còn gọi là sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules. Tên khoa học Hyoscyamus niger L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thổ hoàng liên - 馬尾黃連 (马尾黄连). Tên khoa học Thalictrum foliolosum D.C. Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Thổ hoàng liên (Rhizoma Thalictri) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum D.C.) và nhiều loài khác thuộc giống Thalictrum.
Thổ phục linh - 土茯苓. Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis) là thân rễ phơi hay sấy phô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]