Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÂU BAN MIÊU - 斑蝥

Cantharis Mylabris.

Còn gọi là nguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu (Việt Nam), cantharide vésicante (Pháp).

Tên khoa học Cantharis vesicaroria, lytta vesicatoria Fabr., Mylabris phalerata Pall., Mylabris cichorii Linn.

Thuộc họ Ban miêu (Melloidae).

SÂU BAN MIÊU, 斑蝥, Cantharis Mylabris, nguyên thanh, ban manh, ban mao, sâu đậu, cantharide vésicante, Cantharis vesicaroria, lytta vesicatoria Fabr., Mylabris phalerata Pall., Mylabris cichorii Linn.  Thuộc họ Ban miêu (Melloidae

Sâu ban miêu - Mylabris

Ban là sặc sỡ, manh là sâu, về sau gọi là miêu, ban miêu là con sâu sặc sỡ.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Tên sâu ban miêu được dùng để chỉ nhiều thứ sâu có tính chất gây rộp da giống nhau, và đều được dùng làm thuốc.

Sau đây là một số chính:

   Sâu Cantharis vesicatoria là một thứ sâu nhỏ, có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài từ 15-20mm, ngang 4-4mm. Đầu hình tim có một rãnh dọc ở giữa đầu, râu đen hình sợi, có 11 đốt. Giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại. Ngực cũng có một rãnh dọc, bụng dài tròn, dưới cánh cứng là 2 cánh mềm, trong. Chân gầy, con đực nhỏ hơn con cái, mùi rất hăng, khó chịu, vị không có gì đặc biệt, nhưng da nơi sâu chạm phải (lưỡi, môi) sẽ bị rộp lên.

   Ở các nước khác (Pháp, Ý, Anh, ...) sâu này sống trên các cây táo, cây bông, cây liễu v.v... Việt Nam có thấy con này nhưng ít dùng.

   Sâu ban miêu ở Việt Nam hay dùng gọi là sâu đậu vì sống trên cây đậu cùng loài với sâu ban miêu Trung Quốc.

   Sâu ban miêu Trung Quốc và một số nước khác thuộc giống Mylabris, cũng có râu gồm 11 đốt, đốt cuối phình lớn lên, thân hơi khum màu đen với các điểm màu vàng hoặc đỏ nhạt, có khi thân màu vàng với các điểm hay dải ngang màu đen.

B. PHÂN BỐ, THU BẮT VÀ CHẾ BIẾN

Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta.

Vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu ngã vào túi vải, hoặc có khi dùng vợt để vợt. Ở Việt Nam mùa bắt vào giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 (Khoảng 20/4 đến 15/5 Âm lịch). Sau đó nhúng cả túi hay vợt vào nước sôi cho sâu chết. Có nơi sau khi sâu chết lại hơ trên hơi dấm đun sôi rồi mới đem phơi cho khô hoặc sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ thấp. Sâu ban miêu phải đựng trong lọ kín, để nơi khô ráo, vì ẩm sẽ làm hỏng sâu.

Trong y học cổ truyền, khi dùng còn ngắt bỏ đầu, bỏ ruột (cấu đốt sau cùng rồi rút ra, ruột sẽ ra theo). Khi dùng còn sao với gạo nếp 1-2 lần để giảm bớt độ độc.

Việc bảo quản sâu ban miêu rất khó, vì có một số sâu bọ khác hay ăn các bộ phận mềm của sâu ban miêu. Muốn bảo quản thường người ta cho một ít long não hay thủy ngân vào đáy lọ. Hoặc ngay sau khi ở lò sấy ra, còn đang nóng cho ngay vào các lọ đã tiệt trùng rồi đậy kín.

Thời gian gần đây, do việc sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học, thêm vào việc sử dụng sâu ban miêu có giảm nên việc thu sâu ban miêu hầu như không được chú ý.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong sâu ban miêu ngoài các chất phụ như photphat, axit uric, một dầu béo màu lục không có tính chất gây phồng, có chất cantharidin là hoạt chất gây phồng da với hàm lượng tới 0,4%. (Sâu ban miêu thuộc chi Mylabris có thể có tới 1,25%). Chất cantharidin C10H12 do Robiquet tìm ra năm 1813, một phần ở thể tự do, một phần ở dạng kết hợp với magiê.

Cantharidin không có trong các bộ phận cứng và bộ phận tiêu hóa. Chủ yếu gặp trong máu, trong các bộ phận sinh dục.

Cantharidin có tinh thể hình phiến không có màu, không mùi, trung tính, rất tan trong nước, tan trong axeton, ête nguội, tinh dầu thông đun sôi, axit  axetic nóng và axit focmic. Chảy ở 218ºC. Thăng hoa từ nhiệt độ121ºC. Các cantharidat tan trong nước nếu có các oxuyt kim loại. Những cantharidat này bị axit tác dụng sẽ lại cho cantharidin chứ không cho axit cantharidic.

Đun sôi với kiềm trong môi trường nước sẽ cho axit cantharidic C10H14O5.

IMG

Vậy cantharidin là anhydrit của axitcan tharidic.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ban miêu được dùng chủ yếu bên ngoài làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hay làm thuốc tụ bệnh.

Uống trong có thể gây xót dạ dày và ruột rồi đi tới viêm các bộ phận sinh dục và tiểu tiện. Có khi chỉ dán thuốc rộp da có ban miêu cũng thấy có hiện tượng này xảy ra.

Ban miêu thuộc loại thuốc độc bảng A, hiện rất ít dùng uống trong. Tuy nhiên người ta còn dùng cồn ban miêu với liều (8-10 giọt) trong bệnh viêm thượng bì thận, hay cường dương (rất nguy hiểm và giả tạo), làm thuốc thông tiểu và chữa phù.

Bột ban miêu: Ngày uống 0,02g-0,03g (tối đa 0,03g một lần, 0,06g trong 24 giờ).

Cồn ban miêu: 10%: VI-X giọt uống hoặc xoa để gây rộp da hay tụ máu.

Thuốc cao dán có ban miêu để dán vào nơi định gây rộp.

Ngộ độc do sâu ban miêu. Do việc sử dụng tự động sâu ban miêu trong nhân dân không đúng liều lượng nên đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc đáng tiếc cho nên ta cũng nên biết qua một số triệu chứng khi bị ngộ độc do sâu ban miêu:

   Ngộ độc sâu ban miêu thường rất đau đớn và nặng, với những triệu chứng ở dạ dày và ruột, tiểu tiện ít và có máu, dương vật cương lên và rất đau đớn cuối cùng có những rối loạn về thần kinh hôn mê và chết trong vòng 24 giờ.

   Người ta cho rằng với liều 3 đến 4g bột sâu ban miêu (liều tối đa 1 lần 0,03g, trong 24 giờ là 0,06g) hoặc 20 đến 30g cồn sâu ban miêu (liều tối đa 1 lần 0,5g, trong 24 giờ là 1,25g), hoăc 0,02g đến 0,03g cantharidin (liều tối đa 1 lần là 2/10mg trong 24 giờ cũng là 2/10mg) đủ làm cho chết người, nhưng người ta cũng nhận thấy có nhiều trường hợp ngộ độc do dùng liều thấp hơn các liều trên rất nhiều.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Rươi
01/07/2025 08:40 CH

- 禾虫. Còn gọi là Palolo (Tiếng thổ dân trên các quần đảo Thái Bình Dương gọi con rươi). Tên khoa học Eunice viridis. Thuộc họ Rươi (Neireidae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
Tắc kè - 蛤蚧. Còn gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học Gekko gekko L. Thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), bộ Thằn lằn (Sauria hay Lacertilia). Tắc kè - Gekko - là con tắc kè mổ bỏ ruột phơi hay sấy khô.
Tai chua - 大果藤黄. Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb. (G. cowa Roxb.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae). Về tên khoa học của tai chua, một số người đã căn cứ vào tài liệu đầu tiên của Ch. Grevost và A. Petelot đã xác định là một loài thuộc chi Dillenia. Nhưng ngay trong những phần phụ lục của tác giả trong tập Sản phẩm Đông Dương I đã đính chính lại tên, và tập VI (1941) các tác giả đã nhắc lại và khẳng định là loài Garcinia pedunculata Roxb.
Tai chuột - 眼樹蓮 (眼树莲). Còn gọi là cây hạt bí, qua tử kim. Tên khoa học Dischidia acuminata Cost. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Tầm duột Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhôm (Viêntian). Tên khoa học Phyllanthus disichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tàm sa
Tầm sét - 藤商陸 (藤商陆). Còn gọi là khoai xiêm, bìm bìm xẻ ngón, kantram theari (Cămpuchia). Tên khoa học Ipomoea digitata Lin. Thuộc họ Bìm bìm Covolvulaceae.
Tầm xuân - 野薔薇 (野蔷薇). Tên khoa học Rosa multiflora Thunb. Thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Tần cửu (Thanh táo) - 駁骨丹 (驳骨丹). Còn gọi là tần cừu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây. Tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Táo rừng Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm. Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc. var. cambodianus Tard. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Táo ta - 酸枣. Còn gọi là toan táo nhân. Tên khoa học Ziyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.). Thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.
Tất bạt - 蓽拔 (荜拔). Còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím, morech ton sai (Campuchia). Tên khoa học Piper longum Lin. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Tật lê - 蒺藜. Còn gọi là bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse. Tên khoa học Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.). Thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceac). Bạch tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy kho của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.
Tê giác - 犀角. Còn gọi là tê ngưu giác, hương tê giác. Tên khoa học Rhinoceros unicornis L. và Rhinoceros sondaicus Desmarest. Thuộc họ Tê giác (Rhinocerotidae). Tê giác (Cornu Rihinoceri) là sừng của nhiều loại tê giác như tê giác Ấn Độ - Rihinoceros unicornis L., tê giác nhỏ một sừng - Rhinoceros sondaicus Desmarest, tê giác Inđônêxia Rhinoceros sumatrensis Cuvier, tê giác hai sừng hay hắc tê - Rhicoceros bicornis L. và tê giác hai sừng loại trắng - Rhinoceros simus Cottoni. Tại thị trường, người ta còn phân biệt ra tê giác châu Á hay tê ngưu giác - Cornu Rhinoceri asiatici và tê giác châu Phi hay Quảng giác Coronu Rhinoceri africani.
Tế tân - 細辛. Tên khoa học Asarum sieboldii Miq. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). Tế tân (Herba Asari sieboldi) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây tế tân. Tế là nhỏ, tân là cay vì vị thuốc có rễ nhỏ, vị cay nên gọi là tế tân. Ngoài cây tế tây nói trên (còn gọi là hoa tế tân) người ta còn dùng một cây khác với tên liêu tế tân (còn gọi là tế sâm) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây liêu tế tân - Asarum heterotropoides F. Schum. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag. cùng họ.
Tề thái - 薺菜 (荠菜). Còn gọi là tề, tề thái hoa, địa mễ thái. Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic. Thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae). Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.
Thạch - 凉粉. Còn gọi là quỳnh chi. Tên khoa học agar, agar-agar. Thạch (agar hay agar-agar) là một chất nhầy phơi khô chế từ một số hồng tảo như nhiều loại rau câu (gracilaria sp.) của ta hoặc từ một loại hồng tảo gọi là thạch hoa thái Gelidium amensii Lamour. thuộc họ Thạch hoa thái (Gelidiaceae) lớp hồng tảo (Rhodophyceae).
Thạch hộc - 石斛. Còn gọi là kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, kim thạch hộc, câu trạng thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Tên khoa học Dendrobium sp. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc (Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loài thạch hộc hay hoàng thảo như Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium simplicissimum Kranzl., Dendrobium dalhousieanum Wall., Dendrobium gratiosissimum Reichb., Dendrobium crumenatum Sw., v.v... Vị thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá, do đó có tên (thạch: đá; hộc: cái hộc).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]